Alseodaphnopsis petiolaris

Alseodaphnopsis petiolaris
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Magnoliidae
Bộ (ordo)Laurales
Họ (familia)Lauraceae
Tông (tribus)Perseeae
Chi (genus)Alseodaphnopsis
Loài (species)A. petiolaris
Danh pháp hai phần
Alseodaphnopsis petiolaris
(Meisn.) H.W.Li & J.Li, 2017
Danh pháp đồng nghĩa
  • Nothaphoebe petiolaris Meisn., 1864
  • Alseodaphne petiolaris (Meisn.) Hook.f., 1886
  • Persea petiolaris Deb, 1962 nom. inval.

Alseodaphnopsis petiolaris là loài thực vật có hoa trong họ Nguyệt quế. Loài này được Carl Daniel Friedrich Meisner miêu tả khoa học đầu tiên năm 1864 dưới danh pháp Nothaphoebe petiolaris.[1] Năm 1886 Joseph Dalton Hooker chuyển nó sang chi Alseodaphne.[2][3] Năm 2017 Li Hsi Wen và Li Jie chuyển nó sang chi Alseodaphnopsis.[4]

Môi trường sống và phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Rừng thưa khô, rừng thường xanh lá rộng; ở cao độ 600-900 m.[5] Phân bố tại Ấn Độ, Myanmar, Trung Quốc (nam Vân Nam).[4][5] Sách Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ cho rằng loài này có ở Việt Nam (Thanh Hóa).[6]

Tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên gọi tại Việt Nam là sụ có cuống, vàng trắng có cuống;[6] tại Trung Quốc là 长柄油丹 (trường bính du đan).[5]

Cây gỗ cao đến 20 m, đường kính ngang ngực khoảng 10 cm. Cành con màu ánh nâu, mọc hơi vòng, hơi có góc cạnh, rải rác với các bì khẩu như bần hình gần tròn, nhẵn nhụi trừ các phần non. Chồi tận cùng hình trứng; vảy chồi kết chặt, rậm lông măng màu nâu sẫm. Cuống lá mập, 1,5-2,5(-5) cm, lồi-lõm, nhẵn nhụi; phiến lá màu nâu ở cả hai mặt nhưng màu xanh lục-trắng ở mặt xa trục khi còn non, mờ đục mặt xa trục, mặt gần trục bóng loáng, to, hình trứng ngược thuôn dài hoặc thuôn dài, 14-26 × 6-15 cm, giống như da dày, gân giữa nhô cao mặt xa trục, chìm mặt gần trục, gân bên khoảng 11 cặp, rất dễ thấy ở mặt xa trục, hơi nhô cao ở mặt gần trục, xiên, nối cong hình cung với nhau ở các đầu tạn cùng, các gân ngang và các gân con hình lưới, nhô cao dễ thấy ở cả hai mặt, gốc lá hình nêm hoặc gần thuôn tròn và luôn không bằng nhau ở các bên, đỉnh thuôn tròn hoặc tù, hơi nhọn đột ngột hoặc hơi có khía. Chùy hoa gần đầu cành, mọc thành cụm ở đỉnh của cành con, (10-)15-30 cm, nhiều hoa, phân nhánh, các nhánh thấp nhất đến 10 cm; cuống chùy hoa 6-13 cm, có lông măng màu gỉ sắt dọc theo trục nhánh, đặc biệt ở các mắt. Cuống hoa khoảng 2 mm, lông măng màu gỉ sắt. Hoa nhỏ, khoảng 2,5 mm. Ống bao hoa hình nón rộng, khoảng 1 mm; thùy bao hoa 6, hình trứng-tròn, tù, các thùy bên ngoài khoảng 2 × 1,8 mm, các thùy bên trong khoảng 2,5 × 2 mm, nhiều lông măng màu gỉ sắt ở cả hai mặt. Nhị sinh sản 9, khoảng 1,2 mm ở vòng 1, khoảng 1,8 mm ở vòng 2 và khoảng 2,8 mm ở vòng 3; chỉ nhị phẳng, nhiều lông, rất ngắn ở vòng 1, dài gần bằng bao phấn ở vòng 2 và 3, mỗi bao phấn của vòng 3 có 2 tuyến hình tim-hình cầu có cuống ngắn, các bao phấn khác không có tuyến; bao phấn của vòng 1 hình trứng rộng, tù, khoảng 0,8 mm, với 2 ngăn nhỏ hơn phía trên và 2 ngăn lớn phía dưới, tất cả các ngăn đều hướng vào trong, bao phấn của vòng 2 hình trứng rộng-elipxoit, tù, với 4 ngăn hướng vào trong, bao phấn của vòng 3 hình elipxoit, cắt ngắn hoặc hơi có khía ở giữa tại đỉnh, với 4 ngăn hướng ra ngoài-ở bên. Nhị lép nhỏ. Bầu nhụy hình trứng, khoảng 0,8 mm, nhẵn nhụi, thu nhỏ dần thành vòi nhụy dài khoảng 1,6 mm; đầu nhụy hình khiên, 3 thùy. Quả hình trứng-thuôn dài, khoảng 2,8 × 1,3 cm, đỉnh tròn, mọng thịt; cuống quả mập, dài khoảng 5 mm, đường kính lên đến 4 mm ở phần giãn ra trên đỉnh. Ra hoa tháng 10-11, tạo quả từ tháng 12 đến tháng 4 hoặc 5 của năm sau.[5]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Meissner, 1864. Nothaphoebe petiolaris? trong Alphonso De Candolle Prodromus Systematis Naturalis Regni Vegetabilis ... 15(1): 59
  2. ^ Hooker J. D., 1886. Alseodaphne petiolaris trong The Flora of British India 5(13): 145.
  3. ^ The Plant List (2010). Alseodaphne petiolaris. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2013.
  4. ^ a b Mo Y. Q., Li L., Li J. W., Rohwer J. G., Li H. W. & Li J., 2017. Alseodaphnopsis: A new genus of Lauraceae based on molecular and morphological evidence. PLoS ONE 12(10): e0186545. doi:10.1371/journal.pone.0186545
  5. ^ a b c d Alseodaphne petiolaris trong e-flora. Tra cứu ngày 18-11-2020.
  6. ^ a b Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam. Tập I. Mục từ 1603, trang 399. Nhà xuất bản Trẻ.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Hướng dẫn cày Genshin Impact tối ưu và hiệu quả nhất
Hướng dẫn cày Genshin Impact tối ưu và hiệu quả nhất
Daily Route hay còn gọi là hành trình bạn phải đi hằng ngày. Nó rất thú vị ở những ngày đầu và rất rất nhàm chán về sau.
Ma Pháp Hạch Kích - 核撃魔法 Tensei Shitara Slime datta ken
Ma Pháp Hạch Kích - 核撃魔法 Tensei Shitara Slime datta ken
Ma Pháp Hạch Kích được phát động bằng cách sử dụng Hắc Viêm Hạch [Abyss Core], một ngọn nghiệp hỏa địa ngục được cho là không thể kiểm soát
Có thật soi gương diện mạo đẹp hơn 30% so với thực tế?
Có thật soi gương diện mạo đẹp hơn 30% so với thực tế?
Lúc chúng ta soi gương không phải là diện mạo thật và chúng ta trong gương sẽ đẹp hơn chúng ta trong thực tế khoảng 30%
Sự Kiện Impact - Bí mật ẩn chứa trong tên của trò chơi
Sự Kiện Impact - Bí mật ẩn chứa trong tên của trò chơi
Sự Kiện Impact đã được tôi nêu ra là dùng để chỉ hiện tượng một nền văn minh phải đối mặt với sự diệt vong