Đinh Văn Bồng

Nguyễn Văn Bồng
Chức vụ
Nhiệm kỳ1995 – 2007
Chính ủyNguyễn Đức Côn
Đinh Trọng Kháng
Tiền nhiệmNguyễn Văn Thực
Kế nhiệmTrần Nam Xuân
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
SinhTháng 7 năm 1946
Mất4 tháng 1, 2021(2021-01-04) (74 tuổi)
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
1 tháng 6, 1969
Học vấnTiến sĩ
Tặng thưởngHuân chương Chiến công Huân chương Chiến công hạng Nhất
Huân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến hạng Nhất
Huân chương Chiến sĩ vẻ vang Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất
Huy chương Quân kỳ quyết thắng Huy chương Quân kỳ quyết thắng
Huân chương Quân công Huân chương Quân công hạng Ba
Binh nghiệp
ThuộcViệt Nam Quân đội nhân dân Việt Nam
Phục vụTập tin:Vietnam People's Air Force insignia.png Quân chủng Phòng không – Không quân
Năm tại ngũ1965 – 2007
Cấp bậc

Nguyễn Văn Bồng (tháng 7 năm 19464 tháng 1 năm 2021) là một sĩ quan cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng, nguyên Giám đốc Học viện Phòng không - Không quân.[1]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Văn Bồng sinh năm 1946 tại xã Hồng Định, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng. Ông nhập ngũ vào ngày 25 tháng 11 năm 1965 và tham gia khóa bay Quân chủng Phòng không Không quân. Tháng 9 năm sau, ông được cử đi học lái máy bay tại Trường Không quân Liên Xô. Sau khi về nước, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 1 tháng 6 năm 1969 và trở thành sĩ quan lái máy bay của Đại đội 8 thuộc Trung đoàn Không quân 923, Sư đoàn 371 vào tháng 10 cùng năm. Tháng 10 năm 1972, ông chuyển sang lái máy bay loại MIC-21 tại Trung đoàn 921 thuộc Sư đoàn 371. Một năm sau, ông được thăng làm Phó Đại đội trưởng Đại đội 3 của Trung đoàn 921.

Tháng 5 năm 1975, ông được điều sang Trung đoàn 935 thuộc Sư đoàn 372, đảm nhiệm Chính trị viên bay F5, Bí thư chi bộ Đại đội 1 và được thăng làm Phó Trung đoàn trưởng của Trung đoàn này vào tháng 2 năm 1978. Tháng 9 năm 1978, ông tiếp tục được cử đi học tại Học viện Không quân GagarinLiên Xô. Sau khi về nước thì ông trở thành Trung đoàn trưởng của Trung đoàn 927 thuộc Sư đoàn 371 vào tháng 7 năm 1982.[2] Ông lần lượt được thăng làm Phó Sư đoàn trưởng và Sư đoàn trưởng của Sư đoàn 370 vào tháng 6 năm 1987 và tháng 3 năm 1991.

Tháng 6 năm 1995, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Học viện Phòng không - Không quân. Và đến tháng 2 năm 2002 thì ông được thăng quân hàm Thiếu tướng. Ông về hưu theo chế độ vào tháng 3 năm 2007.[3][4] Ngày 4 tháng 1 năm 2021, ông qua đời tại Bệnh viện Quân y 175, thọ 75 tuổi.[5]

Khen thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Minh Thư (17 tháng 12 năm 2018). “TPHCM họp mặt cán bộ cao cấp quân đội nghỉ hưu”. Mạng Thông Tin tích hợp trên Internet của TP HCM. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 7 năm 2021. Truy cập 24 tháng 6 năm 2021.
  2. ^ Phương Minh Hòa (4 tháng 2 năm 2021). “Thiếu tướng Đinh Văn Bồng - Người chỉ huy gần gũi và mẫu mực”. Báo điện tử Phòng Không - Không Quân. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 6 năm 2021. Truy cập 24 tháng 6 năm 2021.
  3. ^ Nguyễn Tấn Dũng (14 tháng 12 năm 2006). “Quyết định Về việc Thiếu tướng Đinh Văn Bồng, Giám đốc Học viện Phòng không - Không quân, Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ Quốc phòng nghỉ hưu”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2021.
  4. ^ Kiến Quốc (15 tháng 12 năm 2006). “16 tướng quân đội được kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ”. Báo Sài Gòn Giải Phóng Online. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2017. Truy cập 9 tháng 6 năm 2021.
  5. ^ Bộ Tư lệnh Phòng không – Không quân (7 tháng 1 năm 2021). “Đồng chí Thiếu tướng Đinh Văn Bồng từ trần”. Báo điện tử Quân đội Nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 6 năm 2021. Truy cập 24 tháng 6 năm 2021.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  6. ^ Mai Hương; Minh Phượng (22 tháng 12 năm 2016). “Trao Huân chương Quân công cho 6 tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 6 năm 2021. Truy cập 19 tháng 6 năm 2021.
  7. ^ Minh Nguyễn (22 tháng 12 năm 2016). “TP Hồ Chí Minh: Trao tặng Huân chương Quân công cho cán bộ quân đội”. Báo điện tử Quân đội Nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 6 năm 2021. Truy cập 19 tháng 6 năm 2021.
  8. ^ Hải Yến (23 tháng 12 năm 2016). “TP.HCM trao Huân chương Quân công cho 6 tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp”. Báo Quân khu 7. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2021.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Một vài thông tin về Joy Boy  - One Piece
Một vài thông tin về Joy Boy - One Piece
Ông chính là người đã để lại một báu vật tại hòn đảo cuối cùng của Grand Line, sau này báu vật ấy được gọi là One Piece, và hòn đảo đó được Roger đặt tên Laugh Tale
Chiều cao của các nhân vật trong Tensei Shitara Slime Datta Ken
Chiều cao của các nhân vật trong Tensei Shitara Slime Datta Ken
Thực sự mà nói, Rimuru lẫn Millim đều là những nấm lùn chính hiệu, có điều trên anime lẫn manga nhiều khi không thể hiện được điều này.
[Genshin Impact] Ý nghĩa phù lục trên người QiQi
[Genshin Impact] Ý nghĩa phù lục trên người QiQi
Đạo Giáo đại thái được chia thành hai trường phái lớn là: Phù lục và Đan đỉnh
Haruka Hasebe - Classroom of the Elite
Haruka Hasebe - Classroom of the Elite
Haruka Hasebe (長は谷せ部べ 波は瑠る加か, Hasebe Haruka) là một trong những học sinh của Lớp 1-D.