Đinh Hoài Xuân

Đinh Hoài Xuân
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Đinh Hoài Xuân
Ngày sinh
1987 (36–37 tuổi)
Nơi sinh
Quảng Bình, Việt Nam
Giới tínhnữ
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpNghệ sĩ trung hồ cầm
Đào tạo
Sự nghiệp nghệ thuật
Năm hoạt động2013 – nay
Đào tạoHọc viện Âm nhạc Huế, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
Nhạc cụcello
Website

Đinh Hoài Xuân (sinh năm 1987) là một nghệ sĩ cello người Việt từng ra mắt album chuyển soạn và tham gia độc tấu các ca khúc nhạc Trịnh. Là người sáng lập và tổ chức chuỗi hòa nhạc quốc tế "Cello Fundamento" concert, cô là nữ tiến sĩ chuyên ngành cello đầu tiên tại Việt Nam.

Đầu đời và giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Đinh Hoài Xuân sinh năm 1987 ở Quảng Bình[1] và lớn lên tại Huế.[2] Cô bắt đầu bén duyên với âm nhạc chuyên nghiệp từ năm 10 tuổi (thông qua đàn organ và piano). Nhưng phải đến năm 19 tuổi, cô mới tìm thấy được chính bản thân mình với cây đàn cello.[3] Năm 2005, cô tốt nghiệp Học viện Âm nhạc Huế với tấm bằng thủ khoa. Năm 2012, Xuân tốt nghiệp Thạc sĩ biểu diễn cello tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.[4] Năm 2015, Xuân giành được học bổng Tiến sĩ của cả hai Chính phủ Việt NamRomania chuyên ngành biểu diễn cello tại Đại học âm nhạc quốc gia Bucharest.[3] Năm 2019, cô hoàn thành tu nghiệp tại Romania và nhận được tấm bằng Tiến sĩ, trở thành nữ tiến sĩ cello đầu tiên tại Việt Nam.[3][5]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]
Khi kỹ thuật đạt đến một đỉnh cao nào đó thì sự thành công hay không chính là tìm thấy cái tôi của mình. Sau 4 năm được ra với thế giới, tiếp xúc với nhiều nghệ sĩ huyền thoại và một nền văn hóa lâu đời ở Đông Âu, tôi lại càng nuôi một tình yêu mạnh mẽ và khát vọng lớn hơn rằng trăm năm nữa, Việt Nam cũng có một bề dày âm nhạc không chỉ là dân ca, đàn tranh, đàn nhị, đàn nguyệt mà âm nhạc giao hưởng cũng phát triển ở Việt Nam.

—Đinh Hoài Xuân[2]

Năm 2013, Đinh Hoài Xuân phát hành album đầu tay mang tên "Khúc phiêu du một đời". Đây là album gồm cả DVD và CD độc tấu tám ca khúc của Trịnh Công Sơn chuyển soạn cho cây đàn cello: "Tình sầu", "Em còn nhớ hay em đã quên", "Ru ta ngậm ngùi", "Ngẫu nhiên", "Một cõi đi về", "Sóng về đâu", "Tuổi đá buồn", "Cát bụi". Đây cũng là lần đầu tiên các tác phẩm âm nhạc trữ tình này được chuyển soạn cho cây đàn cello. Sản phẩm nhận được nhiều lời tán dương từ một số nhạc sĩ.[6] Đầu năm 2014, cô ra mắt video ca nhạc "Sóng về đâu".[7] Bản thu này được trích ra từ đĩa CD "Khúc phiêu du một đời" ra mắt trước đó, với mục đích quảng bá cho đĩa CD gốc và được đón nhận rộng rãi bởi giới trẻ yêu âm nhạc Việt Nam.[8] Đây cũng là video clip đầu tiên mà "nhạc Trịnh vang lên từ cây đàn cello".[7][9] Tháng 10 năm 2014, Đinh Hoài Xuân ra mắt video ca nhạc, độc tấu bài hát "Hướng về Hà Nội" của nhạc sĩ Hoàng Dương.[10][11] Cô và Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam cũng được mời trình diễn trong chương trình nghệ thuật kỷ niệm 60 năm Giải phóng Thủ đô diễn ra tại Quảng trường Lý Thái Tổ.[12]

Bên cạnh các sản phẩm âm nhạc cá nhân, Đinh Hoài Xuân cũng thực hiện những buổi hòa tấu cùng nhiều nghệ sĩ khác nhau. Tháng 12 năm 2016, Xuân cùng ba nghệ sĩ khác đến từ Romania thực hiện chuyến lưu diễn vòng quanh Việt Nam với tựa đề "Violoncello Concert 1".[13] Năm 2017, Đinh Hoài Xuân sáng lập chuỗi chương trình "Cello Fundamento Concert", mở màn với "Cello Fundamento Concert 2" tổ chức tại Nhà hát lớn Hà Nội.[14] Một năm sau đó, "Cello Fundamento Concert 3" tiếp tục diễn ra với khách mời là nghệ sĩ Denis Severin.[15] Năm 2019, sau chuyến tu nghiệp ở Romania, Đinh Hoài Xuân trở về trình diễn tại "Cello Fundamento Concert 4", có tựa đề "Home Sweet Home". Đây là chương trình có sự tham gia của 60 nghệ sĩ đến từ Việt Nam và nước ngoài.[16] Tiết mục "Trống cơm" do cô biểu diễn nhận được nhiều sự ủng hộ của khán giả.[17]

Năm 2021, Đinh Hoài Xuân tham gia chương trình Thương vụ bạc tỷ và gọi vốn cho chuỗi hòa nhạc quốc tế của mình.[18]

Đánh giá

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhạc sĩ Phó Đức Phương nhận xét Đinh Hoài Xuân là "một nữ nghệ sĩ đã đi đến cùng, chấp nhận mọi thách thức, nuôi một hoài bão mạnh mẽ theo cách của riêng mình, quyết tâm đưa vẻ đẹp tuyệt vời của tiếng đàn cello chinh phục công chúng". Nhạc sĩ Dương Thụ dành lời khen cho con đường thành công của Xuân, tin tưởng rằng nữ nghệ sĩ sẽ "là cái tên được nhắc đến nhiều trong giới yêu nhạc cổ điển Việt Nam". MC Thảo Vân coi trọng "mong muốn lan tỏa tình yêu âm nhạc cổ điển đến công chúng" của Xuân. Ca sĩ Phạm Phương Thảo phải thốt lên rằng Đinh Hoài Xuân "được trời phú tâm hồn lãng mạn và làm nghệ thuật", thừa nhận "hiếm có nhạc công Việt Nam nào hội tụ từ năng lực chuyên môn đến vẻ đẹp của ánh mắt, hình thể khi chơi nhạc, đứng trên sân khấu lớn hay chỉ một góc phòng vẫn phiêu linh, uyển chuyển và đầy đam mê" như cô. Ca sĩ Tân Nhàn đánh giá cao "tài năng" và "sự hy sinh" của Xuân trên con đường theo đuổi nghệ thuật. Họa sĩ Lê Vi so sánh hình ảnh cây đàn cello với Đinh Hoài Xuân giống như mối lương duyên giữa "người đàn ông với thanh âm trầm tinh tế" với "người phụ nữ đằm thắm, giàu trải nghiệm", nhấn mạnh rằng tiếng đàn của cô nằm ở một "đẳng cấp đã được khẳng định".[19]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Nữ tiến sĩ Cello đầu tiên của Việt Nam được Shark Hưng "chốt deal": Đi chung xe chở lợn gà ra Hà Nội học nhạc, làm MV tiền tỷ dù chỉ có... 4 triệu VNĐ trong tay”. Trí thức trẻ. 29 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2022.
  2. ^ a b V. Hà (ngày 28 tháng 12 năm 2019). “Nghệ sĩ Cello Đinh Hoài Xuân: Cây đàn cello với tôi như là một”. Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2020.
  3. ^ a b c Anh Phương (ngày 6 tháng 12 năm 2019). “Đêm nhạc đặc biệt của Tiến sĩ Cello đầu tiên ở Việt Nam Đinh Hoài Xuân”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2020.
  4. ^ "Nghệ sĩ Đinh Hoài Xuân: Từng ngủ trên xe chở gà, lợn". Đài Truyền hình Việt Nam. ngày 19 tháng 2 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2020.
  5. ^ “Đinh Hoài Xuân - Nữ tiến sĩ Cello đầu tiên của Việt Nam”. Đài Truyền hình Việt Nam. ngày 20 tháng 10 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2020.
  6. ^ Huy Phạm (ngày 16 tháng 8 năm 2013). “Nghệ sĩ cello Hoài Xuân ra mắt CD độc tấu nhạc Trịnh”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2020.
  7. ^ a b Yến Anh (ngày 22 tháng 1 năm 2014). “Đinh Hoài Xuân khiến fan nhạc Trịnh dậy sóng”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2020.
  8. ^ Huy Phạm (ngày 22 tháng 1 năm 2014). “Nghệ sĩ cello Hoài Xuân làm MV nhạc Trịnh”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2020.
  9. ^ G.A (ngày 21 tháng 1 năm 2014). “MV nhạc Trịnh độc đáo của nghệ sĩ cello Hoài Xuân”. Zing News. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2020.
  10. ^ Yến Anh (ngày 9 tháng 10 năm 2014). “Đinh Hoài Xuân lấy nước mắt khán giả khi Hướng về Hà Nội”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2020.
  11. ^ Hoàng Lê (ngày 7 tháng 10 năm 2014). “Đinh Hoài Xuân 'Hướng về Hà Nội'. Thể thao & Văn Hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2020.
  12. ^ Mai An (ngày 4 tháng 10 năm 2014). “MV "Hướng về Hà Nội"- quà tặng âm nhạc dành cho Hà Nội”. Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2020.
  13. ^ Danh Le Thanh (ngày 6 tháng 12 năm 2018). “Dấu ấn của Cello Fundamento qua từng mùa đông Hà Nội”. Tạp chí Đẹp. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2020.
  14. ^ Hồ An (ngày 25 tháng 8 năm 2017). “Hòa nhạc cổ điển Cello Fundamento Concert 2”. Giao thông. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2020.
  15. ^ Hà Tùng Long (ngày 13 tháng 12 năm 2018). “Nghệ sĩ từng đoạt giải Grammy 2007 đến Việt Nam biểu diễn”. Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2020.
  16. ^ Thiếu Anh (ngày 9 tháng 12 năm 2019). "Cello Fundamento Concert 4" và sự trở về của nghệ sĩ Đinh Hoài Xuân”. Đài Tiếng nói Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2020.
  17. ^ Việt Hà (ngày 30 tháng 12 năm 2019). “Đinh Hoài Xuân thăng hoa trong Cello Fundamento Concert 4”. Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2020.
  18. ^ Đăng Bách (28 tháng 6 năm 2021). “Nữ nghệ sĩ 'cầu cứu' shark Liên vì shark Hưng 'đòi lại' 2 tỉ nếu thất bại”. Thanh Niên. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2022.
  19. ^ Thu Hiền. “Đinh Hoài Xuân: Tiếng trung hồ cầm sẽ "sống" trong lòng công chúng Việt?”. Tạp chí Đẹp. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2020.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Review chuyến tàu băng giá - Snowpiercer
Review chuyến tàu băng giá - Snowpiercer
Chuyến tàu băng giá (Snowpiercer) là một bộ phim hành động, khoa học viễn tưởng ra mắt năm 2013
Tổng quan về Chu Du - Tân OMG 3Q
Tổng quan về Chu Du - Tân OMG 3Q
Chu Du, tự Công Cẩn. Cao to, tuấn tú, giỏi âm luật
Review sách
Review sách "Thiên thần và ác quỷ"- Dan Brown: khi ác quỷ cũng nằm trong thiên thần!
Trước hết là đọc sách của Dan dễ bị thu hút bởi lối dẫn dắt khiến người đọc vô cùng tò mò mà không dứt ra được
Nhân vật Awakened Horizon - Counter Side
Nhân vật Awakened Horizon - Counter Side
Awakened Horizon là nhân viên cơ khí được đánh thức thứ hai được thêm vào trò chơi và cũng là đơn vị Không quân được đánh thức thứ hai.