A Mari Usque Ad Mare

Tiêu ngữ trong quốc huy Canada năm 1921

A Mari Usque Ad Mare (tiếng Anh: From Sea to Sea; tiếng Pháp: D'un océan à l'autre; tiếng Latinh: A Marī Ūsque Ad Mare; tiếng Việt: Từ biển này đến biển kia) là tiêu ngữ quốc gia của Canada. Cụm tiêu ngữ xuất phát từ bản dịch Vulgata bằng tiếng Latinh của Thi thiên 72:8 trong Kinh Thánh:

"Et dominabitur a mari usque ad mare, et a flumine usque ad terminos terrae".

Bản dịch Tin Lành 1934: "Người sẽ quản hạt từ biển nầy tới biển kia, Từ sông cho đến cùng trái đất."

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Cụm từ lần đầu tiên được sử dụng để biểu trưng cho Canada là bởi George Monro Grant, người từng là thư kí của Sandford Fleming, và một trưởng lão của Giáo hội Trưởng Nhiệm sử dụng nó trong các bài giảng đạo của mình. Chắt của ông ấy, Michael Ignatieff cho rằng Grant đã dùng cụm từ này trong lúc xây dựng đường Đường sắt Thái Bình Dương Canada.[1] Việc sử dụng từ "dominabitur" có trong câu phản ánh việc đặt tên "Dominion of Canada" cho lãnh thổ mới này. 

Tiêu ngữ lần đầu tiên được sử dụng chính thức vào năm 1906 dưới sự chấp thuận bởi Hội đồng Lập pháp của Saskatchewan. Cụm từ này đã được đề nghị cho tiêu ngữ quốc gia bởi Joseph Pope, sau là bởi Thứ Quốc vụ khanh, khi mà Quốc huy của Canada được thiết kế lại năm 1921.[2] Pope từng là một thành viên của ủy ban bổ nhiệm bốn người bởi chính phủ liên bang để thiết kế lại quốc huy (các thành viên khác là Thomas Mulvey, A. G. Doughty và Thiếu tướng W. G. Gwatkin).[3] Không có tiêu ngữ nào từng được đưa vào thiết kế ban đầu. Thiếu tướng W. G. Gwatkin đề xuất "In memoriam in spem" ("Trong kí ức, trong hy vọng") như một tiêu ngữ, nhưng đề nghị của Pope nhận được sự đồng thuận nhiều hơn. Các dự thảo thiết kế đã được phê chuẩn bởi Hội đồng vào ngày 21, tháng 4, năm 1921 bởi Tuyên ngôn Hoàng gia của Vua George V vào ngày 21, tháng 11, năm 1921.[4]

Sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Như là một phần của Quốc huy Canada, tiêu ngữ được dùng như là một dấu hiệu của chính phủ bởi các cơ quan chính phủ và sứ quán.[5] Nó cũng có mặt trên tất cả các loại của Tiền giấy Canada,[6] và trên trang bìa của Hộ chiếu Canada.[7] Nó còn xuất hiện trong tất cả các tuyên bố của chính phủ liên bang.[8]

Đề nghị sửa đổi

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tháng 3 năm 2007, các đại diện của ba vùng lãnh thổ của Canada kêu gọi việc sửa đổi tiêu ngữ để phản ánh địa lý thiên nhiên rộng lớn của Canada[9], do Canada có đường bờ biển tiếp giáp Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, và Thái Bình Dương. Hai gợi ý cho tiêu ngữ mới là A mari ad mare ad mare (từ biển này đến biển kia sang biển nọ) và A mari usque ad maria (từ biển này tới những vùng biển khác).[9][10] Phiên bản mở rộng của tiêu ngữ ("Từ biển này đến biển kia") được sử dụng trong các bài phát biểu và bài viết về Canada, đại diện cho các cư dân phía Bắc và sự phát triển đáng kể của vùng biển Bắc Canada, về mặt chính trị và kinh tế trong tương lai. Một cuộc thăm dò của Canwest Global cho thấy những người ủng hộ việc sửa đổi tiêu ngữ nhiều hơn phía đối lập với tỉ số ba chọi một, với một phần ba những người được hỏi bỏ phiếu trung lập.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ . ISBN 0-670-06972-8. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)|tựa đề= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  2. ^ “Ceremonial and Canadian Symbols Promotion - The arms of Canada (page 2)”. Canadian Heritage. ngày 23 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2008.
  3. ^ “Canadian Heritage: The arms of Canada”. Canadian Heritage. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2009.
  4. ^ “Canadian Heritage: First "Canadian flags". Canadian Heritage. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2009.
  5. ^ “Library of Parliament - Canadian Symbols at Parliament”. Parliament of Canada. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2008.
  6. ^ “Check to Protect” (PDF). Bank of Canada / Banque du Canada. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 30 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2008.
  7. ^ “Passport Canada: Features of the Passport”. Passport Canada. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2008.
  8. ^ Boswell, Randy (ngày 10 tháng 5 năm 2009). “Ignatieff supports changing Canada's two-ocean motto”. National Post. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2009. Đã định rõ hơn một tham số trong |author=|last= (trợ giúp)Đã định rõ hơn một tham số trong |author=|last= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |author=|last= (trợ giúp)
  9. ^ a b Andrew Chung (ngày 28 tháng 10 năm 2007). “TheStar.com | Ideas | Time to herald our northern coast?”. Thestar.com. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2008.
  10. ^ Deveau, Scott (ngày 3 tháng 9 năm 2006). “From sea to sea to sea”. Theglobeandmail.com. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2008.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Đánh giá và hướng dẫn build Zhongli - Nham vương đế quân
Đánh giá và hướng dẫn build Zhongli - Nham vương đế quân
Hướng dẫn build Zhongli đầy đủ nhất, full các lối chơi
"I LOVE YOU 3000" Câu thoại hot nhất AVENGERS: ENDGAME có nguồn gốc từ đâu?
“I love you 3000” dịch nôm na theo nghĩa đen là “Tôi yêu bạn 3000 ”
Pokémon Nobelium
Pokémon Nobelium
Due to it's territorial extent over a large amount of land, Aloma is divided into two parts, Upper and Lower Aloma
Nguồn gốc Mặt Nạ Kháng Ma trong Tensura
Nguồn gốc Mặt Nạ Kháng Ma trong Tensura
Ngay từ khi bắt đầu Tensura, hẳn chúng ta đã quá quen thuộc với hình ảnh Shizu và chiếc mặt nạ, thứ mà sau này được cô để lại cho Rimuru