Ảnh chụp màn hình (tiếng Anh: screenshot, screen capture hay screen grab) là một hình ảnh thu lại những gì được hiển thị trên màn hình hoặc một thiết bị xuất khác. Thông thường, đây là một ảnh kỹ thuật số được tạo bởi hệ điều hành chủ hoặc phần mềm đang chạy trên thiết bị. Một cách khác là dùng điện thoại hoặc máy ảnh khác để chụp màn hình thiết bị.
Những ảnh chụp màn hình đầu tiên được tạo ra với những máy tính tương tác đầu tiên khoảng những năm 1960.[1] Trong thập niên 1980, không phải hệ điều hành nào cũng có chức năng chụp ảnh màn hình có sẵn. Một số màn hình chữ có thể được đưa vào một tập văn bản, nhưng kết quả chi thu được nội dung của màn hình mà không thu được giao diện, đồng thời các màn hình đồ họa không thể được lưu bằng cách này. Một số hệ thống có dòng lệnh BSAVE có thể được dùng để thu một phần bộ nhớ chứa dữ liệu màn hình, nhưng điều này cần một dấu nhắc lệnh (prompt) BASIC. Các hệ thống với đầu ra là video tổng hợp có thể được kết nối với VCR nhằm lưu trữ toàn bộ screencast.[2]
Hầu hết ảnh chụp màn hình là ảnh raster, nhưng một số giao diện đồ họa vectơ như Cairo có thể chụp ảnh màn hình vectơ.[3][4]
Phim Polaroid từng phổ biến cho việc chụp ảnh màn hình thiết bị, do nó cho kết quả nhhanh và khả năng tập trung gần của máy ảnh Polaroid. Năm 1988, Polaroid giới thiệu phim Spectra với kích cỡ 9.2 × 7.3 phù hợp hơn với tỉ lệ khung hình 4:3 của màn hình CRT.
Hệ điều hành Android bắt đầu hỗ trợ chụp ảnh màn hình từ phiên bản 4.0 (Ice Cream Sandwich).[5] Trong những phiên bản cũ hơn, một số thiết bị hỗ trợ tính năng này với một trong những tổ hợp bấm sau:
Kể từ phiên bản 4.0, người dùng có thể chụp ảnh màn hình bằng cách bấm đồng thời Volume Down+Power, và ảnh chụp được lưu trong thư mục "Screenshot" của bộ sưu tập sau một hiệu ứng âm thanh nhỏ.[5]
Trên một số thiết bị dùng Android tùy chỉnh, tổ hợp phím và nơi lưu ảnh có thể khác nhau.
Ngoài ra, khi kết nối với một bàn phím bằng USB OTG, bấm nút in màn hình (PrtScr) sẽ chụp ảnh màn hình.
Không có cách nào trực tiếp để chụp ảnh màn hình[6] một cách lập trình trong những ứng dụng ngoài hệ thống. Tuy nhiên, trên hầu hết thiết bị, ứng dụng có thể dùng tính năng chụp ảnh màn hình của hệ thống mà không cần quyền đặc biệt nào.[7]
Trên các thiết bị Amazon Kindle, người dùng có thể chụp ảnh màn hình bằng cách:
Trên Chromebook và những máy với thiết kế bàn phím Chrome OS khác, ta có thể dùng tổ hợp phím sau:[10][11]
Ảnh chụp màn hình trên HP webOS có thể được lấy như sau:[12]
Trên KDE và GNOME, cách dùng nút PrtScr tương tự như ở trên Windows (xem § Windows). Ngoài ra, các tiện ích chụp ảnh màn hình sau được cài sẵn trong một số bản phân phối Linux:
Người dùng có thể chụp ảnh màn hình trên iOS bằng cách nhấn đồng thời nút Home và nút Lock. Trên những iPhone mới hơn như X, XR, XS và 11, người dùng có thể nhấn nút tăng âm lượng và nút Lock. Màn hình sẽ chớp một lần và ảnh chụp sẽ được lưu dưới định dạng PNG trong bộ sưu tập của thiết bị. Kể từ iOS 11, một bản xem trước sẽ hiện ra ở góc dưới bên trái, có thể được vuốt sang trái để lưu hoặc nhấn vào để chỉnh sửa trước khi lưu hoặc chia sẻ. Tính năng chụp ảnh màn hình có từ iOS 2.0 trở về sau.[15]
Một số công cụ bên ngoài nổi bật bao gồm
|title=
(trợ giúp)