Độ khuếch đại

Trong kỹ thuật điện tử độ khuếch đại hay độ khuếch, độ lợi là đánh giá định lượng khả năng của mạch hai ngõ (hay hai cổng), thường là các bộ khuếch đại, về tác động tăng công suất hoặc biên độ của tín hiệu từ ngõ vào đến ngõ ra. Các khuếch đại điện tử thực hiện khuếch đại bằng cách điều chỉnh lượng năng lượng chuyển đổi từ những nguồn điện năng cho tín hiệu [1][2][3][4][5].

Độ khuếch đại thường được định nghĩa là tỷ số trung bình của biên độ hoặc công suất tín hiệu Vout tại ngõ ra tới biên độ hoặc công suất Vin tại ngõ vào, thường biểu diễn là K (Coefficient) hay G (Gain), là hệ số . Độ khuếch thường biểu diễn phổ biến bằng đơn vị logarithmic là decibel (dB) ("dB gain") theo các định nghĩa:

Khuếch đại thật sự thì có hệ số tăng lớn hơn 1 (hay lớn hơn 0 dB). Một mạch thụ động có hệ số tăng nhỏ hơn 1, hay số dB là âm [4].

Đồ thị tín hiệu ngõ vào vi(t) và ngõ ra vo(t) của một khuếch đại tuyến tính lý tưởng có độ khuếch 3

Thuật ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Thuật ngữ độ lợi (tiếng Anh: gain) tự nó là một thuật ngữ không rõ ràng, có thể tham chiếu đến tỷ lệ giữa trị ngõ ra với trị ngõ vào của điện áp (độ khuếch điện áp, voltage gain), dòng điện (độ khuếch dòng, current gain) hoặc công suất (độ khuếch công suất, power gain) [4].

Trong các khuếch đại âm thanh và khuếch đại đa năng, đặc biệt là khuếch đại thuật toán, thuật ngữ này thường đề cập đến độ lợi điện áp, nhưng trong các bộ khuếch đại tần số vô tuyến, nó thường đề cập đến độ lợi công suất.

"Độ khuếch dòng" của một transistor lưỡng cực thường đề cập đến hệ số khuếch dòng tĩnh hFE (hay , là tỷ lệ tĩnh của Ic chia cho Ib tại điểm hoạt động), nhưng khi áp dụng vào tín hiệu nhỏ thì lại dùng hệ số khuếch dòng động hfe (là độ dốc của đồ thị Ic theo Ib tại điểm hoạt động).

Ngoài ra độ lợi cũng được áp dụng trong các hệ thống như cảm biến, nơi ngõ vào và ngõ ra có các đại lượng vật lý khác nhau với đơn vị đo lường khác nhau. Trong những trường hợp như vậy các đơn vị đo được phải được chỉ định rõ, và thường gọi là hệ số chuyển đổi. Ví dụ trong linh kiện cảm quang người ta nói hệ số chuyển đổi là "5 microvolt trên mỗi photon".

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Graf, Rudolf F. (1999). Modern Dictionary of Electronics (ấn bản thứ 7). Newnes. tr. 314. ISBN 0080511988.
  2. ^ Basu, Dipak (2000). Dictionary of Pure and Applied Physics. CRC Press. tr. 157. ISBN 1420050222.
  3. ^ Bahl, Inder (2009). Fundamentals of RF and Microwave Transistor Amplifiers. John Wiley and Sons. tr. 34. ISBN 0470462310.
  4. ^ a b c White, Glenn; Louie, Gary J (2005). The Audio Dictionary (ấn bản thứ 3). University of Washington Press. tr. 18. ISBN 0295984988.
  5. ^ DIN 40148-1 Übertragungssysteme und Zweitore – Begriffe und Größen.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tóm tắt chương 229: Quyết chiến tại tử địa Shunjuku - Jujutsu Kaisen
Tóm tắt chương 229: Quyết chiến tại tử địa Shunjuku - Jujutsu Kaisen
Vì Sukuna đã bành trướng lãnh địa ngay lập tức, Angel suy luận rằng ngay cả Sukuna cũng có thể tái tạo thuật thức bằng phản chuyển
Baemin từ
Baemin từ "tân binh" đầy nổi bật thành "tàn binh" bên bờ vực dừng hoạt động ở Việt Nam
Thương hiệu "viral" khắp cõi mạng nhưng "không bao giờ có lãi", liệu có lặp lại câu chuyện của những chú gà vàng đen Beeline?
Sơ lược về thuật thức của gia tộc Kamo
Sơ lược về thuật thức của gia tộc Kamo
Xích Huyết Thao Thuật là một trong những thuật thức quý giá được truyền qua nhiều thế hệ của tộc Kamo.
Phong trụ Sanemi Shinazugawa trong  Kimetsu no Yaiba
Phong trụ Sanemi Shinazugawa trong Kimetsu no Yaiba
Sanemi Shinazugawa (Shinazugawa Sanemi?) là một trụ cột của Demon Slayer: Kimetsu no Yaiba