Ủy hội Thế vận Việt Nam

Ủy hội Thế vận Việt Nam
Quốc gia/khu vực Việt Nam Cộng hòa
VNM
Thành lập25 tháng 11 năm 1951[1][2]
Được công nhận1952[1]
Trụ sở chínhKhách sạn Majestic, Sài Gòn, Việt Nam Cộng hòa (1975)[3]
Chủ tịchĐinh Văn Ngọc (cuối cùng)[4][5]
Tổng thư kýNguyễn Văn Kính (cuối cùng)[6]

Ủy hội Thế vận Việt Nam (tiếng Anh: Vietnam Olympic Committee, viết tắt VOC), là Ủy ban Olympic quốc gia của Quốc gia Việt NamViệt Nam Cộng hòa. Ủy ban này tham gia Thế vận hội Mùa hè dưới danh nghĩa Việt Nam từ năm 1952 đến năm 1972. Trước đây từng là thành viên của Ủy ban Olympic quốc gia được Ủy ban Olympic Quốc tế công nhận. Trụ sở chính đặt tại thủ đô Sài Gòn của Việt Nam Cộng hòa. Ủy hội Thế vận Việt Nam chính thức bị giải thể sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Đoàn Việt Nam Cộng hòa tham dự Thế vận hội Roma năm 1960.

Ủy hội Thế vận Việt Nam được thành lập vào ngày 25 tháng 11 năm 1951.[1][7] Cùng năm đó, Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập Ủy ban Olympic Quốc tế và nhanh chóng được chấp thuận là thành viên chính thức. Nam Việt Nam tham gia Thế vận hội dưới danh nghĩa "Việt Nam". Quốc gia Việt Nam lần đầu tiên cử đoàn Olympic đến dự Thế vận hội Helsinki năm 1952.

Sau khi thành lập Việt Nam Cộng hòa vào ngày 26 tháng 10 năm 1955, chính thể này đã kế thừa ghế của Quốc gia Việt Nam tại Ủy ban Olympic Quốc tế. Từ năm 1952 đến năm 1972, 39 vận động viên Việt Nam Cộng hòa, bao gồm hai phụ nữ, đã tham gia Thế vận hội Mùa hè, từ bỏ tham gia Thế vận hội Mùa đông và không giành được huy chương nào.

Thành viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành viên trẻ nhất của đội tuyển Ủy hội Thế vận Việt Nam là vận động viên bơi lội Nguyễn Đình Lê vào năm 1964, khi mới 15 tuổi. Thành viên lớn tuổi nhất là vận động viên bắn súng Hồ Minh Thu, tham gia năm 1972, lúc đó 43 tuổi.

Chủ tịch

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên gọi Nhiệm kỳ Ghi chú
Nguyễn Phước Vọng[8][9] 1951 – 197?
Đinh Văn Ngọc[4][5] 197? – 1975[4][5] cuối cùng[4][5]

Thành tích

[sửa | sửa mã nguồn]

Thế vận hội Mùa hè

[sửa | sửa mã nguồn]
Sự kiện Số lượng Huy chương vàng Huy chương bạc Huy chương đồng Tổng sắp Xếp hạng
Phần Lan Helsinki 1952 8 0 0 0 0
Úc Melbourne 1956 6 0 0 0 0
Ý Roma 1960 3 0 0 0 0
Nhật Bản Tokyo 1964 16 0 0 0 0
México Thành phố México 1968 9 0 0 0 0
Tây Đức München 1972 2 0 0 0 0
Tổng sắp 0 0 0 0

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “South Vietnam (VNM)”. www.olympedia.org. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2022.(tiếng Anh)
  2. ^ “Việt Nam Cộng hòa và những người Việt Nam đầu tiên dự Olympics”. www.luatkhoa.org. 23 tháng 7 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2022.
  3. ^ Olympiad 1960: Games of the XVII Olympiad Rome MCMLX. ENIT - Agenzia Nazionale del Turismo. 1959. tr. 48. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2023.(tiếng Anh)
  4. ^ a b c d “South Vietnam National Olympic Committee”. www.olympedia.org. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2022.(tiếng Anh)
  5. ^ a b c d “Đinh Văn Ngọc”. www.olympedia.org. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2022.(tiếng Anh)
  6. ^ Who's who in Vietnam 1974 (PDF). Vietnam Press Agency. 1974. tr. 395. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2022.(tiếng Anh)
  7. ^ “Việt Nam Cộng hòa và những người Việt Nam đầu tiên dự Olympics”. www.luatkhoa.org. 23 tháng 7 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2022.
  8. ^ “阮福望陳文昭來港洽商恢復港越埠際足球比賽 足總日間開會討論此事 邀南華往賽八月成可行” [Nguyễn Phước Vọng và Trần Văn Chiêu sang Hồng Kông để thảo luận về việc nối lại các trận đấu bóng đá liên cảng giữa Hồng Kông và Việt Nam. Liên đoàn bóng đá sẽ họp vào ngày hôm đó để thảo luận về vấn đề này. Việc mời Nam Việt Nam và Trung Hoa Dân Quốc sang thi đấu vào tháng 8 là khả thi]. Hoa kiều nhật báo tờ 3 trang 4. 25 tháng 1 năm 1961. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2023.(phồn thể)
  9. ^ Who's who in Vietnam 1974 (PDF). Vietnam Press Agency. 1974. tr. 927. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2022.(tiếng Anh)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
5 cách tăng chỉ số cảm xúc EQ
5 cách tăng chỉ số cảm xúc EQ
Chỉ số cảm xúc EQ (Emotional Quotient) là chìa khóa quan trọng cho những ai muốn thành công trong cuộc sống
Kazuha - Sắc lá phong đỏ rực trời thu
Kazuha - Sắc lá phong đỏ rực trời thu
Kazuha là một Samurai vô chủ đến từ Inazuma, tính tình ôn hòa, hào sảng, trong lòng chất chứa nhiều chuyện xưa
Bà chúa Stalk - mối quan hệ giữa Sacchan và Gintoki trong Gintama
Bà chúa Stalk - mối quan hệ giữa Sacchan và Gintoki trong Gintama
Gin chỉ không thích hành động đeo bám thôi, chứ đâu phải là anh Gin không thích Sacchan
Làm chủ thuật toán đồ thị - Graph: cẩm nang giải các dạng bài đồ thị trong DSA
Làm chủ thuật toán đồ thị - Graph: cẩm nang giải các dạng bài đồ thị trong DSA
Bạn có gặp khó khăn khi giải quyết các bài toán về đồ thị trong hành trình học Cấu trúc dữ liệu và thuật toán (DSA)?