Định nghĩa lại đơn vị cơ bản SI năm 2019

Hệ đo lường Quốc tế SI sau định nghĩa lại: Các đơn vị cơ bản được định nghĩa dựa trên các hằng số vật lý với giá trị số đặt cố định và dựa trên các đơn vị cơ bản khác được rút ra từ cùng các hằng số vật lý.
Hệ đo lường Quốc tế SI trước khi định nghĩa lại: Một số đơn vị cơ bản SI có định nghĩa phụ thuộc vào những đơn vị cơ bản khác (ví dụ, đơn vị mét được định nghĩa là khoảng cách ánh sáng di chuyển được trong một phần nhỏ của giây), và một số hằng số trong tự nhiên và mẫu vật nhân tạo được sử dụng để định nghĩa chúng (như khối nguyên mẫu kilôgam tiêu chuẩn IPK.

Ngày 16 tháng 11 năm 2018, Hội nghị toàn thể về Cân đo (CGPM) lần thứ 26 các thành viên đã biểu quyết với đa số thông qua cho việc định nghĩa lại các đơn vị đo lường cơ sở SI,[1][2]Ủy ban Quốc tế về Cân đo (CIPM) đã đề xuất định nghĩa lại hồi đầu năm.[3] Định nghĩa mới có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 5 năm 2019.[4][5]

Các đơn vị kilôgam, ampe, kelvin, và mol được định nghĩa lại bằng cách đặt giá trị số chính xác cho các hằng số tương ứng là hằng số Planck (h), điện tích cơ bản (e), hằng số Boltzmann (k), và hằng số Avogadro (NA). Trước đó đơn vị cơ bản mét và candela cũng đã được định nghĩa dựa trên các hằng số vật lý, cũng sẽ phải tuân theo định nghĩa mới năm 2019. Mục đích của định nghĩa mới cho các đơn vị SI đó là không làm thay đổi độ lớn của bất kỳ đơn vị nào, cho phép tính liên tục và không làm gián đoạn bất kỳ phép đo hiện tại nào.[6][7]

Hệ mét ban đầu được hình thành như một hệ thống đo lường được từ các hiện tượng không thay đổi,[8] nhưng các giới hạn kỹ thuật đòi hỏi phải sử dụng các đồ tạo tác (nguyên mẫu mét và nguyên mẫu kilôgam) khi hệ mét được giới thiệu lần đầu tiên tại Pháp vào năm 1799. Mặc dù được thiết kế để ổn định lâu dài, khối lượng của các nguyên mẫu này đã cho thấy có các biến đổi nhỏ theo thời gian tương đối với nhau và không còn phù hợp với độ chính xác đòi hỏi ngày càng tăng trong khoa học, khiến cho thúc đẩy tìm kiếm định nghĩa mới thay thế phù hợp.

Trước đây hệ mét đã có lần thay đổi lớn vào năm 1960 khi hệ thống đơn vị quốc tế (SI) được chính thức công bố như một tập hợp các đơn vị đo lường nhất quán chặt chẽ. SI được cấu trúc xung quanh bảy đơn vị cơ bản có định nghĩa không bị ràng buộc bởi bất kỳ đơn vị nào khác và hai mươi hai đơn vị được đặt tên khác bắt nguồn từ các đơn vị cơ bản này. Mặc dù tập hợp các đơn vị hình thành một hệ thống mạch lạc, nhưng kilôgam vẫn được xác định theo nguyên mẫu nhân tạo và một số đơn vị được định nghĩa dựa trên các phép đo khó thực hiện chính xác trong một phòng thí nghiệm, chẳng hạn như định nghĩa thang đo Kelvin dựa theo điểm ba trạng thái của nước.

Trong định nghĩa năm 1960, đơn vị mét được định nghĩa lại theo bước sóng của ánh sáng từ một nguồn nhất định, cho phép rút ra nó từ hiện tượng tự nhiên phổ quát. Như vậy chỉ còn lại nguyên mẫu kilôgam là thực thể nhân tạo mà định nghĩa các đơn vị SI phụ thuộc vào. Với định nghĩa lại vào năm 2019, lần đầu tiên hệ SI được xác định hoàn toàn từ các hằng số trong tự nhiên.

Có một số ý kiến phê bình về định nghĩa này – bao gồm định nghĩa lại 2019 đã không giải quyết được liên hệ tách biệt giữa đơn vị dalton[Note 1] và định nghĩa của kilôgam, mol, và hằng số Avogadro.

Đề xuất

[sửa | sửa mã nguồn]

BIPM đã đề xuất là, bên cạnh tốc độ ánh sáng, bốn hằng số tự nhiên khác được định nghĩa bằng giá trị chính xác, dựa trên CODATA 2017 [9], như sau:

Giá trị của các hằng số tự nhiên sau không thay đổi so với định nghĩa trước đó:

Đồng thời[10]:

  • Bãi bỏ việc sử dụng khối kilôgam chuẩn quốc tế và định nghĩa hiện tại của kilogam sẽ bị thay thế,
  • Định nghĩa hiện tại của ampe sẽ bị thay thế,
  • Định nghĩa hiện tại của kelvin sẽ bị thay thế,
  • Định nghĩa hiện tại của mol sẽ bị thay thế.

Các thay đổi này ảnh hưởng đến các đơn vị SI cơ sở, tuy nhiên, định nghĩa của các đơn vị SI dẫn xuất vẫn giữ nguyên như trước[10].

Ảnh hưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Các đơn vị cơ sở được định nghĩa lại như sau:

Tên Ký hiệu Đại lượng Định nghĩa trước 2019 Định nghĩa 2019
giây s Thời gian Bằng chính xác 9 192 631 770 chu kỳ của bức xạ ứng với sự chuyển tiếp giữa hai mức trạng thái cơ bản siêu tinh tế của nguyên tử xêzi-133 tại nhiệt độ 0 K (CGPM lần thứ 13 (1967-1968) Nghị quyết 1, CR 103). Tương đương cũ - s thỏa mãn:
,

với là tần số bức xạ điện từ phát ra bởi nguyên tử caesi-133 cô lập, khi nó chuyển đổi giữa hai trạng thái cơ bản siêu tinh tế.

mét m Chiều dài Bằng chiều dài quãng đường đi được của một tia sáng trong chân không trong khoảng thời gian 1 / 299 792 458 giây (CGPM lần thứ 17 (1983) Nghị quyết số 1, CR 97). Tương đương cũ - m thỏa mãn:
c = 299 792 458

với c là tốc độ ánh sáng, s được định nghĩa như trên.

kilôgam kg Khối lượng Bằng khối lượng của kilôgam tiêu chuẩn quốc tế (CGPM lần thứ 1 (1889), CR 34-38). kg thỏa mãn:
h = 6.62607015

với h là hằng số Planck, ms được định nghĩa như trên.

ampe A Cường độ dòng điện Bằng dòng điện cố định chạy trong hai dây dẫn song song dài vô hạn có tiết diện không đáng kể, đặt cách nhau 1 mét trong chân không, và sinh ra một lực giữa hai dây này bằng 2×10−7 niutơn trên một mét chiều dài (CGPM lần thứ 9 (1948), Nghị quyết 7, CR 70). A thỏa mãn:
e = 1602176634×10−19 As,

với e là điện tích cơ bản, s được định nghĩa như trên.

kelvin K Nhiệt độ   Bằng 1 / 273,16 của nhiệt độ nhiệt động học tại điểm cân bằng ba trạng thái của nước (CGPM lần thứ 13 (1967) Nghị quyết 4, CR 104). K thỏa mãn:
kB = 1380649×10−23 kg⋅m2s−2K−1,

với kB là hằng số Boltzmann, kg, m, s được định nghĩa như trên.

mol mol Số hạt Bằng số nguyên tử trong 0,012 kilôgam cacbon-12 nguyên chất (CGPM lần thứ 14 (1971) Nghị quyết 3, CR 78). 1 mol chứa chính xác 602214076×1023 hạt.
candela cd Cường độ chiếu sáng Bằng cường độ chiếu sáng theo một hướng cho trước của một nguồn phát ra bức xạ đơn sắc với tần số 540×1012 héc và cường độ bức xạ theo hướng đó là 1/683 oát trên một sterađian (CGPM lần thứ 16 (1979) Nghị quyết 3, CR 100). cd thỏa mãn:
Kcd = 683 cdsrkg−1⋅m−2s3,

với Kcd là hiệu suất khả kiến của bức xạ điện từ đơn sắc tại tần số 540×1012 1/s, srsteradian, kg, m, s được định nghĩa như trên.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Đơn vị dalton không được định nghĩa trong đề xuất chính thức mà được biểu quyết bởi CGPM, nó chỉ được nêu trong (bản nháp) Ninth SI Brochure.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Historic Vote Ties Kilogram and Other Units to Natural Constants”. NIST. ngày 16 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2018.
  2. ^ Milton, Martin (ngày 14 tháng 11 năm 2016). Highlights in the work of the BIPM in 2016 (PDF). SIM XXII General Assembly. Montevideo, Uruguay. tr. 10. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2018. Hội nghị diễn ra từ ngày 13 đến 16 tháng 11 và cuôc biểu quyết được lên lịch vào ngày cuối cùng..
  3. ^ Proceedings of the 106th meeting (PDF). International Committee for Weights and Measures. Sèvres. 16–ngày 20 tháng 10 năm 2017. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  4. ^ BIPM statement: Information for users about the proposed revision of the SI (PDF), Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 21 tháng 1 năm 2018, truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2018
  5. ^ "Decision CIPM/105-13 (October 2016)". Ngày 20 tháng 5 năm 2019 là kỷ niệm 144 năm Công ước Mét.
  6. ^ Kühne, Michael (ngày 22 tháng 3 năm 2012). “Redefinition of the SI”. Keynote address, ITS9 (Ninth International Temperature Symposium). Los Angeles: NIST. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2012.
  7. ^ “Draft of the ninth SI Brochure” (PDF). BIPM. ngày 5 tháng 2 năm 2018. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2018.
  8. ^ Crease, Robert P. (2011). “France: "Realities of Life and Labor"”. World in the Balance. New York: W. W. Norton & Company, Inc. tr. 83–84. ISBN 978-0-393-07298-3.
  9. ^ Newell, David B.; Cabiati, F.; Fischer, J.; Fujii, K.; Karshenboim, S. G.; Margolis, H. S.; de Mirandés, E.; Mohr, P. J.; Nez, F.; Pachucki, K.; Quinn, T. J.; Taylor, B. N.; Wang, M.; Wood, B. M.; Zhang, Z.; và đồng nghiệp (Committee on Data for Science and Technology (CODATA) Task Group on Fundamental Constants (TGFC)) (ngày 20 tháng 10 năm 2017). “The CODATA 2017 Values of h, e, k, and NA for the Revision of the SI”. Metrologia. 55 (1): L13. Bibcode:2018Metro..55L..13N. doi:10.1088/1681-7575/aa950a.
  10. ^ a b Draft Resolution A "On the revision of the International System of units (SI)" to be submitted to the CGPM at its 26th meeting (2018) (PDF), Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2018, truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2018

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Review] Soushuu Senshinkan Hachimyoujin: Common Route – First Impression
[Review] Soushuu Senshinkan Hachimyoujin: Common Route – First Impression
Là sản phẩm tiếp theo nằm trong Shinza Bansho của Masada sau Paradise Lost, Dies Irae, Kajiri Kamui Kagura
Focalors đã thay đổi vận mệnh của Fontaine như thế nào?
Focalors đã thay đổi vận mệnh của Fontaine như thế nào?
Focalor là tinh linh nước trong đầu tiên được thủy thần tiền nhiệm biến thành người, trải qua sự trừng phạt của thiên lý
Dungeon ni Deai wo Motomeru no wa Machigatteiru Darou ka Season 2 Vietsub
Dungeon ni Deai wo Motomeru no wa Machigatteiru Darou ka Season 2 Vietsub
Một Du hành giả tên Clanel Vel, phục vụ dưới quyền một bé thần loli tên Hestia
Giới thiệu AG Lizbeth - Accountant - Artery Gear: Fusion
Giới thiệu AG Lizbeth - Accountant - Artery Gear: Fusion
Nhìn chung, Lizbeth là một phiên bản khác của Kyoko, máu trâu giáp dày, chia sẻ sát thương và tạo Shield bảo vệ đồng đội, đồng thời sở hữu DEF buff và Crit RES buff cho cả team rất hữu dụng