Abdullah Ahmad Badawi

Đây là một tên người Mã Lai. Theo tập quán Mã Lai, tên gọi hay được sử dụng hơn. Tên gọi của người này là Abdullah.
Abdullah Ahmad Badawi
عبد الله احمد بدوي
Abdullah Badawi năm 2009
Thủ tướng thứ năm của Malaysia
Được vinh danh là
Cha đẻ của phát triển nguồn nhân lực
Bapa Pembangunan Modal Insan
باڤ ڤمباڠونن مودل انسان
Nhiệm kỳ
31 tháng 10 năm 2003 – 3 tháng 4 năm 2009
5 năm, 154 ngày
VuaSirajuddin
Mizan Zainal Abidin
Phó Thủ tướngNajib Razak
Tiền nhiệmMahathir Mohamad
Kế nhiệmNajib Razak
Phó Thủ tướng thứ 8 của Malaysia
Nhiệm kỳ
29 tháng 1 năm 1999 – 31 tháng 10 năm 2003
4 năm, 275 ngày
Thủ tướngMahathir Mohamad
VuaSalahuddin
Sirajuddin
Tiền nhiệmAnwar Ibrahim
Kế nhiệmNajib Razak
Tổng thư ký thứ 22 của Phong trào không liên kết
Nhiệm kỳ
31 tháng 10 năm 2003 – 15 tháng 9 năm 2006
2 năm, 319 ngày
Tiền nhiệmMahathir Mohamad
Kế nhiệmFidel Castro
Thông tin cá nhân
Sinh
Abdullah bin Ahmad

26 tháng 11, 1939 (85 tuổi)
Bayan Lepas, Penang, Thuộc địa Straits (nay là Malaysia)
Đảng chính trịTổ chức Dân tộc Mã Lai Thống nhất
Phối ngẫuEndon Mahmood (1965–2005)
Jeanne Abdullah (2007–nay)
Con cái4 (2 con riêng)
Alma materĐại học Malaya

Tun Abdullah bin Haji Ahmad Badawi (Jawi: عبد الله بن احمد بدوي; sinh ngày 26 tháng 11 năm 1939) là một nhà chính trị người Mã Lai từng là Thủ tướng Malaysia giai đoạn 2003-2009. Ông cũng từng là Chủ tịch Tổ chức Dân tộc Mã Lai Thống nhất (UMNO) và thủ lĩnh của liên minh Mặt trận Dân tộc (BN) trong Quốc hội Malaysia. Ông vốn rất được lòng dân chúng vì tính thanh liêm và được dân Malaysia gọi thân mật là Pak Lah (trong tiếng Mã Lai, Pak nghĩa là Bác, còn Lah là cách gọi thân mật của Abdullah) hoặc Mr. Clean.

Abdullah sinh ra trong một gia đình họ Badawi làm chính trị và hoạt động tôn giáo ở bang Penang. Ngay sau khi tốt nghiệp, ông gia nhập UMNO. Ông từng giữ cương vị Ngoại trưởng. Năm 1999, ông trở thành Phó Thủ tướng trong chính quyền của Thủ tướng Mahathir Mohamad. Abdullah trở thành Thủ tướng Malaysia sau khi Mahathir từ chức vào năm 2003. Năm sau, trong cuộc tổng tuyển cử, ông giành thắng lợi quyết định. Đến cuộc tổng tuyển cử năm 2008, BN chỉ còn giành 63% tổng số ghế trong Quốc hội, thấp nhất kể từ khi Malaysia độc lập. Chiến thắng không thuyết phục này dù vẫn khiến Abdullah tiếp tục làm Thủ tướng, nhưng trách nhiệm của ông đối với UMNO và BN bắt đầu trở thành đề tài nóng bỏng. Thêm vào đó, từ khoảng năm 2005, quan hệ của Abdullah với người tiền nhiệm Mahathir và người phó của mình là Najib Razak xấu dần đi. Đây là những nguyên nhân dẫn đến việc Abdullah quyết định rút lui. Ý định này được ông công bố từ năm 2008 và thực hiện vào tháng 4 năm 2009.

Ông được Quốc vương Malaysia phong tước Tun năm 2009.

Tranh cãi & chỉ trích

[sửa | sửa mã nguồn]

Abdullah đã gây ra tranh cãi vào tháng 12 năm 2006 khi anh đến Úc để mở một nhà hàng trong trận lũ lụt.[1]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Yi, Beh Lih (10 tháng 1 năm 2007). “Premier treatment for Perth restaurant”. Malaysiakini.
Chức vụ chính trị
Tiền nhiệm:
Mahathir Mohamad
Thủ tướng Malaysia
2003 – 2009
Kế nhiệm:
Najib Razak
Tiền nhiệm:
Anwar Ibrahim
Phó Thủ tướng Malaysia
1999 – 2003
Kế nhiệm:
Najib Razak
Tiền nhiệm
Mahathir Mohamad
Tổng thư ký Phong trào Không Liên kết
2003 – 2006
Kế nhiệm
Fidel Castro

Bản mẫu:Tổng thư ký Phong trào Không Liên kết

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Takamine: Samurai huyền thoại và hai món vũ khí lôi thần ban tặng
Takamine: Samurai huyền thoại và hai món vũ khí lôi thần ban tặng
Cánh cổng Arataki, Kế thừa Iwakura, mãng xà Kitain, Vết cắt sương mù Takamine
Kỹ thuật Feynman có thể giúp bạn nhớ mọi thứ mình đã đọc
Kỹ thuật Feynman có thể giúp bạn nhớ mọi thứ mình đã đọc
Nhà vật lý đoạt giải Nobel Richard Feynman (1918–1988) là một chuyên gia ghi nhớ những gì ông đã đọc
Nguồn gốc của mâu thuẫn lịch sử giữa hồi giáo, do thái và thiên chúa giáo
Nguồn gốc của mâu thuẫn lịch sử giữa hồi giáo, do thái và thiên chúa giáo
Mâu thuẫn giữa Trung Đông Hồi Giáo, Israel Do Thái giáo và Phương Tây Thiên Chúa Giáo là một mâu thuẫn tính bằng thiên niên kỷ và bao trùm mọi mặt của đời sống
Võ thuật tổng hợp (MMA): Lịch sử và Nguồn Gốc
Võ thuật tổng hợp (MMA): Lịch sử và Nguồn Gốc
Những ngôi sao điện ảnh như Bruce Lee (Lý Tiểu Long) là người đưa võ thuật đến gần hơn với công chúng