Ưu Ba Ly hay Ưu Bà Ly (tiếng Phạn: Upāli) là một nhà sư Phật giáo và là một trong Thập đại đệ tử của Đức Phật[1] và theo các kinh điển Phật giáo sơ kỳ thì Thánh tăng Ưu Bà Ly chính người phụ trách việc trì tụng và xem xét giới luật (tiếng Phạn: vinaya) gọi chung là đệ nhất trì luật.
Ưu Bà Ly xuất thân là một thợ cắt tóc thuộc đẳng cấp thấp. Ông đã gặp Đức Phật khi còn là một đứa trẻ, và sau đó, khi các hoàng tử thuộc dòng dõi Thích Ca (Sakya) thọ giới, Ưu Bà Ly cũng đã làm theo. Theo các sách vở, Ưu Bà Ly là một thợ cắt tóc, một nghề bị coi thường ở Ấn Độ thời cổ đại[2][3]. Ông xuất thân từ một gia đình thuộc đẳng cấp Vaishya phục vụ cho các hoàng tử dòng dõi Sakya ở Kapilavatthu (tiếng Phạn: Śakya; Kapilavastu) và cho Đức Phật. Mẹ của Ưu Bà Ly đã từng giới thiệu Ưu Bà Ly đến với Đức Phật[4] Không giống như người lớn, lúc còn nhỏ cậu không thấy sợ hãi khi đến gần Đức Phật.
Trong một số thư tịch Phật giáo, một lời giải thích được đưa ra tại sao một nhà sư xuất thân từ đẳng cấp thấp lại có vai trò trung tâm như vậy trong việc phát triển giới luật Phật giáo, Apadāna giải thích điều này bằng cách kể rằng Ưu Ba Ly từng là vị vua Chuyển luân Thánh vương toàn năng trong ngàn kiếp trước, và là vua của các vị thần trong ngàn tiền kiếp khác[5][6][7] Mặc dù tiền kiếp của Ưu Bà Ly là một vị vua, ông được sinh ra như một thợ cắt tóc thuộc đẳng cấp thấp vào thời Đức Phật Cồ Đàm (Gotama). Điều này cũng được giải thích trong một câu chuyện của Apadāna đó là trong một kiếp trước, Ưu Bà Ly đã xúc phạm một vị Phật là Pratyekabuddhayāna trong tiếng Phạn dẫn đến nghiệp chướng phải chuyển thế tái sanh[6][7].
Churn Law, B. (2000), A History of Pāli literature (ấn bản thứ 2), Indica Books, ISBN81-86569-18-9
Cutler, S.M. (1997), “Still Suffering After All These Aeons: The Continuing Effects of the Buddha's Bad Karma”, trong Connolly, P.; Hamilton, S. (biên tập), Indian Insights: Buddhism, Brahmanism and Bhakti: Papers From the Annual Spalding Symposium on Indian Religions, Luzac Oriental, tr. 63–82, CiteSeerX10.1.1.695.45, ISBN1-898942-15-3
Eliade, Mircea (1982), Histoire des croyances et des idees religieuses. Vol. 2: De Gautama Bouddha au triomphe du christianisme [A history of religious ideas: From Gautama Buddha to the Triumph of Christianity] (bằng tiếng Pháp), University of Chicago Press, ISBN0-226-20403-0
Huxley, A. (ngày 23 tháng 6 năm 2010), “Hpo Hlaing on Buddhist Law”, Bulletin of the School of Oriental and African Studies, 73 (2): 269–283, doi:10.1017/S0041977X10000364
Prebish, C.S. (2008), “Cooking the Buddhist Books: The Implications of the New Dating of the Buddha for the History of Early Indian Buddhism”, Journal of Buddhist Ethics, 15: 1–21, CiteSeerX10.1.1.693.1275
Sarao, K.T.S. (2004), “Upali”, trong Jestice, P.G. (biên tập), Holy People of the World: A Cross-cultural Encyclopedia, ABC-CLIO, tr. 878, ISBN1-85109-649-3
Schumann, H.W. (2004) [1982], Der Historische Buddha [The Historical Buddha] (bằng tiếng Đức), Walshe, M. O' C. biên dịch, Motilal Banarsidass, ISBN978-81-208-1817-0
Singh, Sangh Sen (1973), “The Problem of Leadership in Early Buddhism”, Proceedings of the Indian History Congress, 34: 131–139, ISSN2249-1937, JSTOR44138606