Đĩa miệng có đường kính đạt đến 50 cm (hiếm khi vượt hơn kích thước này). Đĩa miệng có màu vàng nhạt đến da cam. Thân hải quỳ phớt vàng hoặc nâu tanin. Xúc tu có màu đồng nhất, thường là các màu xanh lục, vàng hoặc xám, ít khi có màu hồng, có thể nhiều màu nhưng các xúc tu cùng màu thường nằm thành một cụm[2][3].
S. haddoni có thể rút nhanh hoàn toàn vào dưới nền cát khi bị đe dọa, làm cho cá hề sống cộng sinh với nó bơi lơ lửng cách mặt đáy. Xúc tu có độ dính, nếu bám chặt vào tay có thể kéo cả hải quỳ ra khỏi nơi ẩn nấp. Khi tiếp xúc với da người, chúng tuy không gây đau đớn nhưng có thể làm nổi mề đay[3].
S. haddoni là hải quỳ cộng sinh của những loài cá hề sau đây:
^ abDaphne Gail Fautin, Gerald R. Allen (1997). “Chapter 1. Sea anemones”. Anemone fishes and their host sea anemones: a guide for aquarists and divers. Perth, Tây Úc: Western Australian Museum. ISBN978-0730983651. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2021.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
^Daphne Gail Fautin, Gerald R. Allen (1997). “Chapter 2. Anemonefishes”. Anemone fishes and their host sea anemones: a guide for aquarists and divers. Perth, Tây Úc: Western Australian Museum. ISBN978-0730983651. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2021.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
^Bhaduri, R. N.; Crowther, A. L. (2016). “Association of the mysid Idiomysis inermis with the sea anemone Stichodactyla haddoni in Moreton Bay, Australia”. Marine Biodiversity. 46 (3): 707–711. doi:10.1007/s12526-015-0408-7. ISSN1867-1624.