Agharta: The Hollow Earth

Agharta: The Hollow Earth
Nhà phát triểnAniware AB
Nhà phát hànhEgmont Interactive
Nền tảngWindows
Phát hành2000
Thể loạiHành động, phiêu lưu
Chế độ chơiChơi đơn

Agharta: The Hollow Earth là tựa game đồ họa 3D thuộc thể loại hành động, phiêu lưu kể về chuyến hành trình đến thành phố huyền thoại nằm sâu dưới lòng đất Agharta do hãng Aniware AB phát triển và được Egmont Interactive phát hành vào năm 2000.

Bản beta cho phiên bản lồng tiếng Đức của tựa game này được phát hành vào tháng 4 năm 2001.[1]

Cốt truyện

[sửa | sửa mã nguồn]

Lấy bối cảnh năm 1926, người chơi vào vai chàng phi công trẻ tuổi được cấp trên giao nhiệm vụ tìm kiếm một nhà khoa học nổi tiếng đã biến mất tăm hơi khi đang lưu lạc ở Bắc Cực.[2]

Lối chơi

[sửa | sửa mã nguồn]

Agharta: The Hollow Earth lấy cảm hứng từ thuyết âm mưu Trái Đất rỗng. Riêng về phần lối chơi thì noi theo thể loại game phiêu lưu trỏ và nhấp truyền thống. Trong quá trình chơi game, người chơi điều khiển nhân vật chính là chàng phi công trẻ tuổi cùng chú chó đốm nhỏ khám phá môi trường xung quanh để lấy vật phẩm và sử dụng chúng nhằm hoàn thành phần giải đố và tiếp tục tìm hiểu câu chuyện đến cùng. Cũng có đôi lúc người chơi sẽ phải dùng đến vũ khí có sẵn hoặc nhặt được dọc đường để tự vệ trước những sinh vật thù địch quanh đây.[3]

Bình phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Chris Kellner của DTP Entertainment chuyên xử lý việc bản địa hóa game ở Đức, đã bật mí doanh số bán hàng trọn đời của tựa game này là từ 10.000 đến 50.000 bản trong khu vực.[4]

Comrad của Absolute Games đã mô tả trò chơi này là một tựa game kinh điển nên là một phần không thể thiếu trong bộ sưu tập của người chơi.[5] Nhà phê bình Michael Zacharzewski của Gry cho biết game đã đưa ra lời tuyên bố quan trọng với thế giới rằng Thụy Điển sở hữu cả một ngành công nghiệp phát triển trò chơi điện tử phát triển mạnh mà có thể vẫn còn bị nghi vấn vào lúc đó.[6] Thorsten Wiesner của trang web Đức Golem nghĩ rằng câu chuyện của game khá hay với rất nhiều tiềm năng bị lãng phí.[7] Game Guru ca ngợi phong cảnh âm thanh và âm nhạc của tựa game này.[8] PC Player cho rằng thiết kế của trò chơi này không có tính sáng tạo và các câu đố thì rỗng tuếch.[1]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Full text of "PC Player German Magazine 2001-06". archive.org (bằng tiếng Anh). tháng 6 năm 2001. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2017.
  2. ^ “Agharta: The Hollow Earth Plot”. MobyGames. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2023.
  3. ^ “Agharta: The Hollow Earth Gameplay”. Gamepressure. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2023.
  4. ^ “The Lounge; Interview with DTP”. The Inventory. Just Adventure (10): 20–23. tháng 11 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2006. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2018.
  5. ^ “Agharta: The Hollow Earth - рецензия и обзор на игру на AG.ru”. www.ag.ru. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2017.
  6. ^ Polska, Grupa Wirtualna. “Agharta: The Hollow Earth - Gry.wp.pl”. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2017.[liên kết hỏng]
  7. ^ “Spieletest: Hollow Earth - Abenteuer für Bruchpiloten - Golem.de” (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2017.
  8. ^ Krehlik, Radoslav. “Agharta - The Hollow Earth - review”. gameguru.box.sk. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2017.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
JR Pass là gì? Hướng dẫn sử dụng JR Pass đi khắp nước Nhật dễ dàng
JR Pass là gì? Hướng dẫn sử dụng JR Pass đi khắp nước Nhật dễ dàng
Bạn muốn đi nhiều nơi tại Nhật nhưng chi phí đi lại thì quá cao? Hãy yên tâm, lựa chọn của bạn sẽ đơn giản hoá hơn nhiều khi đã có JR Pass là có thể di chuyển khắp mọi miền quê ở đất nước mặt trời mọc
Tại sao một số người luôn muốn lan truyền sự căm ghét?
Tại sao một số người luôn muốn lan truyền sự căm ghét?
Căm ghét là một loại cảm xúc khi chúng ta cực kỳ không thích ai hoặc cái gì đó
Công thức làm lẩu ếch măng cay
Công thức làm lẩu ếch măng cay
Lẩu ếch măng cay là một trong những món ngon trứ danh với hương vị hấp dẫn, được rất nhiều người yêu thích, cuốn hút người sành ăn
Pricing Strategy: Học cách định giá sản phẩm có 1-0-2 của Wine List
Pricing Strategy: Học cách định giá sản phẩm có 1-0-2 của Wine List
Hôm nay mình đọc được 2 case study thú vị về định giá sản phẩm. Cả hai đều dựa trên hiệu ứng mỏ neo (Price Anchoring Effect).