Đoàn Sinh Hưởng

Đoàn Sinh Hưởng (sinh 1949)[1][2] là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng, là tiến sĩ Khoa học quân sự, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Tư lệnh Binh chủng Tăng - Thiết giáp, nguyên Tư lệnh Quân khu 4 (2005–2009).

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Sinh ngày: 20 tháng 8 năm 1949 Quê quán: xã Bình Ngọc, huyện Hải Ninh, tỉnh Quảng Ninh

Ông sinh năm 1949, tại phường Bình Ngọc, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, nhập ngũ ngày 28 tháng 9 năm 1966.

Năm 1968, trong chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh, Đoàn Sinh Hưởng là Tiểu đội trưởng kiêm Trung đội phó Đại đội súng cối 82 ly thuộc Trung đoàn 88. Ông đã trực tiếp chiến đấu 4 trận, đánh sập 5 lô cốt, phá hủy 1 đại liên, tiêu diệt 15 lính Mỹ, được tặng danh hiệu "Dũng sỹ diệt Mỹ", "Dũng sĩ diệt xe cơ giới", "Chiến sỹ thi đua"[3]. Ông được phong tặng danh hiệu "Dũng sĩ diệt Mỹ" và được kết nạp Đảng ngay tại trận địa khi mới 19 tuổi. Sau đó, ông được điều về hậu phương để đào tạo thành lính xe tăng.

Tháng 5-1974, trong trận tiến công cụm cứ điểm Đăk Pét ở Bắc Tây Nguyên, Đoàn Sinh Hưởng là Đại đội trưởng đại đội xe tăng số 9, ông đã chỉ huy đơn vị yểm trợ đắc lực cho bộ binh tiêu diệt địch. Xe tăng T-54 mang số hiệu 980 của ông đã diệt 10 lô cốt, 1 khẩu pháo 105mm, bắt sống 10 lính.

Trong chiến dịch Tây Nguyên tháng 3-1975, Đoàn Sinh Hưởng dẫn đầu đơn vị thọc sâu, tiến công mãnh liệt vào Sư đoàn 23 địch giữa ban ngày, tạo thuận lợi cho bộ binh tiêu diệt căn cứ địch, bắt sống Tỉnh trưởng tỉnh Đăk Lắk. Xe tăng của ông đã tiêu diệt hàng chục bộ binh địch, bắn cháy 2 xe bọc thép M113, 1 xe tăng M41, 5 xe quân sự. Tiếp đó Đoàn Sinh Hưởng chỉ huy đơn vị đánh vào thị xã Cheo Reo, lấy xe địch đánh địch, góp phần cùng bộ binh tiêu diệt toàn bộ quân địch rút chạy trên đường số 7. Trong trận này ông diệt 10 xe vận tải và 2 xe tăng.

Ngày 1/4/1975, Đoàn Sinh Hưởng cùng đơn vị tiến vào giải phóng thị xã Tuy Hòa, thị trấn Tuy An, sân bay Đông Tác (Phú Yên). Xe tăng của ông đã dùng 4 quả pháo đánh tan 1 trận địa pháo 105mm gồm 4 khẩu, bắn cháy 1 tàu chiến và 1 xuồng chiến đấu tại cửa biển Tuy Hòa[3].

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Đoàn Sinh Hưởng chỉ huy Đại đội xe tăng 9 trong đội hình thọc sâu của Quân đoàn 3 tiến vào nội đô Sài Gòn. Sáng ngày 29/4/1975, đội hình 4 xe tăng do Đoàn Sinh Hưởng chỉ huy gặp đoàn 24 xe tăng, thiết giáp của địch. Phân đội xe tăng do Đoàn Sinh Hưởng chỉ huy sau ít phút chiến đấu đã tiêu diệt 12 chiếc, 12 chiếc còn lại bị bị bắt sống.

Từ năm 1968 đến mùa Xuân năm 1975, Đoàn Sinh Hưởng tham gia nhiều chiến dịch lớn, tiêu biểu là: Đường 9 - Khe Sanh (Quảng Trị), Tây Nguyên, Trung Trung Bộ và Chiến dịch Hồ Chí Minh. Ông được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng Nhì, 2 Huân chương chiến công hạng Ba, 2 lần là "Chiến sỹ thi đua" và nhiều phần thưởng khác. Năm 1975, ông được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND (tháng 9-1975), khi vừa tròn 26 tuổi.

Ông là hậu duệ của Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài, danh thần dưới triều vua Trần Anh Tông

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông có mối tình đầu với cô Liễm, người cùng quê hương. Hôm ông lên đường nhập ngũ ở bến đò ngang (ngày 28/9/1966), cô Liễm cũng ra đưa tiễn. Suốt gần 10 năm ông chiến đấu ở mặt trận, cô Liễm ở quê nhà chờ đợi ông. Sau ngày chiến thắng, ông về quê và 2 người kết hôn.

Ông đã viết bài thơ "Quê tôi" để nhớ về kỷ niệm mối tình ngày ấy: "Nhớ ngày trên bến đò ngang/ Em đưa anh xuống sang trang cuộc đời/ Chiến trường khắp chốn cùng nơi/ Vẫn đôi chân bước cuộc đời xông pha/ Tình non nước, nghĩa quê nhà/ Gian nan mà chẳng phôi pha lời thề/ Cả cuộc đời, mối tình quê/ Ngàn năm giữ lấy lời thề chẳng phai"[4]

Ông có con trai là Đại tá Đoàn Sinh Hoà (sinh năm 1978) hiện là Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Quảng Bình (Chỉ huy trưởng trẻ nhất toàn quân), nguyên Phó Chỉ huy trưởng kiêm Tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh Quảng Bình (7.2019-7.2021), nguyên Phó Hiệu trưởng về Đào tạo Trường Quân sự Quân khu 4 (7.2017-6.2019), nguyên Phó Tham mưu trưởng Sư đoàn 324 (2016-2017).

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Đồng chí Đoàn Sinh Hưởng nhập ngũ ngày 28 tháng 9 năm 1966, chiến sỹ Đại đội 4, Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 88, Sư đoàn 308.

Từ năm 1967 đến tháng 10/1970, đồng chí giữ các chức vụ: Trung đội phó (3/1967 – 02/1968), Trung đội trưởng (3/1968 – 10/1970) thuộc Đại đội 4, Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 88, Sư đoàn 308, tham gia chiến dịch Đường 9 – Khe Sanh (1967-1968), Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân (1968); được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 27  tháng 02 năm 1968.

Từ tháng 11 năm 1970 đến tháng 01 năm 1972, đồng chí học tại Trường Sỹ quan Lục quân. Sau khi tốt nghiệp, đồng chí được điều về Binh chủng Tăng Thiết giáp và giữ các chức vụ: Trung đội trưởng thuộc Đại đội 5, Tiểu đoàn 4, Lữ đoàn 201, Bộ Tư lệnh Binh chủng Tăng Thiết giáp (02/1972 – 4/1972), chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị. Đại đội phó, Quyền Đại đội trưởng Đại đội 23, Đoàn A16, (5/1972 – 12/1972); Đại đội trưởng Đại đội 23, Lữ đoàn 201; Đại đội 6, Đại đội 9, Lữ đoàn 273, Quân đoàn 3 (01/1973 – 12/1974), chiến đấu ở Mặt trận Tây Nguyên. Đại đội trưởng, Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 3, Lữ đoàn 273, Quân đoàn 3 (01/1975 – 11/1975), tham gia Chiến dịch Tây Nguyên và Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn (1975).

Từ tháng 12 năm 1975 đến tháng 9 năm 1983, đồng chí học tại Trường Văn hóa Quân đội thuộc Bộ Quốc phòng (12/1975 – 7/1979) và Học viện Xe tăng Liên Xô (8/1979 – 9/1983). Sau khóa học, đồng chí giữ các chức vụ: Lữ đoàn phó kiêm Tham mưu trưởng Lữ đoàn 273, Quân đoàn 3 (10/1983 – 02/1984); Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 273, Quân đoàn 3, Phó bí thư Đảng ủy lữ đoàn (3/1984 – 6/1988); Sư đoàn trưởng Sư đoàn 320, Quân đoàn 3, Phó Bí thư Đảng ủy Sư đoàn (7/1988 – 9/1990). Tháng 9 năm 1990 đến tháng 8 năm 1992, đồng chí học tại Học viện Quân sự Cấp cao, sau đó giữ các chức vụ: Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Binh chủng Tăng Thiết giáp (9/1992 – 8/1993); Tư lệnh Bộ Tư lệnh Binh chủng Tăng Thiết giáp, Phó Bí thư Đảng bộ binh chủng Tăng Thiết giáp (9/1993 – 01/2003).

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng: Vị tướng chiến trường, vị tướng bóng đá”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2014.
  2. ^ “Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng và chuyện ít người biết”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2014.
  3. ^ a b http://btlsqsvn.org.vn/DesktopModules/News.Display/Print.aspx?bai-viet=anh-hung-doan-sinh-huong-3802[liên kết hỏng]
  4. ^ http://antg.cand.com.vn/Tu-lieu-antg/Chuyen-ve-anh-hung-LLVTNd-Trung-tuong-doan-Sinh-Huong-349527/

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Chú thuật hồi chiến 252: Quyết Chiến Tại Tử Địa Shinjuku
Chú thuật hồi chiến 252: Quyết Chiến Tại Tử Địa Shinjuku
Tiếp tục trận chiến với Nguyền Vương, tua ngược lại thời gian 1 chút thì lúc này Kusakabe và Ino đang đứng bên ngoài lãnh địa của Yuta
Một ma thần chưa rõ danh tính đang ngủ say tại quần đảo Inazuma
Một ma thần chưa rõ danh tính đang ngủ say tại quần đảo Inazuma
Giai đoạn Orobashi tiến về biển sâu là vào khoảng hơn 2000 năm trước so với cốt truyện chính, cũng là lúc Chiến Tranh Ma Thần sắp đi đến hồi kết.
6 cách để giao tiếp cho người hướng nội
6 cách để giao tiếp cho người hướng nội
Dù quan điểm của bạn có dị đến đâu, khác biệt thế nào hay bạn nghĩ là nó dở như thế nào, cứ mạnh dạn chia sẻ nó ra. Vì chắc chắn mọi người xung quanh cũng sẽ muốn nghe quan điểm của bạn
Một số Extensions dành cho các dân chơi Visual Code
Một số Extensions dành cho các dân chơi Visual Code
Trước khi bắt tay vào cốt thì bạn cũng nên tự trang trí vì dù sao bạn cũng sẽ cần dùng lâu dài hoặc đơn giản muốn thử cảm giác mới lạ