Amphiprion sebae

Amphiprion sebae
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Nhánh Ovalentaria
Họ (familia)Pomacentridae
Phân họ (subfamilia)Amphiprioninae
Chi (genus)Amphiprion
Loài (species)A. sebae
Danh pháp hai phần
Amphiprion sebae
Bleeker, 1853

Amphiprion sebae là một loài cá hề thuộc chi Amphiprion trong họ Cá thia. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1853.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ định danh của loài được đặt theo tên của Albertus Seba, dược sĩ, nhà động vật họclịch sử tự nhiên người Hà Lan, người đã cho xuất bản một loạt các bức vẽ minh họa các sinh vật biển của Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, bao gồm cả loài này[1].

Phạm vi phân bố và môi trường sống

[sửa | sửa mã nguồn]

A. sebae sinh sống ở Ấn Độ Dương, được ghi nhận dọc theo bờ biển bán đảo Ả Rập (bao gồm vịnh Omanvịnh Aden[2]), Ấn Độ, Sri Lanka, Maldives, quần đảo Andaman và Nicobar, hai đảo SumatraJava (Indonesia)[3].

Loài cá hề này chỉ sống cộng sinh với duy nhất một loài hải quỳStichodactyla haddoni, được quan sát gần các rạn san hô ngoài khơi ở độ sâu đến ít nhất là 25 m[3].

A. sebae có chiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận là 16 cm[3]. Loài này có màu nâu sẫm, gần như đen với hai dải sọc trắng; mõm, ngực và bụng thường có màu vàng cam. Dải trắng thứ nhất ở sau đầu, còn dải sọc thứ hai giữa thân, lan rộng đến phần sau của vây lưng. Vây đuôi có màu vàng hoặc sẫm màu cam (cá con có thể có viền đen cận rìa ở đuôi)[2][4].

Số gai ở vây lưng: 10–11; Số tia vây ở vây lưng: 14–17; Số gai ở vây hậu môn: 2; Số tia vây ở vây hậu môn: 13–14; Số tia vây ở vây ngực: 18–19[2].

Sinh thái học

[sửa | sửa mã nguồn]

A. sebae là một loài lưỡng tính tiền nam (cá cái trưởng thành đều phải trải qua giai đoạn là cá đực) nên cá đực thường có kích thước nhỏ hơn cá cái. Một con cá cái sẽ sống thành nhóm cùng với một con đực lớn (đảm nhận chức năng sinh sản) và nhiều con non nhỏ hơn. Trứng được cá đực lớn bảo vệ và chăm sóc đến khi chúng nở[3].

Loài này đã được nhân giống nuôi nhốt thành công[5].

Vòng đời và sinh sản

[sửa | sửa mã nguồn]

Cá đực bắt đầu thực hiện màn tán tỉnh cá cái một tuần trước khi chúng sinh sản. Cá đực sẽ bảo vệ lãnh thổ đã được chọn làm nơi đẻ trứng. Cá cái có thể đẻ khoảng từ 400 đến 2000 trứng, được cá đực canh giữ cho đến khi trứng nở sau 6–8 ngày. Vào ngày thứ 15 đến 18, cá bột bước vào giai đoạn biến thái[6].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Scharpf, Christopher; Lazara, Kenneth J. (2021). “Series OVALENTARIA (Incertae sedis): Family POMACENTRIDAE”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.[liên kết hỏng]
  2. ^ a b c John E. Randall (1995). Coastal Fishes of Oman. Nhà xuất bản Đại học Hawaii. tr. 260. ISBN 978-0824818081.
  3. ^ a b c d Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Amphiprion sebae trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2021.
  4. ^ Daphne Gail Fautin, Gerald R. Allen (1997). Anemone fishes and their host sea anemones: a guide for aquarists and divers. Perth, Tây Úc: Western Australian Museum. ISBN 978-0730983651. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  5. ^ Raymond Jani Angel và cộng sự (2014). “Captive breeding of Sebae anemone fish, Amphiprion sebae for the first time in Andaman & Nicobar Islands” (PDF). Journal of the Andaman Science Association. 19 (2): 219.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  6. ^ T. T. Ajith Kumar và cộng sự (2010). “Studies on captive breeding and larval rearing of clownfish, Amphiprion sebae (Bleeker, 1853) using estuarine water” (PDF). Indian Journal of Marine Sciences. 39 (1): 114–119.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan