Acanthurus xanthopterus

Acanthurus xanthopterus
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Acanthuriformes
Họ (familia)Acanthuridae
Chi (genus)Acanthurus
Loài (species)Acanthurus xanthopterus
Danh pháp hai phần
Acanthurus xanthopterus
Valenciennes, 1835
Danh pháp đồng nghĩa
Danh sách
    • Acanthurus rasi Valenciennes, 1835
    • Teuthis crestonis Jordan & Starks, 1895
    • Teuthis guentheri Jenkins, 1903
    • Hepatus aquilinus Jordan & Seale, 1906
    • Acanthurus reticulatus Shen & Lim, 1973

Acanthurus xanthopterus là một loài cá biển thuộc chi Acanthurus trong họ Cá đuôi gai. Loài cá này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1835.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ định danh xanthopterus được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Hy Lạp cổ đại: xanthós (ξανθός; "có màu vàng") và ptérux (πτέρυξ; "vây cá"), hàm ý đề cập đến khoảng màu vàng sát rìa vây ngực ở loài cá này.[2]

Phạm vi phân bố và môi trường sống

[sửa | sửa mã nguồn]

Dọc theo đường bờ biển Đông Phi, A. xanthopterus được phân bố trải dài về phía đông đến tận bờ biển Thái Bình Dương của châu Mỹ, băng qua phần lớn những vùng biển thuộc khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, ngược lên phía bắc đến vùng biển phía nam Nhật Bảnquần đảo Hawaii, gới hạn phía nam đến bờ đông Úc (gồm cả rạn san hô Great Barrier); ở Đông Thái Bình Dương, A. xanthopterus được ghi nhận từ cực nam bán đảo Baja California và cửa vịnh California, dọc theo bờ tây México đến Costa RicaEcuador (trừ vùng bờ biển El SalvadorGuatemala) và bao gồm tất cả các hải đảo ngoài khơi.[1][3]

Hai cá thể A. xanthopterus đã được thu thập ở ngoài khơi Bắc Peru vào năm 2019, góp phần mở rộng phạm vi của loài này về phía nam ở Đông Thái Bình Dương.[4] Trước đó, một cá thể A. xanthopterus cũng đã được phát hiện ở Nam Oman.[1] Gần đây, một cá thể A. xanthopterus đã được đánh bắt ở vùng biển ngoài khơi Alexandria, Ai Cập, do là một loài cá cảnh thường được xuất khẩu nên A. xanthopterus được cho là đã thoát ra từ các bể cá triển lãm (A. xanthopterus không phải loài bản địaBiển Đỏ).[5]

Việt Nam, A. xanthopterus được ghi nhận tại quần đảo Hoàng Sa, vịnh Nha Trang (Khánh Hòa) và Ninh Thuận.[6][7]

A. xanthopterus sống gần các rạn san hô viền bờ ở độ sâu lên đến 120 m, thường tập trung phổ biến ở khu vực đầm phávịnh hơn đới mặt trước rạn.[1] Cá con sống ở vùng nước đục gần bờ, còn cá trưởng thành có xu hướng bơi ra vùng nước sâu hơn.[3]

Một cá thể A. xanthopterusRaja Ampat

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở A. xanthopterus là 70 cm, nhưng thường bắt gặp với kích thước phổ biến là 50 cm.[3] Loài cá này có một mảnh xương nhọn màu đen chĩa ra ở mỗi bên cuống đuôi tạo thành ngạnh sắc.

Cơ thể hình bầu dục thuôn dài, có màu tím xám hoặc nâu xám, với các vân sọc gợn sóng ở hai bên thân. Vệt màu vàng tươi ở hai bên mắt. Vùng bụng và thân dưới sáng màu hơn so với toàn bộ cơ thể. Vây đuôi lõm sâu, hình lưỡi liềm, màu lam xám; cuống đuôi thường có dải trắng mờ. Vây hậu môn và vây lưng có các dải sọc ngang màu vàng và xanh lam xen kẽ; dải lam ánh kim ở sát gốc vây. Vây ngực trong mờ, có vệt vàng ở sát rìa.[8]

Số gai ở vây lưng: 9; Số tia vây ở vây lưng: 25–27; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 23–25; Số tia vây ở vây ngực: 16–17; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5; Số lược mang: 16–24.[9]

Sinh thái học

[sửa | sửa mã nguồn]

Thức ăn của A. xanthopterus chủ yếu là tảo, bao gồm cả tảo cátvụn hữu cơ. A. xanthopterus có thể sống đơn độc hoặc hợp thành những nhóm nhỏ.[9]

A. xanthopterus được quan sát là đã ăn phân của những loài cá biển khơi thải ra, đặc biệt là chất thải từ những loài cá khế.[1]

Tuổi thọ cao nhất được biết đến ở A. xanthopterus là 34 năm tuổi.[10]

Đánh bắt

[sửa | sửa mã nguồn]

A. xanthopterus là loài có tầm quan trọng trong các hoạt động thương mại thủy sảncá cảnh. Loài này đang được nhắm mục tiêu đánh bắt bởi các ngư dân trong khu vực phân bố của chúng, cùng với Acanthurus blochiiAcanthurus dussumieri. Giá bán trực tuyến của A. xanthopterus để nuôi làm cảnh dao động trong khoảng từ 40 đến 70 USD một con tùy theo kích cỡ.[1]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f Abesamis, R.; Clements, K. D.; Choat, J. H.; McIlwain, J.; Myers, R.; Rocha, L. A.; Nanola, C.; Russell, B.; Stockwell, B. (2012). Acanthurus xanthopterus. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2012: e.T177989A1512937. doi:10.2305/IUCN.UK.2012.RLTS.T177989A1512937.en. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ C. Scharpf; K. J. Lazara (2020). “Order ACANTHURIFORMES (part 2)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2021.
  3. ^ a b c Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Acanthurus xanthopterus trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.
  4. ^ Campos León, Sarita Virginia; Mendez, Andrey; Béarez, Philippe; Sare, Amado (2019). “First report of the yellowfin surgeonfish Acanthurus xanthopterus (Teleostei: Acanthuridae) in northern Peru” (PDF). Cybium: International Journal of Ichthyology. 43 (4): 377–379. doi:10.26028/cybium/2019-434-008.
  5. ^ Adel, Mohammed; Nour, Ola M.; Mabruk, Sara a. a. Al; Zava, Bruno; Deidun, Alan; Corsini-Foka, Maria (2022). “The yellowfin surgeonfish Acanthurus xanthopterus Valenciennes, 1835 (Actinopterygii: Perciformes: Acanthuridae) from Mediterranean Egyptian waters” (PDF). Mediterranean Marine Science. 23 (1): 134–139. doi:10.12681/mms.28131. ISSN 1791-6763.
  6. ^ Nguyễn Hữu Phụng (2002). “Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học "Biển Đông-2002": 275–308.
  7. ^ Mai Xuân Đạt; Nguyễn Văn Long; Phan Thị Kim Hồng (2020). “Cá rạn san hô ở vùng biển ven bờ tỉnh Ninh Thuận” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. 20 (4A): 125–139. doi:10.15625/1859-3097/15656. ISSN 1859-3097.
  8. ^ Joe Shields (biên tập). Acanthurus xanthopterus Acanthuridae”. Reef Life Survey. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2021.
  9. ^ a b D. Woodland (2001). K. E. Carpenter; V. H. Niem (biên tập). The living marine resources of the Western Central Pacific. Vol. 6. Bony fishes part 4 (Labridae to Latimeriidae), estuarine crocodiles, sea turtles, sea snakes and marine mammals (PDF). FAO Species Identification Guide for Fishery Purposes. FAO. tr. 3675. ISBN 978-9251045893.
  10. ^ J. H. Choat; D. R. Robertson (2002). “Chapter 3. Age-based studies on coral reef fishes” (PDF). Trong P. F. Sale (biên tập). Coral Reef Fishes. tr. 57–80. doi:10.1016/B978-012615185-5/50005-0.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan