Hà Tĩnh (thành phố)

Hà Tĩnh
Thành phố thuộc tỉnh
Thành phố Hà Tĩnh
Biểu trưng
Một góc thành phố Hà Tĩnh nhìn từ trên cao

Tên khácThành Sen
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
TỉnhHà Tĩnh
Trụ sở UBND72 Phan Đình Phùng, phường Nam Hà
Phân chia hành chính12 phường, 15 xã
Thành lập2007
Loại đô thịLoại II
Năm công nhận2019
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDNguyễn Trọng Hiếu
Chủ tịch HĐNDDương Tất Thắng
Bí thư Thành ủyDương Tất Thắng
Địa lý
Tọa độ: 18°20′23″B 105°54′10″Đ / 18,339604°B 105,902725°Đ / 18.339604; 105.902725
MapBản đồ thành phố Hà Tĩnh
Hà Tĩnh trên bản đồ Việt Nam
Hà Tĩnh
Hà Tĩnh
Vị trí thành phố Hà Tĩnh trên bản đồ Việt Nam
Diện tích220 km²
Dân số (2019)
Tổng cộng266.321 người
Mật độ1.211 người/km²
Dân tộc95% Kinh, 5% dân tộc khác
Khác
Mã hành chính436[1]
Biển số xe38-P1/T1/AP xxx.xx
Số điện thoại02393.856767
Websitehatinhcity.gov.vn

Hà Tĩnh[2] là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Địa bàn thành phố Hà Tĩnh ngày nay vào thời kỳ Bách Việt thuộc Vương quốc Việt Thường, sau đó thuộc về Vương quốc Văn Lang rồi Âu Lạc.

Thời Nhà Triệu thuộc Quận Cửu Chân.

Thời Bắc thuộc nằm trong châu Phúc Lộc.

Nhà Tiền Lê (980-1008) thuộc châu Thạch Hà.

Năm 1025, thuộc trại Định Phiên (nhà Lý).

Từ năm 1226 đến năm 1407 thuộc châu Nhật Nam (Nhà Trần - Hồ).

Trong giai đoạn 1407-1427 là đất huyện Bàn Thạch, châu Nam Tĩnh (Kỷ thuộc Minh).

Năm 1469, vua Lê Thánh Tông định bản đồ đất nước cho đến đầu đời Nguyễn là đất Thạch Hà, phủ Hà Hoa, thừa tuyên Nghệ An.

Năm 1831, vua Minh Mạng nhà Nguyễn chia trấn Nghệ An thành 2 tỉnh: Nghệ An (phía bắc sông Lam) và Hà Tĩnh (phía nam sông Lam). Khi đó xã Trung Tết, huyện Thạch Hà, phủ Hà Hoa, được chọn làm nơi đặt trụ sở tỉnh lỵ tỉnh Hà Tĩnh.

Tháng 2 năm 1886, Pháp nổ súng chiếm Thành Sen.

Ngày 3 tháng 7 năm 1924, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập thị xã Hà Tĩnh. Cho đến năm 1942, thị xã chỉ là một tỉnh lỵ nhỏ bé với diện tích 247 ha và 4.400 dân. Ngoài 4 xã mới sáp nhập năm 1920 là Đông Quế, Xã Tắc, Trung Hậu, Tiền Bạt, nội thị chia làm 8 khu phố: Tịnh Trung, Hoàn Thị, Tiền Môn, Hậu Môn, Tả Môn, Hữu Môn, Tân Giang, Nam Ngạn.

Năm 1946, thị xã Hà Tĩnh được nâng lên thành đơn vị hành chính ngang huyện, thuộc tỉnh. Diện tích 1,2 km² và dân số khoảng dưới 5.000 người.

Trong giai đoạn 1946 - 1957, thị xã Hà Tĩnh không thuộc tỉnh và chỉ là một đơn vị hành chính ngang xã, thuộc huyện Thạch Hà.

Năm 1958, thị xã trở lại là đơn vị hành chính thuộc tỉnh, nhưng cũng chỉ là một đơn vị cơ sở ngang xã.

Năm 1960, thị xã Hà Tĩnh được công nhận là đơn vị hành chính tương đương cấp huyện.

Nhà thờ Giáo xứ Tĩnh Giang, phường Tân Giang.

Năm 1975, thị xã vừa làm chức năng cấp huyện, vừa làm chức năng cơ sở, trực tiếp quản lý hai tiểu khu Bắc Hà, Nam Hà.

Trong giai đoạn 1976 - 1991, thị xã Hà Tĩnh là một đơn vị hành chính thuộc tỉnh Nghệ Tĩnh.[3]

Tháng 9 năm 1989, sáp nhập 6 xã: Đại Nài, Thạch Linh, Thạch Phú, Thạch Quý, Thạch Trung và Thạch Yên thuộc huyện Thạch Hà vào thị xã Hà Tĩnh.

Năm 1991, thị xã Hà Tĩnh là tỉnh lỵ của tỉnh Hà Tĩnh mới tái lập.[4]

Ngày 23 tháng 12 năm 1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 103-CP[5].Theo đó:

  • Thành lập phường Tân Giang trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của 2 phường: Bắc Hà, Nam Hà và xã Thạch Quý.
  • Thành lập phường Trần Phú trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và dân số của phường Bắc Hà và 2 xã: Thạch Linh, Thạnh Quý.

Ngày 2 tháng 1 năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định 09/2004/NĐ-CP[6]. Theo đó:

  • Chuyển 2.553,24 ha diện tích tự nhiên và 16.976 nhân khẩu (gồm toàn bộ 5 xã: Thạch Hạ, Thạch Môn, Thạch Đồng, Thạch Hưng, Thạch Bình) thuộc huyện Thạch Hà về thị xã Hà Tĩnh quản lý.
  • Thành lập phường Hà Huy Tập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Thạch Phú, phường Hà Huy Tập có 200,67 ha diện tích tự nhiên và 4.020 nhân khẩu.
  • Thành lập phường Đại Nài trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Đại Nài, phường Đại Nài có 425,71 ha diện tích tự nhiên và 5.748 nhân khẩu.

Thị xã Hà Tĩnh có 5.618,62 ha diện tích tự nhiên và 77.306 nhân khẩu với 15 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 6 phường: Bắc Hà, Nam Hà, Trần Phú, Tân Giang, Hà Huy Tập, Đại Nài và 9 xã: Thạch Linh, Thạch Trung, Thạch Quý, Thạch Yên, Thạch Hạ, Thạch Môn, Thạch Đồng, Thạch Hưng, Thạch Bình.

Ngày 19 tháng 7 năm 2006, thị xã Hà Tĩnh được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III theo quyết định số Quyết định số 1048/ QĐ-BXD.

Ngày 7 tháng 2 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định 20/2007/NĐ-CP[7]. Theo đó:

  • Thành lập phường Nguyễn Du trên cơ sở điều chỉnh 18,86 ha diện tích tự nhiên và 2.721 nhân khẩu của phường Bắc Hà; 39,72 ha diện tích tự nhiên và 341 nhân khẩu của xã Thạch Quý; 39,16 ha diện tích tự nhiên và 600 nhân khẩu của xã Thạch Linh; 83,11 ha diện tích tự nhiên và 579 nhân khẩu của xã Thạch Trung; 39,48 ha diện tích tự nhiên và 374 nhân khẩu của phường Trần Phú, phường Nguyễn Du có 220,33 ha diện tích tự nhiên và 4.615 nhân khẩu.
  • Thành lập phường Văn Yên trên cơ sở điều chỉnh toàn bộ 223,46 ha diện tích tự nhiên và 3.536 nhân khẩu của xã Thạch Yên; 24,04 ha diện tích tự nhiên và 59 nhân khẩu của xã Thạch Quý; 5,92 ha diện tích tự nhiên và 248 nhân khẩu của phường Tân Giang, phường Văn Yên có 253,42 ha diện tích tự nhiên và 3.843 nhân khẩu.
  • Thành lập phường Thạch Quý trên cơ sở 358,03 ha diện tích tự nhiên và 5.920 nhân khẩu còn lại của xã Thạch Quý.
  • Thành lập phường Thạch Linh trên cơ sở 606,12 ha diện tích tự nhiên và 5.960 nhân khẩu còn lại của xã Thạch Linh.

Thị xã Hà Tĩnh có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 10 phường: Bắc Hà, Đại Nài, Hà Huy Tập, Nam Hà, Nguyễn Du, Tân Giang, Thạch Linh, Thạch Quý, Trần Phú, Văn Yên và 6 xã: Thạch Bình, Thạch Đồng, Thạch Hạ, Thạch Hưng, Thạch Môn, Thạch Trung với 5.632,64 ha diện tích tự nhiên và 112.710 nhân khẩu.

Ngày 28 tháng 5 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành nghị định số 89/2007/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Hà Tĩnh trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Hà Tĩnh.[8] Thành phố Hà Tĩnh có 16 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 10 phường và 6 xã với 5.632 ha diện tích tự nhiên và 117.546 nhân khẩu.

Ngày 13 tháng 2 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 175/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Hà Tĩnh là đô thị loại II thuộc tỉnh Hà Tĩnh.[9]

Ngày 21 tháng 11 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 819/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2019–2021 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020)[10]. Theo đó, sáp nhập 2 xã Thạch Đồng và Thạch Môn thành xã Đồng Môn.

Ngày 14 tháng 11 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1283/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023–2025 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2025)[11]. Theo đó:

  • Chuyển 11 xã: Đỉnh Bàn, Tân Lâm Hương, Thạch Đài, Thạch Hải, Thạch Hội, Thạch Khê, Thạch Lạc, Thạch Thắng, Thạch Trị, Thạch Văn, Tượng Sơn thuộc huyện Thạch Hà về thành phố Hà Tĩnh quản lý
  • Chuyển 2 xã Cẩm Vịnh và Cẩm Bình thuộc huyện Cẩm Xuyên về thành phố Hà Tĩnh quản lý
  • Chuyển xã Hộ Độ thuộc huyện Lộc Hà vừa giải thể về thành phố Hà Tĩnh quản lý
  • Sáp nhập phường Nguyễn Du và một phần phường Trần Phú vào phường Bắc Hà
  • Sáp nhập phường Thạch Linh vào phường Trần Phú
  • Thành lập 4 phường Thạch Hưng, Thạch Trung, Thạch Hạ, Đồng Môn trên cơ sở 4 xã có tên tương ứng.

Thành phố Hà Tĩnh có 27 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 12 phường và 15 xã như hiện nay.

Ngày 5 tháng 12 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1515/QĐ-TTg[12] về việc công nhận thành phố Hà Tĩnh mở rộng, tỉnh Hà Tĩnh đạt tiêu chí đô thị loại II.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Vị trí địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phố Hà Tĩnh ở vị trí từ 18°B đến 18°24’B, 105°53’Đ đến 105°56’Đ, nằm giữa sông Cày và sông Rào Cái, nằm về phía nam Cửa Sót.

Thành phố cách Vịnh Bắc Bộ 5 km về phía tây, cách thủ đô Hà Nội 351 km về phía Nam, cách thành phố Đồng Hới 152 km về phía Bắc, cách thị xã Hồng Lĩnh 36 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1362 km về phía Bắc, cách thành phố Vinh 50 km về phía Nam và cách thành phố Huế 317 km về phía Bắc.

Bệnh viện Đa khoa thành phố Hà Tĩnh

Thành phố Hà Tĩnh nằm ở trung tâm miền đông Hà Tĩnh, trên vùng đồng bằng Nghệ Tĩnh. Địa giới hành chính của thành phố:

Quốc lộ 1 đi qua địa bàn thành phố theo hướng tây bắc - đông nam. Hà Tĩnh là thành phố tỉnh lỵ duy nhất ở vùng Bắc Trung Bộ không có đường sắt Bắc Nam đi qua, do tuyến đường sắt đoạn qua địa bàn tỉnh Hà Tĩnh chủ yếu chạy dọc theo quốc lộ 15 qua các địa phương miền núi của tỉnh.

Tính đến ngày 31/12/2017, toàn thành phố có 28.658 hộ với 202.062 nhân khẩu. Dân số thường trú là 100.313 người. Trong đó nam chiếm 49.365 người, nữ chiếm 50.948 người. Mật độ dân số đạt 1.774 người/km². Số người trong độ tuổi lao động là 61.893 người. Dân cư chủ yếu sống tại thành phố Hà Tĩnh là dân tộc Kinh (chiếm 95% dân số thành phố).[13] 14,42% dân số theo đạo Thiên Chúa.

Khí hậu

[sửa | sửa mã nguồn]
Dữ liệu khí hậu của Hà Tĩnh
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 32.4
(90.3)
35.8
(96.4)
38.1
(100.6)
39.9
(103.8)
40.2
(104.4)
40.1
(104.2)
39.9
(103.8)
39.7
(103.5)
38.0
(100.4)
35.2
(95.4)
33.4
(92.1)
29.8
(85.6)
40.2
(104.4)
Trung bình ngày tối đa °C (°F) 20.6
(69.1)
20.8
(69.4)
23.8
(74.8)
28.2
(82.8)
32.2
(90.0)
33.7
(92.7)
34.3
(93.7)
33.1
(91.6)
30.6
(87.1)
27.6
(81.7)
24.5
(76.1)
21.7
(71.1)
27.6
(81.7)
Trung bình ngày °C (°F) 18.6
(65.5)
19.1
(66.4)
21.2
(70.2)
24.3
(75.7)
27.8
(82.0)
29.7
(85.5)
30.2
(86.4)
28.9
(84.0)
27.1
(80.8)
24.3
(75.7)
21.8
(71.2)
18.3
(64.9)
24.3
(75.7)
Tối thiểu trung bình ngày °C (°F) 15.6
(60.1)
16.5
(61.7)
18.7
(65.7)
21.9
(71.4)
24.5
(76.1)
26.0
(78.8)
26.1
(79.0)
25.6
(78.1)
24.2
(75.6)
22.0
(71.6)
19.3
(66.7)
16.4
(61.5)
21.4
(70.5)
Thấp kỉ lục °C (°F) 5.6
(42.1)
8.0
(46.4)
8.2
(46.8)
13.3
(55.9)
17.3
(63.1)
19.5
(67.1)
22.0
(71.6)
22.3
(72.1)
17.0
(62.6)
15.1
(59.2)
11.3
(52.3)
6.8
(44.2)
5.6
(42.1)
Lượng Giáng thủy trung bình mm (inches) 97
(3.8)
64
(2.5)
54
(2.1)
74
(2.9)
143
(5.6)
144
(5.7)
112
(4.4)
225
(8.9)
532
(20.9)
765
(30.1)
319
(12.6)
162
(6.4)
2.690
(105.9)
Số ngày giáng thủy trung bình 14.6 15.8 14.9 11.3 11.1 8.9 7.2 11.5 14.9 18.4 16.4 13.6 158.5
Độ ẩm tương đối trung bình (%) 91.0 92.9 91.8 88.3 81.7 76.8 73.9 79.7 86.5 88.7 88.5 88.2 85.7
Số giờ nắng trung bình tháng 77 50 76 137 219 206 233 193 161 135 95 82 1.664
Nguồn: Vietnam Institute for Building Science and Technology[14]

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phố Hà Tĩnh có 15 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc gồm 12 phường: Bắc Hà, Đại Nài, Đồng Môn, Hà Huy Tập, Nam Hà, Tân Giang, Thạch Hạ, Thạch Hưng, Thạch Quý, Thạch Trung, Trần Phú, Văn Yên và 15 xã: Cẩm Bình, Cẩm Vịnh, Đỉnh Bàn, Hộ Độ, Tân Lâm Hương, Thạch Bình, Thạch Đài, Thạch Hải, Thạch Hội, Thạch Khê, Thạch Lạc, Thạch Thắng, Thạch Trị, Thạch Văn, Tượng Sơn.

Thành Sen - Liên Thành

[sửa | sửa mã nguồn]

Đời Nguyễn, năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), tỉnh Hà Tĩnh được thành lập trên cơ sở vùng đất phía Nam sông Lam của xứ Nghệ, xã Trung Tiết, huyện Thạch Hà được đặt làm thủ phủ Tỉnh. 

Quảng trường Thành Sen bên trong thành cổ Hà Tĩnh

Năm Quý sửu, Tự Đức thứ 6 (1853), triều đình bỏ tỉnh, lấy phủ Hà Thanh (trước năm 1841 là Hà Hoa) lập đạo Hà Tĩnh. Đạo thành được đặt ở thôn Nài Thị, xã Đại Nài, nguyên lỵ sở huyện Thạch Hà

Năm 1875, vua Tự Đức cho tái lập tỉnh Hà Tĩnh như trước. Tỉnh thành lại dời về thành cũ ở Trung Tiết. 

Năm Nhâm Ngọ, Tự Đức năm thứ 34 (1882) thành Hà Tĩnh mới được xây dựng bằng đá ong. Thành xây theo kiểu Vô-băng (Vauban), một chuyên gia người Pháp được vua Gia Long tin dùng và đã từng thiết kế thành Huế. Xây theo kiểu này Thành có mặt phẳng và gấp khúc theo hình chữ V để có thể đứng trên mặt Thành bắn thẳng xuống chân thành khi bị đối phương áp sát. 

Theo sử cũ ghi chép: Chu vi Thành 366 trượng 5 thước 6 tấc (1722,832m), cao 8 thước (3,76m), xung quanh Thành có hào rộng 5 trượng (23,5m) sâu 4 thước (1,88m) chiếm một diện tích gần 134.000 m2, nếu kể cả phía ngoài Hào Thành là 160.000m2. Thành có 4 cửa, các cổng thành xây bằng gạch khá kiên cố. Cổng thành phía nam gọi là cửa Tiền, nằm lệch sang về phía đông, trên cổng có vọng lâu, có treo một quả chuông lớn để điểm giờ gác, do lính khố xanh phụ trách. Cổng phía bắc tên gọi là cửa hậu, nằm lệch về phía tây, cửa này thường đóng kín, vọng lâu trên cổng làm vọng gác nhà lao bên trong. Cổng phía tây tên gọi là cửa Hữu, nằm lệch về phía nam, trên vọng lâu có treo một cái trống lớn, cũng để điểm giờ do lính khố lục phụ trách.Cổng phía đông tên gọi là cửa tả, nằm lệch về phía nam, cửa này đóng kín quanh năm, vì ở phía trong là doanh trại lính khố xanh, phía ngoài là nghĩa địa của người Pháp, con đường chạy thẳng ra Võ Miếu.

Cổng phía Bắc nay chỉ còn lại cầu Đồng Vinh

Từ các cổng thành có các cầu bằng gạch xây cuốn vượt qua hào thành ra ngoài. Trong thành có ba con đường chính rải đá, đó là những con đường đi trong nội thành thông ra các cửa thành. 

Đường thứ nhất từ cửa Tiền thông ra hồ sen, ra nhà lao. Từ cửa Tiền đi vào, bên phải là trại lính khố xanh (Nay là trụ sở Công An Hà Tĩnh), tiếp đến là nhà ở tập thể của gia đình binh lính mà dân thường gọi là trại gái và sau cùng là trại ngựa.

Đường thứ hai nối từ đường nhất ra cửa hữu đi vào phía bên trái có các dinh thự: dinh Tuần Vũ phía trước, tiếp sau là nhà án sát, nhà lĩnh binh. Bên phải là trại lính khố lục, đến sân bóng vừa là bãi tập của lính. Cạnh sân bóng có hành cung, nơi các quan lại tỉnh nhà bái vọng nhà vua những ngày khánh tiết. Trước hành cung có cột cờ, hồ sen và hai khẩu súng thần công. 

Không ảnh thành cổ Hà Tĩnh hướng nhìn ra Cửa Sót trong tập san "Những người bạn cố đô Huế" ấn hành năm 1936

Đường thứ ba nối từ đường thứ hai ra cửa hậu. Nếu từ cổng thành cửa hậu (cầu Đồng Vinh) đi vào thì bên trái là nhà Lao Hà Tĩnh xây gạch, có tường cao bao bọc, bốn góc có chòi canh, lính khố xanh thay nhau gác mỗi ngày. Trong thành có nhiều hồ nước, hai hồ bán nguyệt trước hành cung và dinh Tuần; bên cạnh dinh Bố chính có hồ Thành, trước nhà Lao có hồ lớn trồng sen, đến mùa hè sen nở rộ, hương thơm toả ngát cả vùng. Do đó người ta còn gọi là Thành Sen. 

Ở đây còn có truyền thuyết: xưa kia ở Đạo thành Đại Nài có nhiều sen. Một đêm mưa to gió lớn, người dân địa phương và quan lại tỉnh hết sức ngạc nhiên vì thấy sen mọc đầy trong hào thành. Tỉnh thần cho đó là “điềm lành”, bèn tâu xin nhà vua cho dời tỉnh thành về lại Trung Tiết. Từ đó, người ta còn gọi vùng đất này là “Liên Thành” hoặc “Thành Sen”. 

Có người lại cho rằng kiểu thành Vô - băng trông giống như bông sen tám cánh, nên gọi như thế. Thành Nghệ An (thành Vinh) cũng kiểu Vô - băng nhưng người ta lại cho là giống con rùa nên gọi là Quy thành (Thành Rùa)

Ngày nay, Thành Sen chỉ còn trơ trọn lại nền móng, còn sót lại đoạn hào thành phía tây, phía bắc và phía đông. Riêng đoạn hào thành phía Nam đã bị san lấp. Các công trình như tuần dinh, cột cờ, tường thành đã bị phá hủy hoàn toàn. Khu vực trại lính khố xanh nay là trụ sở Công An tỉnh Hà Tĩnh. Trên nền cũ của dinh Tuần Vũ và hành cung nay là trụ sở của Ủy ban Nhân Dân Tỉnh Hà Tĩnh

Đạo thành Đại Nài

[sửa | sửa mã nguồn]

Bên cạnh Thành Sen là tỉnh lị tỉnh Hà Tĩnh dưới thời nhà Nguyễn, thì trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh từng tồn tại thêm 1 thành lũy quân sự cùng thời với Thành Sen là Đạo thành Đại Nài nay thuộc phường Đại Nài. Tuy nhiên, trải qua thời gian và biến thiên của lịch sử, di tích này hiện nay không còn.

Bài chi tiết: Đạo thành Đại Nài

Đoạn hào phía bắc Thành Sen

Nhà Lao Hà Tĩnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Được xây dựng từ sau khi thực dân Pháp đặt chính quyền cai trị trên đất Hà Tĩnh (khoảng năm 1898) cho đến những năm đầu của thế kỷ XX. Theo Hồi ký của cố giáo sư Đặng Thai Mai viết về Nhà lao năm 1908

“... sau bức tường vôi, chỉ có một nhà gạch không to lắm án ngự lấy “cái trại lá”, nơi giam tù... gọi là trại lá bởi vì lợp bằng gianh. Tỉnh Hà Tĩnh hồi ấy chưa có nhà giam bằng gạch... đi qua cái sân rộng tới một cái thềm tam cấp rồi đi vào nhà phía sau. Nhà chia làm hai buồng, giữa có một lối vào hẹp, sao tối om và hôi hám thế này...” 

Sau những năm 20, Nhà lao Hà Tĩnh mới được xây cất kiên cố. Nhà Lao gồm sáu nhà gạch xếp thành hai dãy đối diện nhau: Bắc nhất, Bắc nhì, Bắc tam, Nam nhất, Nam nhì, Nam tam (Nam nhì là lao giam tù phụ nữ, Nam tam mỗi lao sáu cái)... 

Trước và sau vụ chống thuế năm 1908, ở Hà Tĩnh thực dân Pháp bắt nhiều sỹ phu yêu nước thuộc Hội Duy Tân như: Ngô Đức Kế, Lê Văn Huân, Nguyễn Duy Phương, Phạm Văn Ngôn, Phạm Thản, Võ Tĩnh, Nguyễn Hàng Chi, Trịnh Khắc Lập...giam tại Nhà lao Hà Tĩnh. 

Trong những năm 1930 đến 1932, Nhà Lao Hà Tĩnh chật ních tù nhân có lúc “mỗi lao lên tới 125 người, mỗi dãy cùm dài độ 2 m, cùm những 5 người, thường phải thay đổi 3 người nằm thì 2 người ngồi và ngược lại. 

Mùa đông người tù áo ướt đẫm mồ hôi, còn mùa hè thì như bị nướng trong lò... mỗi ngày được ra ngoài 5-6 phút để tiểu giải, rửa ráy nếu chậm là bị roi quất vào lưng, vào đầu...

1945 chính quyền cách mạng cho phá dỡ cùng với Thành Hà Tĩnh, có tài liệu cũ để lại cho thấy di tích cổng Thành và Nhà lao vẫn còn gần như nguyên trạng cho tới năm 1957.

Văn miếu Thành Sen

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo sách Đại Nam nhất thống chí, Văn Miếu Thành Sen được dựng từ năm Minh Mệnh thứ 14 (1833) ở làng Hoàn, xã Đông Lỗ (nay là phường Thạch Linh) nằm về phía Tây Bắc đạo thành.  

Trên thực tế Văn Miếu không còn, song qua khảo sát những gì còn lưu giữ được thì Văn Miếu là nơi thờ phụng đức Khổng Tử, bậc hiền triết sáng lập nên đạo Nho và các học trò của ông. Lúc đầu đầu Văn Miếu chỉ là ngôi nhà gỗ lợp tranh, sau đó được sửa chữa, mở mang dần và trở thành công trình đồ sộ, đẹp đẽ.

 Văn Miếu được phân bố trên một khuôn viên rộng, thoáng mát với diện tích khoảng 2.500 m2, ngoảnh mặt về hướng Đông, cách đường Quan (Quốc lộ 1A ngày nay) 50 m. Đi vào Văn Miếu có cổng tam quan (cổng chính cao khoảng 5m, hai cổng phụ (tả, hữu) cao khoảng 2, 3m đều làm bằng gỗ lim, có nghê đứng chầu, dân địa phương còn gọi là hai cột nanh). Cổng chính thường dành cho quan địa phương, nho sĩ và các vị bô lão, hai cổng phụ dành cho học trò và người dân. Qua cổng tam quan là con đường lát gạch chạy thẳng tới hồ bán nguyệt ở giữa, sau đó theo hai lối tả, hữu đi vào sân rộng và đến Thượng đường. Hồ bán nguyệt thường gọi là hồ Văn Miếu rất sâu, nước trong veo, nắng hạn lâu ngày cũng không bao giờ cạn. Tương truyền Hồ Văn Miếu rất linh thiêng, các cô gái trong làng không ai dám đến đây khi mặt trời đã lặn vì sợ ma quỷ quấy rối. Văn Miếu cũng là nơi thanh tịnh, sạch sẽ, xung quanh trồng cây cối làm hàng rào bảo vệ (chủ yếu là cây tre). Người dân vùng này quan niệm đây là nhà thờ Thánh nên kiêng kị, rất ít khi vào. 

Văn Miếu giữ nguyên hiện trạng cho đến năm 1955. Miếu có ba tòa nhà chính, xếp hình chữ “môn” và nhà “túc hậu” (thường gọi là nhà mặc áo) được làm bằng gỗ, nhà 4 mái (2 mái dài, 2 mái ngắn) lợp ngói âm dương, đỉnh nóc đắp nổi hoạ tiết hai con rồng “lưỡng long chầu nguyệt”(hai đầu rồng ngoảnh mặt vào nhau). Các cột trụ ở mỗi gian và các vì kèo trong nhà đều làm bằng gỗ lim, xung quanh các cột tạo hình dáng long, ly, quy, phượng uốn lượn, bay bổng, phóng khoáng, tinh tế. Nền nhà đắp bằng đất cứng cao ráo, trơn, mịn, bằng phẳng có màu đen. Móng nhà được xây bằng đá ong rất chắc chắn. Lên bậc tam cấp vào Ngôi Thượng đường rộng lớn, đẹp đẽ. Thượng đường (nhà chính) giữa có điện thờ chính, phía trên treo bức hoành phi, hai bên là hai câu đối. Điện thờ là nơi đặt Bài vị thờ Chi thánh “Khổng Tử”, hai bên là bài vị thờ “Tứ Phối” (Nhan Tử, Tăng tử, Tử tư, Mạnh Tử). Trong hai dãy Tả Vu, Hữu Vu thờ “thất thập nhị hiền” (72 vị hiền triết của đạo nho Trung Quốc) và các vị tiên hiền, tiền bối trong nước và của vùng đất Hà Tĩnh. Nhà chính còn có các pho tượng chạm khắc tinh tế, sơn son thiếp vàng. Trên bệ thờ có rương làm bằng gỗ đựng sắc phong, bài vị. Sau nhà Thượng đường là nhà túc hậu (nhà mặc áo). Tại Văn Miếu trước đây thường diễn ra các lễ tế với nghi thức trang trọng. Đó là lễ tế xuân (tháng 2 âm lịch) và tế thu (vào ngày 15 tháng 8 âm lịch), tức là ngày lễ tế Nho thánh và các vị tiên hiền. Lễ tế rất trang nghiêm do các vị quan đầu tỉnh và các bô lão đứng ra chủ trì, Hội Tư văn đảm nhiệm việc tế. Trước lễ tế, quan địa phương, các vị bô lão khăn đóng, áo dài làm lễ. Sau khi tế có cuộc hội ẩm của quan chức, văn thân hàng tỉnh. Hội Tư Văn là một tổ chức của giới nho sỹ, gồm các nhà khoa bảng, các nhà văn thân tiêu biểu trong tỉnh. Những người đậu đạt cao trước khi nhận ấn tín, mũ áo vua ban thường đến Văn Miếu lễ bái để tỏ lòng biết ơn các vị Nho thánh đã ban cho ân đức, học hành đỗ đạt làm rạng rỡ gia tộc, họ hàng và tự hứa sẽ giữ trọn đạo “Vua tôi”. Ngoài tế lễ Văn Miếu còn là nơi tổ chức các kỳ sát hạch học trò toàn tỉnh chọn ra những người giỏi để đi thi Hương. Kỳ thi Hương năm 1919 là kỳ thi cuối cùng, từ đó về sau kỳ sát hạch học trò cũng không còn nữa. Sau Cách mạng Tháng Tám ở Văn Miếu chỉ diễn ra lễ tế xuân đinh, thu đinh và một số hoạt động văn thơ của hội Tư văn. 

Năm 1950, toàn bộ hiện vật ở Phương Cần (Cẩm Xuyên) như: tượng Thánh Khổng Tử, bài vị, văn điếu, bia, câu đối đều đem về hợp tự ở Văn Miếu. 

Đến năm 1955, sau khi thực hiện công cuộc cải cách ruộng đất, Văn Miếu bị phá dỡ hoàn toàn, một số tượng thờ ở Văn Miếu và các đền chùa trong thành đều hợp tự về Võ Miếu.Trên đất Văn Miếu xưa bây giờ là Trường dạy nghề của Liên đoàn lao động Tỉnh. Qua bao thăng trầm lịch sử, di tích Văn Miếu chỉ còn lại là chiếc lư hương bằng đồng nằm trên nền khu đất cũ.

Chợ Hà Tĩnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chợ Hà Tĩnh là chợ lớn nhất của Tỉnh Hà Tĩnh, chợ được thành lập cùng với thời gian hình thành nên Thành Sen. Chợ nằm phía Tây Nam Thành Sen, ban đầu chờ chỉ là những gian nhà tre lợp tranh. Về sau Chính quyền thực dân Pháp cho mở rộng và xây dựng chợ bằng tường gạch mái ngói 1 tầng.

Thời nhà Nguyễn, niên hiệu Khải đinh, thứ 7 (1922), chính quyền cho đào con sông nối từ sông Rào Cái, cắt từ sông Đò Hà đi ngược lên, ôm gọn khu chợ tỉnh và có nhánh rẽ vào Hào Thành. Con sông Đào này ước tính làm hai đoạn hạ và thượng lưu, cắt ngang bởi chiếc cầu Vồng.

Năm 1999, chợ Hà Tĩnh xảy ra một trận hỏa hoạn lớn, thiêu rụi toàn bộ kết cấu chợ. Vào năm 2001 chính quyền Tỉnh Hà Tĩnh quyết định xây dựng lại chợ Hà Tĩnh với quy mô lớn hơn, và hiện đại hơn như ngày nay.

Trong dân gian còn lưu truyền câu ca:

“ chợ tỉnh họp tháng sáu phiên

Trên bến dưới thuyền tấp nập đông vui”

  • Làng Hà Hoàng, tổng Thượng Thất, huyện Thạch Hà, phủ Hà Hoa, trấn Nghệ An (nay là xã Thạch Hạ, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) là quê hương của dòng họ Vũ Tá nổi tiếng đời nhà Hậu Lê, với các danh tướng: Vũ Tá Đức, Vũ Tá Kiên, Vũ Tá Sát, Vũ Tá Lý, Vũ Tá Dao...
  • Làng Phong Phú, huyện Thạch Hà, phủ Hà Hoa, trấn Nghệ An (nay là xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) quê hương của Đông cung tùy giảng thị nội …Trương Quốc Kỳ, thi đỗ đầu hương cống Khoa thi Quý Dậu (1753). Ông được vua Lê Hiển Tông trao trọng trách dạy Thái tử Lê Duy Vỹ, cũng đồng thời là ông nội Đông Các Đại học sĩ Trương Quốc Dụng. Thị độc học sĩ Trương Quốc Bảo, cha của Đông các Trương Quốc Dụng, Cử nhân quan chủ sự Trương Quốc Quán (con Trương Quốc Dụng), Tiến sĩ Thừa hoa sứ Nguyễn Tôn Tây, Phó bảng Bùi Thố, võ tướng Dương Khuông... Nơi đây đã một thời có giọng hò điệu ví của thôn Nam Khê làm nức lòng người, được Huy chương vàng giải văn nghệ quần chúng tổ chức tại Hà Nội.
  • Xã Thạch Hội có làng nghề trống Bắc Thai lâu đời, buôn bán trống khắp các tỉnh thành miền trung và nghề nấu rượu truyền thống.

Làng nghề

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nghề muối Hộ Độ - Được thiên nhiên ưu đãi nghề muối đã phát triển rất thịnh vượng.

Di tích và danh thắng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đền Võ Miếu (quan thánh).

Người nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời phong kiến

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hoàng giáp, Quận công Nguyễn Hoành Từ (1536 – 1599):
  • Đình nguyên Thám hoa Đặng Văn Kiều(1824 - 1881): người xã Phất Náo, huyện Thạch Hà, nay là xã Thạch Bình.

Thời hiện đại

[sửa | sửa mã nguồn]

Lễ hội truyền thống

[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh tập trung nhiều cơ sở giáo dục và đào tạo từ bậc mẫu giáo, tiểu học đến cao đẳng, đại học như:

Đại học, Cao đẳng

[sửa | sửa mã nguồn]
Trường Đại học Hà Tĩnh, cơ sở I.
  • Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh: Đường Nguyễn Công Trứ
  • Trường Cao đẳng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Du: Khối 4 - Phường Đại Nài
  • Trường Cao đẳng nghề Việt Đức Hà Tĩnh: 371 Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Du
  • Trường Cao đẳng nghề công nghệ Hà Tĩnh: Số 01 - Ngõ 455 - Đường Trần Phú - P.Thạch Linh

Trường Trung cấp Nghề

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trường Trung cấp Nghề Hà Tĩnh (Sở Lao động, Thương binh & Xã hội): 454 Hà Huy Tập, Tp Hà Tĩnh.

Trường Trung học Phổ thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phố kết nghĩa

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tổng cục Thống kê
  2. ^ tiếng địa phương gọi là Hà Tịnh
  3. ^ “Nghị quyết về việc hợp nhất một số tỉnh do Quốc hội ban hành”.
  4. ^ Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Quốc hội ban hành
  5. ^ Nghị định số 101-CP ngày 23/12/1993
  6. ^ Nghị định 09/2004/NĐ-CP về việc mở rộng thị xã và thành lập phường thuộc thị xã Hà Tĩnh, giải thể thị trấn nông trường và thành lập xã thuộc các huyện Thạch Hà, Hương Khê, Hương Sơn và Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
  7. ^ Nghị định 20/2007/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường, huyện; thành lập các phường thuộc thị xã Hà Tĩnh; thành lập huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh
  8. ^ Nghị định 89/2007/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Hà Tĩnh thuộc tỉnh Hà Tĩnh
  9. ^ Quyết định số 175/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ
  10. ^ “Nghị quyết số 819/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Hà Tĩnh”.
  11. ^ Nghị quyết số 1283/NQ-UBTVQH15 của UBTVQH về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023 – 2025
  12. ^ “Quyết định số 1515/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Hà Tĩnh mở rộng, tỉnh Hà Tĩnh đạt tiêu chí đô thị loại II” (PDF). Cổng thông tin điện tử Chính phủ. 5 tháng 12 năm 2024. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 12 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2024.
  13. ^ Số liệu của UBND Tp. Hà Tĩnh
  14. ^ “Vietnam Building Code Natural Physical & Climatic Data for Construction” (PDF). Vietnam Institute for Building Science and Technology. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2018.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Bố cục chụp ảnh là gì?
Bố cục chụp ảnh là gì?
Bố cục chụp ảnh là cách chụp bố trí hợp lí các yếu tố/ đối tượng khác nhau trong một bức ảnh sao cho phù hợp với ý tưởng người chụp.
Visual Novel Summer Pockets Việt hóa
Visual Novel Summer Pockets Việt hóa
Bối cảnh Summer Pocket được đặt vào mùa hè trên hòn đảo Torishirojima. Nhân vật chính của chúng ta, Takahara Hairi sống ở thành thị, nhưng vì một sự việc xảy ra nên anh mượn cớ cái chết gần đây của bà ngoại để đến hòn đảo này với lí do phụ giúp người dì dọn dẹp đồ cổ của người bà quá cố
Làm việc tại cơ quan ngoại giao thì thế nào?
Làm việc tại cơ quan ngoại giao thì thế nào?
Bạn được tìm hiểu một nền văn hóa khác và như mình nghĩ hiện tại là mình đang ở trong nền văn hóa đó luôn khi làm việc chung với những người nước ngoài này
[Hải Phòng] Cùng thư giãn tại Time Coffee Núi Đèo
[Hải Phòng] Cùng thư giãn tại Time Coffee Núi Đèo
Không gian tại quán là một lựa chọn lí tưởng với những người có tâm hồn nhẹ nhàng yên bình