Anh Thy

Anh Thy
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Phạm Văn Khổn
Ngày sinh
20 tháng 1 năm 1943
Nơi sinh
Thái Bình, Bắc Kỳ, Liên bang Đông Dương
Mất
Ngày mất
21 tháng 4, 1973(1973-04-21) (30 tuổi)
Nơi mất
Quy Nhơn, Việt Nam Cộng hòa
Nguyên nhân
Tử nạn
Dân tộcKinh
Nghề nghiệpNhạc sĩ
Thủy thủ
Sự nghiệp âm nhạc
Bút danhAnh Thy
Giai đoạn sáng tácThập niên 1960 - 1970
Dòng nhạcNhạc vàng
Hợp tác vớiĐài Phương Trang
Mặc Thế Nhân
Duy Khánh
Nguyễn Vũ
Ca khúcHoa biển
Lính mà em

Anh Thy (sinh ngày 20 tháng 1 năm 1943 - mất ngày 21 tháng 4 năm 1973) là một nhạc sĩ chuyên viết về chủ đề Hải quân Việt Nam Cộng hòa. Hai bài hát phổ biến trước năm 1975 của anh là Hoa biểnLính mà em.[1]

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Anh Thy tên thật là Phạm Văn Khổn, sinh ngày 20 tháng 1 năm 1943 tại Thái Bình. Từ nhỏ, anh đã theo gia đình di cư vào Nam.

Khoảng cuối thập niên 1950 – đầu 1960, nhạc sĩ Y Vân cho Phạm Văn Khổn vào học lớp nhạc được mở dạy riêng anh em trong nhà, trong số đó gồm có Y VũNhật Ngân, Trần Thiện Thanh. Trần Thiện Thanh xem Phạm Văn Khổn như em nuôi và đã đặt cho anh bút danh Anh Thy, đọc lái từ Chữ "Y Thanh" (Y trong Y Vân, và Thanh trong Trần Thiện Thanh).

Năm 1964, Anh Thy nhập ngũ Quân lực Việt Nam Cộng hòa và theo học tại Trung tâm Huấn luyện Hải quân Nha Trang. Sau khi tốt nghiệp, anh được điều về Hải đoàn Xung Phong 32 một thời gian trước khi về công tác tại Phòng Tâm lý chiến trực thuộc Bộ tư lệnh Hải lực Việt Nam Cộng hòa cùng với một số nhạc sĩ khác như Mặc Thế Nhân, Nguyễn Vũ,... Từ đó, anh bắt đầu sáng tác nhiều bài hát về chủ đề Hải quân Việt Nam Cộng hòa như Biển tuyết, Hải đăng, Hải quân Việt Nam, Hoa biển, Lời nguyện cầu nửa đêm, Mắt buồn hải đảo, Một đêm hải hành, Tâm tình người lính thủy, Trùng dương vương mắt em... và được thăng đến hàm Trung sĩ.

Nhạc phẩm Hoa biển rất nhiều người nhầm lẫn là do nhạc sĩ Trần Thiện Thanh viết và ký bút danh Anh Thy. Thực tế đây là một bài nhạc chưa viết lời của Trần Thiện Thanh được Anh Thy viết lời dựa vào ý thơ của Vũ Thất và xuất bản lần đầu vào năm 1965.

Nhạc phẩm Lính mà em gốc là của nhạc sĩ Y Vân viết theo điệu slow rock, năm 1968 nhạc sĩ Anh Thy đặt lời khác theo điệu chachacha kích động cho binh chủng hải quân Việt Nam Cộng Hòa, và bài hát này do hợp "khẩu vị" nhạc trẻ của thập niên 1970 nên dần trở nên phổ biến.

Ngày 21 tháng 4 năm 1973, xe dodge chở phái đoàn dân sự từ Cam Ranh đi Quy Nhơn bị lật, Anh Thy là người duy nhất tử nạn trên chuyến xe đó. Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa sau đó đã truy thăng anh từ cấp bậc Trung sĩ lên Thượng sĩ.

Anh Thy được an táng tại nghĩa trang Chí Hòa, sau này giải tỏa thì tro cốt cải táng tại Chùa Hoằng Pháp, Hóc Môn.

Năm 2017, bài hát Đừng gọi anh bằng chú của Anh Thy bị liệt kê trong danh sách 5 bài hát bị cấm lưu hành với tác giả nhầm lẫn là Diên An.[2]

Sáng tác

[sửa | sửa mã nguồn]
Biển Tuyết - một trong nhiều bài hát chủ đề Hải Quân của Anh Thy.
  • Anh về một chiều mưa[3](1964)
  • Bâng khuâng[4]
  • Biển tuyết (1970)
  • Biển đêm xuân
  • Bốn màu áo[4]
  • Buông xuôi
  • Chuyện ngày đi học[4](1964)
  • Cô bạn học (1971)
  • Cho trọn niềm tin
  • Đám cưới nghèo[5] (1971)
  • Đêm mưa cuối mùa[6]
  • Đừng gọi anh bằng chú[7](1967)
  • Đừng khóc nghe em (1964)
  • Em ghét lắm (Tiếng lòng em)
  • Em về xứ lạ[4]
  • Hải đăng[4]
  • Hải quân Việt Nam
  • Hải đoàn xung phong
  • Hoa biển (1965)
  • Hẹn em đêm nay (1969)
  • Không có ngày Chủ Nhật (1970)
  • Lính mà em (1968)
  • Lời nguyện cầu nửa đêm (1966)
  • Mắt buồn hải đảo[8]
  • Mộng ước mai sau[9](1970)
  • Một đêm hải hành[10](1966)
  • Những đêm tàu đi[4]
  • Nỗi lòng của chú
  • Say sóng
  • Tâm tình người lính thủy[4](1966)
  • Thuyền hoa ngày cưới[11](1967)
  • Trùng dương vương mắt em[12]
  • Thế rồi một chiều mưa

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Vũ Thất (4 tháng 12 năm 2018). 'Hoa Biển' Anh Thy”. Người Việt. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2021.
  2. ^ Nguyễn Hằng (12 tháng 4 năm 2017). "Đừng gọi anh bằng chú" bị cấm, em gái tác giả lên tiếng”. Dân trí. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2021.
  3. ^ Đồng sáng tác với Duy Khánh.
  4. ^ a b c d e f g Đồng sáng tác với Thanh Viên.
  5. ^ Đồng sáng tác với Thu Anh.
  6. ^ Đồng sáng tác với Hồng Vân.
  7. ^ Sau này bị nhầm lẫn tác giả là Diên An.
  8. ^ Đồng sáng tác với Hữu Phương.
  9. ^ Ý thơ Phương Thanh.
  10. ^ Đồng sáng tác với Nguyễn Vũ.
  11. ^ Đồng sáng tác với Việt Phương.
  12. ^ Đồng sáng tác với Mặc Thế Nhân.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Pháo đài Meropide và Nước Biển Khởi Nguyên
Pháo đài Meropide và Nước Biển Khởi Nguyên
Vào thời điểm không xác định, khi mà Thủy thần Egaria còn tại vị, những người Fontaine có tội sẽ bị trừng phạt
Thao túng tâm lý: Vì tôi yêu bạn nên bạn phải chứng minh mình xứng đáng
Thao túng tâm lý: Vì tôi yêu bạn nên bạn phải chứng minh mình xứng đáng
Thuật ngữ “thao túng cảm xúc” (hay “tống tiền tình cảm/tống tiền cảm xúc”) được nhà trị liệu Susan Forward đã đưa ra trong cuốn sách cùng tên
Những thực phẩm giúp tăng sức đề kháng trước dịch cúm Corona
Những thực phẩm giúp tăng sức đề kháng trước dịch cúm Corona
Giữa tâm bão dịch bệnh corona, mỗi người cần chú ý bảo vệ sức khỏe để phòng tránh vi khuẩn tấn công vào cơ thể
Mối duyên nợ day dứt giữa Aokiji Kuzan và Nico Robin
Mối duyên nợ day dứt giữa Aokiji Kuzan và Nico Robin
Trong suốt 20 năm sau, Kuzan đã theo dõi hành trình của Robin và âm thầm bảo vệ Robin