Alexandra Elbakyan

Alexandra Elbakyan
Alexandra Elbakyan
Elbakyan tại Đại học Harvard năm 2010
Sinh6 tháng 11, 1988 (36 tuổi)
Almaty, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Kazakhstan, Liên Xô
Quốc tịchphi dân tộc Kazakhstan (non-ethnic Kazakhstan)
Trường lớpĐại học Satbayev
Nghề nghiệp
Năm hoạt độngHiện tại đang hoạt động
Nổi tiếng vìSci-Hub
Websiteengineuring.wordpress.com Sửa dữ liệu tại Wikidata
Sự nghiệp khoa học
NgànhKỹ thuật thần kinh, Khoa học máy tính

Alexandra Asanovna Elbakyan (tiếng Nga: Алекса́ндра Аса́новна Элбакя́н[1]) là một lập trình viên người Kazakhstan, người tạo ra trang web Sci-Hub,[2][3] được xem là một "cướp biển lẩn trốn" trên Internet"[4] & "Nữ hoàng cướp biển trong khoa học".[5] Tạp chí Nature đã liệt kê cô vào năm 2016 là Top 10 người có ảnh hưởng đến khoa học,[6] Ars Technica so sánh cô như là Aaron Swartz,[7]The New York Times đã so sánh cô với Edward Snowden.[8]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Elbakyan sinh ra ở Almaty, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Kazakhstan vào ngày 06 tháng 11 năm 1988.[9][10] Cô có gốc gác từ Armenia, Slav, và châu Á.[11] Elbakyan thực hiện các nghiên cứu đại học ở Almaty, nơi cô phát triển các kỹ năng hack máy tính.[12] Một năm làm việc trong lĩnh vực An ninh mạng ở Nga đã cho cô các khoản tài chính để tới Freiburg vào năm 2010 để làm việc cho một dự án giao diện não-máy tính, và cô phát triển sự hứng thú với triết học siêu nhân học, dẫn dắt cô tới một khóa thực tập mùa hè tại học viện Công nghệ Georgia ở Hoa Kỳ, để theo học "Khoa học thần kinh và nhận thức".[13][14][15] Năm 2009, cô nhận bằng Cử nhân Khoa học Khoa học máy tính từ đại học Satbayev, với chuyên đề về an toàn thông tin.[16][17]

Cô bắt đầu dự án Sci-Hub khi trở về Kazakhstan năm 2011, được phóng viên John Bohannon tạp chí Science mô tả là "một hành động đầy cảm hứng của lòng vị tha hay là một tội phạm của doanh nghiệp lớn, tùy thuộc vào người bạn hỏi."[12] Theo một vụ kiện được đưa ra ở Hoa Kỳ bởi nhà xuất bản Elsevier, Elbakyan hiện phải ẩn nấp do nguy cô bị dẫn độ;[18] Elsevier ban hành lệnh cấm chống lại cô với 15 triệu USD bồi thường[19][20].

Theo cuộc phỏng vấn năm 2016, nghiên cứu khoa học thần kinh của cô bị trì hoãn, nhưng Elbakyan đã đăng ký vào một chương trình Thạc sĩ lịch sử khoa học tại một "đại học tư có quy mô nhỏ" ở một địa điểm chưa được tiết lộ. Đề tài luận văn của cô là về truyền thông khoa học.[12] Vào tháng 12 năm 2016, Nature Research liệt kê cô là một trong những người có mặt trong danh sách Nature 10.[21]

Elbakyan và Sci-Hub lần nữa lại dính đến vụ kiện năm 2017, lần này là Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ. ACS kiện trang web vì các vi phạm bản quyền, thương hiệu, và chuyển đổi.[22] Cuối năm, tòa án phán quyết ủng hộ ACS, phạt Sci-Hub $4,800,000 USD vì tổn hại đã gây ra.[23]

Vào tháng 12 năm 2019, tờ Washington Post báo cáo rằng Elbakyan đang bị Bộ Tư pháp Hoa Kỳ điều tra.[24]

Quan điểm và tranh cãi

[sửa | sửa mã nguồn]

Elbakyan tuyên bố rằng cô được truyền cảm hứng bởi các lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản, mặc dù cô không cho mình là một người theo chủ nghĩa Marx.[25] Cô ủng hộ một nhà nước mạnh mẽ có thể đứng vững trước thế giới phương Tây, và cô không muốn "các nhà khoa học Nga và người Kazakhstan bản địa của cô phải chia sẻ các định mệnh tương tự như các nhà khoa học Iraq, Libya, và Syria, được sự "giúp đỡ" của Hoa Kỳ để trở nên dân chủ hơn."[26]

Đặc biệt, Elbakyan chỉ trích mạnh mẽ tổ chức quỹ Dynasty Foundation trước kia và các hình tượng liên quan, tin rằng tổ chức bị chính trị hóa, gắn chặt với việc phản đối Vladimir Putin ở Nga, và phù hợp với định nghĩa hợp pháp của một "cơ quan nước ngoài" ở Nga; nhà sáng lập Dynasty, theo quan điểm của cô, là đã tài trợ cho những nhà nghiên cứu có quan điểm chính trị tương đồng với Dynasty.[26] Elbakyan cho rằng sau khi cô bắt đầu điều tra các hoạt động của quỹ và xuất bản các bằng chứng tìm thấy, cô trở thành mục tiêu của một chiến dịch quấy rối mạng (cyberharassment) do những người ủng hộ Dynasty thực hiện.[27]

Năm 2017, một loài ong bắp cày ký sinh (parasitoid wasp) được khám phá bởi các nhà côn trùng học Nga và Mexico được đặt tên cho Elbakyan (Idiogramma elbakyanae).[28] Elbakyan cho rằng đã bị xúc phạm vì điều này, cô viết, "Nếu bạn phân tích tình huống với các ấn bản khoa học, các ký sinh trùng thật sự là các nhà xuất bản khoa học, và Sci-Hub, ngược lại, chiến đấu về sự bình đẳng truy cập đến thông tin khoa học."[29] Theo sự kiện này, và trong bối cảnh việc các mối quan hệ căng thẳng kéo dài của cô với người theo chủ nghĩa tự do, cánh thân phương Tây ở cộng đồng khoa học Nga, cô đã khóa truy cập tới Sci-Hub với các người dùng từ Nga.[30]

Việc truy cập vào Sci-Hub từ Nga sau đó được khôi phục và Elbakyan đã nói trong cuộc phỏng vấn rằng nhiều người hâm mộ đã liên hệ và thuyết phục cô "rằng quan điểm của cái gọi là 'các nhà phổ biến khoa học', những người tấn công cô trên Internet không thể xem là quan điểm của cộng đồng khoa học."[31] Nhà côn trùng học người Nga chịu trách nhiệm cho việc đặt tên Elbakyan cho loài "ong bắp cày" đã tuyên bố ủng hộ Sci-Hub, và trong bất cứ sự kiện nào, cái tên không phải là một sự sỉ nhục, đặc biệt các parasitoid gần với việc săn mồi hơn là các loài ký sinh.[32]

Elbakyan là một người ủng hộ mạnh mẽ phong trào truy cập mở và tuyên bố rằng sự mệnh của Sci-Hub phù hợp hoàn toàn với phong trào. Cô tranh cãi rằng các trang web như Sci-Hub là một phần của những người đề xuất cho mục tiêu Open Access đang phấn đấu.[33] Elbakyan tin rằng thông qua phong trào Open Access, người dân có thể tiếp cận nhiều thông tin hơn.[34]

Năm 2018, Elbakyan đã hỏi những người ủng hộ Sci-Hub về việc gia nhập Pirate Party để đấu tranh cho các luật bản quyền phải được thay đổi.[35]

Vào tháng 12 năm 2019, có báo cáo cho rằng[24] Bộ trưởng Tư Pháp Hoa Kỳ đang điều tra Elbakyan với các tình nghi có quan hệ với lực lượng tình báo quân đội Nga, GRU, để đánh cắp các hợp đồng quốc phòng bí mật của quân đội Hoa Kỳ. Elbakyan phủ nhận điều này, nói rằng Sci-Hub "có bất cứ cách nào liên hệ với tình báo Nga hay bất cứ quốc gia nào khác," nhưng lưu ý rằng "tất nhiên, có thể có những trợ giúp gián tiếp. Giống như với việc làm từ thiện, bất cứ ai cũng có thể gửi tiền từ thiện; và những người gửi hoàn toàn vô danh, vì vậy tôi không biết chính xác ai đang từ thiện cho Sci-Hub."[36]

Công trình nghiên cứu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Elbakyan, Alexandra (ngày 24 tháng 2 năm 2016). “Why Sci-Hub is the true solution for Open Access: reply to criticism”.
  • Elbakyan, Alexandra (ngày 20 tháng 5 năm 2016). “Why Science is Better with Communism? The Case of Sci-Hub”. Open Access Symposium 2016, University of North Texas.
  • Elbakyan, Alexandra (ngày 2 tháng 7 năm 2017). “Elbakyan's correction of Wikipedia article”.
  • Elbakyan, Alexandra (2019), Александра Элбакян (sci-hub.tw/alexandra) (bằng tiếng Nga) (tự truyện)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Элбакян Александра Асановна / RUNET-ID”. runet-id.com. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2017.
  2. ^ “Transcript and translation of Sci-Hub presentation”. University of North Texas. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2017. We have a recent addition to our lineup of speakers that we'll start off the day with: Alexandra Elbakyan. As many of you know, Alexandra is a Kazakhstani graduate student, computer programmer, and the creator of the controversial Sci-Hub site.
  3. ^ Dylla, H. Frederick (ngày 21 tháng 3 năm 2016). “No need for researchers to break the law to access scientific publications”. Physics Today. doi:10.1063/PT.5.2031. ISSN 0031-9228.
  4. ^ Rosenwald, Michael S. “Meet the woman who put 50 million stolen articles online so you can read them for free”. Independent. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2017.
  5. ^ Graber-Stiehl, Ian (ngày 8 tháng 2 năm 2018). “Science's Pirate Queen”. The Verge. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2018.
  6. ^ “Nature's 10 Ten people who mattered this year”. Nature. 540 (7634): 507–515. ngày 12 tháng 3 năm 2016. Bibcode:2016Natur.540..507.. doi:10.1038/540507a. PMID 30905952. In 2009, when she was a graduate student working on her final-year research project in Almaty, Kazakhstan, Elbakyan became frustrated at being unable to read many scholarly papers because she couldn't afford them...
  7. ^ Kravets, David (ngày 3 tháng 4 năm 2016). “A spiritual successor to Aaron Swartz is angering publishers all over again”. Ars Technica. Condé Nast. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2016. Just as Swartz did, this hacker is freeing tens of millions of research articles from paywalls, metaphorically hoisting a middle finger to the academic publishing industry, which, by the way, has again reacted with labels like "hacker" and "criminal." Meet Alexandra Elbakyan, the developer of Sci-Hub, a Pirate Bay-like site for the science nerd. It's a portal that offers free and searchable access "to most publishers, especially well-known ones." Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)
  8. ^ “Opinion | Should All Research Papers Be Free?”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ngày 12 tháng 3 năm 2016. ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2018.
  9. ^ “Alexandra Elbakyan”. Vk.com (bằng tiếng Nga). Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2016.
  10. ^ Coralie Trinh Thi (2016). “Alexandra Elbakyan: la pirate scientifique” (bằng tiếng Pháp). Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 1 năm 2017. Née en 1988 au Kazakhstan, elle est fascinée par « les livres de science soviétiques, qui expliquent scientifiquement tous les miracles attribués aux dieux ou à la magie ». Elle étudie les neurosciences à Astana et son université n'a pas les moyens de payer l'abonnement aux publications des éditeurs scientifiques. Pour son projet de recherche (l'interactivité cerveau-machine), elle aurait dû acheter chaque article autour de 30 dollars – un prix faramineux quand on sait qu'il faut consulter des dizaines ou des centaines d'articles. Elle n'a qu'une solution: les pirater.
  11. ^ “Alexandra Elbakyan”. Twitter.com. ngày 19 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2016.
  12. ^ a b c Bohannon, John (ngày 29 tháng 4 năm 2016). “The frustrated science student behind Sci-Hub”. Science. 352 (6285): 511. Bibcode:2016Sci...352..511B. doi:10.1126/science.352.6285.511.
  13. ^ “People”. Học viện Công nghệ Georgia. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 1 năm 2017. Alexandra Elbakyan [...] Summer 2010 [...] Programming and data analysis
  14. ^ Gameiro, Denise Neves (ngày 4 tháng 6 năm 2016). “This 27-year-old Woman is Shaking up the Scientific Publishing Industry”. Labiotech.eu. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 1 năm 2017. Alexandra Elbakyan, a 27-year-old researcher from Kazakhstan, started out with the same issues. While she was studying 'Neuroscience and Consciousness' in labs at Georgia Tech (US) and University of Freiburg (Germany), she was forced to pirate papers for herself and other researchers.
  15. ^ Peet, Lisa (ngày 25 tháng 8 năm 2016). “Sci-Hub Controversy Triggers Publishers' Critique of Librarian”. Library Journal. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 1 năm 2017. Elbakyan, a software developer and neurotechnology researcher, created Sci-Hub originally out of frustration over lack of access to scholarly material in her native Kazakhstan. After studying neuroscience and transhumanism (a futurist movement positing that the human species can evolve through technology) at Albert-Ludwigs University in Freiburg, Germany, and the Georgia Institute of Technology, Elbakyan returned to Kazakhstan, where Internet access was limited, article purchase fees steep, and interlibrary loan periods long. She often located pirated journal articles through online content access communities, and helped procure them for her fellow students; eventually she decided to automate the process and launched Sci-Hub. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)
  16. ^ Elbakyan, Alexandra (ngày 27 tháng 1 năm 2015). “Brain-Computer Interfacing, Consciousness, and the Global Brain: Towards the Technological Enlightenment”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 1 năm 2017. Alexandra Elbakyan is a neurotechnology researcher and advocate, and a software developer. Alexandra holds a BS in CS from Kazakh National Technical University in Almaty, Kazakhstan, specializing in information security. During the last year of her study, she worked on a security system that would recognize individuals by their brainwaves. After obtaining her BS she worked for a while with the Human Media Interaction Group at the University of Twente on the mind-controlled game Bacteria Hunt. Later she joined the Human Higher Nervous Activity Lab dedicated to the study of consciousness. Currently she is working in The Brain Machine Interfacing Initiative at Albert-Ludwigs-University Freiburg on the development of ECoG-based hand prostheses Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)
  17. ^ “Bacteria Hunt:A multimodal, multiparadigm BCI game” (PDF). University of Twente. tr. 22. Alexandra A. Elbakyan graduated from KazNTU with a bachelor's degree in IT in June 2009. She conducted a study regarding person identification by EEG in her final year thesis. She is going to continue her research in brain-computer interfaces and brain implants
  18. ^ Bohannon, John (ngày 29 tháng 4 năm 2016). “Who's downloading pirated papers? Everyone”. Science. 352 (6285): 508–512. doi:10.1126/science.aaf5664. Elbakyan also answered nearly every question I had about her operation of the website, interaction with users, and even her personal life. Among the few things she would not disclose is her current location, because she is at risk of financial ruin, extradition, and imprisonment because of a lawsuit launched by Elsevier last year.
  19. ^ Schiermeier, Quirin (ngày 22 tháng 6 năm 2017). “US court grants Elsevier millions in damages from Sci-Hub”. Nature. doi:10.1038/nature.2017.22196.
  20. ^ Buranyi, Stephen (ngày 27 tháng 6 năm 2017). “Is the staggeringly profitable business of scientific publishing bad for science?”. The Guardian.
  21. ^ “Nature's 10”. Nature. 540 (7634): 507–515. ngày 22 tháng 12 năm 2016. Bibcode:2016Natur.540..507.. doi:10.1038/540507a. PMID 30905952.
  22. ^ United States District Court for the Eastern District of Virginia, Alexandria Division, American Chemical Society vs. JOHN DOEs 1–99, Case 1:17-cv-00726-LMB-JFA, Document 1, Filed ngày 23 tháng 6 năm 2017, pp. 1–21.
  23. ^ United States District Court for the Eastern District of Virginia, Alexandria Division, American Chemical Society vs. Sci-Hub d/b/a www.Sci-Hub.cc, John Does 1–99, Civil Action No, 1:17cv0726 (LMB/JFA), Document 22, Filed Sept. 28, 2017, pp. 1–16.
  24. ^ a b “Justice Department investigates Sci-Hub founder on suspicion of working for Russian intelligence”. The Washington Post (bằng tiếng Anh). ngày 19 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2019.
  25. ^ Кузнецов, Даниил (ngày 23 tháng 12 năm 2016). “Пиратка года: До Сноудена или Ассанжа мне пока далеко” (bằng tiếng Nga). Life (news agency, Russia). Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2017.
  26. ^ a b Владимиров, Василий. “Политизация популяризации науки в современной России: о фонде "Династия" (bằng tiếng Nga). APN. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2017.
  27. ^ Зораб, Руслан (ngày 6 tháng 9 năm 2017). “Александра Элбакян: о либералах, троллинге и блокировке Sci-Hub в России” (bằng tiếng Nga). Naked Science. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2017.
  28. ^ Khalaim, Andrey I.; Ruíz-Cancino, Enrique (ngày 31 tháng 8 năm 2017). “Ichneumonidae (Hymenoptera) associated with xyelid sawflies (Hymenoptera, Xyelidae) in Mexico”. Journal of Hymenoptera Research. 58: 17–27. doi:10.3897/jhr.58.12919.
  29. ^ Elbakyan pulls Sci-Hub from Russia, ngày 7 tháng 9 năm 2017
  30. ^ Sivcova, Alexandra (ngày 6 tháng 9 năm 2017). “Именем создателя бесплатной базы научных публикаций назвали насекомое. Она пожаловалась на травлю и заблокировала сайт для ученых из России — Meduza” [The 'Edward Snowden' of pirated scholarly literature has banned Russian Internet users because of a personal grudge]. Meduza (bằng tiếng Nga). Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2017.
  31. ^ “Вернуть Sci-Hub”. Status Prаеsens (bằng tiếng Nga). ngày 12 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2017.
  32. ^ Котляр, Павел (ngày 5 tháng 9 năm 2017). “Варитесь в своем дерьме сами” (bằng tiếng Nga). Gazeta.Ru. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2017.
  33. ^ Ojala, Marydee (tháng 5 năm 2016). “Sci-Hub, Elsevier, Piracy, and the Future of Scholarly Publishing”. Information Today. 33: 122–125.
  34. ^ “Alexandra Elbakyan – Science Should be Open to all Not Behind Paywalls -”. www.leafscience.org. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2020.
  35. ^ “Why Sci-Hub is illegal, and what you can do about it”. ngày 7 tháng 7 năm 2018.
  36. ^ Rohrlich, Justin (ngày 23 tháng 12 năm 2019). “The "Robin Hood of science" says she's not a Russian asset” (bằng tiếng Anh). Quartz. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2020.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Review sách] Thế giới rộng lớn, lòng người chật hẹp - Cuốn tản văn xoa dịu tâm hồn
[Review sách] Thế giới rộng lớn, lòng người chật hẹp - Cuốn tản văn xoa dịu tâm hồn
Cho dẫu trái tim nhỏ bé, khoảng trống chẳng còn lại bao nhiêu, vẫn mong bạn sẽ luôn dành một chỗ cho chính mình, để có thể xoa dịu bản thân
Ore wo Suki nano wa Omae dake ka yo Vietsub
Ore wo Suki nano wa Omae dake ka yo Vietsub
Kisaragi Amatsuyu được Cosmos – 1 senpai xinh ngút trời và Himawari- cô bạn thời thơ ấu của mình rủ đi chơi
Eustass Kid có tiền thưởng 3 tỷ Berries và toàn bộ thủy thủ đoàn đã bị tiêu diệt hoàn toàn
Eustass Kid có tiền thưởng 3 tỷ Berries và toàn bộ thủy thủ đoàn đã bị tiêu diệt hoàn toàn
Kid phá hủy toàn bộ tàu của hạm đội hải tặc Tóc Đỏ và đánh bại tất cả các thuyền trưởng của hạm đội đó
Giới thiệu các nhân vật trong Postknight 2
Giới thiệu các nhân vật trong Postknight 2
Trong Postknight 2 chúng ta sẽ gặp lại những người bạn cũ, và thêm những người bạn mới