Arthur Rimbaud

Arthur Rimbaud
Arthur Rimbaud
Arthur Rimbaud
Sinh20 tháng 10 1854
Charleville, Pháp
Mất10 tháng 11, 1891(1891-11-10) (37 tuổi)
Marseille, Pháp
Nghề nghiệpNhà thơ
Thể loạiThơ, tản văn
Chữ ký

Jean Nicolas Arthur Rimbaud (20 tháng 10 năm 1854 – 10 tháng 11 năm 1891) – nhà thơ Pháp, một trong những người sáng lập trường phái thơ tượng trưng (Symbolisme), là nhà thơ có ảnh hưởng lớn tới văn họcnghệ thuật hiện đại.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Một cuốn thơ Rimbaud

Arthur Rimbaud sinh ở Charleville (nay là Charleville-Mézières), miền đông bắc nước Pháp. Bố là Frédéric Rimbaud, một sĩ quan phục vụ ở Algérie, mẹ là Vitalie Cuif, xuất thân từ một gia đình nông dân. Bố mẹ chia tay nhau khi Arthur Rimbaud mới 4 tuổi nên sự giáo dục chủ yếu là từ mẹ. Thời kỳ học ở trường tiểu học đã nổi tiếng học giỏi tiếng Hy Lạp, tiếng Latin và các môn: lịch sử, địa lý. Năm 1865 vào học trường Colege Charleville là một trong những học sinh xuất sắc nhất của trường. Năm 1869 lần đầu tiên in ba bài thơ viết bằng tiếng Latin Xuân đã về (Ver erat), Thiên thần và đứa bé (L’Ange et l’enfant), Jugurtha (Jugurtha). Bài thơ Jugurtha được tặng giải nhất trong một cuộc thi thơ. Năm 1870, lên 16 tuổi Rimbaud in những bài thơ đầu tiên bằng tiếng Pháp, sau đó đi du lịch lên miền bắc nước Pháp và Bỉ. Ở Paris, Arthur Rimbaud làm quen và trở thành người yêu của Paul Verlaine, làm xôn xao dư luận Paris.[1] Rimbaud tham gia Công xã Paris. Năm 1872, Verlaine bỏ gia đình cùng Rimbaud đi sang London. Khi trở về Bỉ, hai người cãi nhau, Verlaine dùng súng lục bắn Rimbaud bị thương phải vào tù 2 năm, còn Rimbaud trở về quê Charleville.

Kể từ đây cuộc đời của Rimbaud sang một trang mới, ông bỏ làm thơ hẳn và đi chu du hầu như khắp thế giới. Năm 1875 sang Đức, hết tiền phải đi bộ sang Milan (Ý), sau đó ốm nặng phải quay về Pháp. Năm 1876 sang Áo, bị trục xuất, ông quay sang Hà Lan tham gia đội quân lê dương đi sang Indonesia. Ba tuần sau theo tàu chiến Anh trở về quê, sau đó sang Đức, Đan Mạch, Thuỵ Sĩ… Từ năm 1880 ông sang các nước châu Phi (Ai Cập, Ethiopia, Yemen) buôn súng, buôn cà phê và da thú. Tháng 2 năm 1891 bị bệnh ung thư phải quay trở về Pháp, đến tháng 10 ông qua đời ở Marseille vào tuổi 37.

Mặc dù sống một cuộc đời ngắn ngủi (thời gian sáng tác lại càng ngắn) nhưng Arthur Rimbaud đã đánh dấu một mốc mới trong sự phát triển của thơ ca Pháp. Ông là người có công trong việc làm giàu ngôn ngữ, hình tượng cũng như thể loại thơ ca… Nửa cuối thế kỷ XX Arthur Rimbaud trở thành một hiện tượng văn hóa đại chúng. Hình tượng Rimbaud được thể hiện qua rất nhiều bộ phim nổi tiếng thế giới.

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
Mộ Arthur Rimbaud ở Charleville
Arthur Rimbaud
  • Poésies (Thơ)
  • Le bateau ivre (Con tàu say, 1871)
  • Une Saison en Enfer (Một mùa ở địa ngục, 1873)
  • Illuminations (Cảm giác, 1874) tập thơ nổi tiếng nhất
  • Lettres (Thư từ)

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Œuvres, [2 éd.], P., [1964]
  • Œuvres, P., [1966]
  • Е tiemble R. et GaucIere Y., Rimbaud, P., 1950
  • Fowlie W., Rimbaud. [A critical study], Ch. - L., [1967]
  • Gascar P., Rimbaud et la Commune, [P., 1971]; "Europe", 1973, № 529-30

Một bài thơ

[sửa | sửa mã nguồn]
Sensation
Par les soirs bleus d’été, j’irai dans les sentiers,
Picoté par les blés, fouler l’herbe menue:
Rêveur, j'en sentirai la fraîcheur à mes pieds.
Je laisserai le vent baigner ma tête nue.
Je ne parlerai pas, je ne penserai rien:
Mais l'amour infini me montera dans l'âme,
Et j'irai loin, bien loin, comme un bohémien,
Par la Nature, heureux comme avec une femme.
Ophélie
I
Sur l'onde calme et noire où dorment les étoiles
La blanche Ophélia flotte comme un grand lys,
Flotte très lentement, couchée en ses longs voiles...
- On entend dans les bois lointains des hallalis.
Voici plus de mille ans que la triste Ophélie
Passe, fantôme blanc, sur le long fleuve noir,
Voici plus de mille ans que sa douce folie
Murmure sa romance à la brise du soir.
Le vent baise ses seins et déploie en corolle
Ses grands voiles bercés mollement par les eaux;
Les saules frissonnants pleurent sur son épaule,
Sur son grand front rêveur s'inclinent les roseaux.
Les nénuphars froissés soupirent autour d'elle;
Elle éveille parfois, dans un aune qui dort,
Quelque nid, d'où s'échappe un petit frisson d'aile
- Un chant mystérieux tombe des astres d'or.
II
O pâle Ophélia! belle comme la neige!
Oui tu mourus, enfant, par un fleuve emporté!
- C'est que les vents tombant des grands monts de Norwège
T'avaient parlé tout bas de l'âpre liberté;
C'est qu'un souffle, tordant ta grande chevelure,
A ton esprit rêveur portait d'étranges bruits;
Que ton coeur écoutait le chant de la Nature
Dans les plaintes de l'arbre et les soupirs des nuits;
C'est que la voix des mers folles, immense râle,
Brisait ton sein d'enfant, trop humain et trop doux;
C'est qu'un matin d'avril, un beau cavalier pâle,
Un pauvre fou, s'assit muet à tes genoux!
Ciel! Amour! Liberté! Quel rêve, ô pauvre Folle!
Tu te fondais à lui comme une neige au feu:
Tes grandes visions étranglaient ta parole
- Et l'Infini terrible effara ton oeil bleu!
III
- Et le Poète dit qu'aux rayons des étoiles
Tu viens chercher, la nuit, les fleurs que tu cueillis;
Et qu'il a vu sur l'eau, couchée en ses longs voiles,
La blanche Ophélia flotter, comme un grand lys.
Voyelles
A noir, E blanc, I rouge, U vert, O bleu: voyelles,
Je dirai quelque jour vos naissances latentes:
A, noir corset velu des mouches éclatantes
Qui bombinent autour des puanteurs cruelles,
Golfes d'ombre; E, candeurs des vapeurs et des tentes,
Lances des glaciers fiers, rois blancs, frissons d'ombelles;
I, pourpres, sang craché, rire des lèvres belles
Dans la colère ou les ivresses pénitentes;
U, cycles, vibrements divins des mers virides,
Paix des pâtis semés d'animaux, paix des rides
Que l'alchimie imprime aux grands fronts studieux;
O, suprême Clairon plein des strideurs étranges,
Silences traversés des Mondes et des Anges;
- O l'Oméga, rayon violet de Ses Yeux !
4. Le pauvre songe
Peut-être un Soir m'attend
Où je boirai tranquille
En quelque vieille Ville,
Et mourrai plus content:
Puisque je suis patient !
Si mon mal se résigne
Si j'ai jamais quelque or,
Choisirai-je le Nord
Ou le Pays des Vignes ?...
- Ah ! songer est indigne
Puisque c'est pure perte !
Et si je redeviens
Le voyageur ancien,
Jamais l'auberge verte
Ne peut bien m'être ouverte.
Cảm giác
Buổi chiều xanh, trên những con đường nhỏ
Rảo bước chân trên hoa cỏ nhẹ nhàng
Mơ ước trong đầu, trên tóc ngọn gió
Tôi nhận ra hơi mát dưới bàn chân.
Không nghĩ suy, không lời trên môi lặng
Nhưng con tim yêu hết thảy trên đời
Và ngọt ngào trong hoàng hôn thơ thẩn
Thiên nhiên tựa hồ như người đẹp cùng tôi.
Ophélie
I
Trên mặt nước ngôi sao ngủ mơ màng
Ophelie bồng bềnh như huệ trắng
Quấn khăn dài nàng vẫn trôi chầm chậm
Giữa tiếng tù và của những thợ săn.
Như bóng ma màu trắng đã nghìn năm
Trên dòng sông đen, Ophelie nàng hỡi
Từ nghìn năm tiếng hát đã lặng ngừng
Vẻ điên dại đã bao trùm đêm tối.
Cơn gió nhẹ hôn ngực nàng lặng lẽ
Nước thì thầm, như mở những cánh hoa
Những cây liễu khóc thầm trong buồn bã
Sậy cúi mình trên vầng trán ước mơ.
Hoa loa kèn thở dài trên mặt nước
Tổ chim đang rung nhẹ trên cành cây
Đến gặp nàng chim vỗ nhẹ cánh bay
Ngôi sao vàng gửi về bao câu hát.
II
Ophelie đẹp tuyệt vời như tuyết
Đã chết đời tuổi trẻ giữa dòng sông
Từ núi đồi Na-Uy trận cuồng phong
Ca lời tự do cho nàng siêu thoát.
Cơn gió thổi làm rung làn tóc rối
Trong cơn mơ nghe những tiếng lạ lùng
Con tim nàng nghe giọng của Thiên nhiên
Trong lời than của đêm và cây cối.
Lời của biển cũng vang lên sau đấy
Vỡ tan rồi tim trẻ dại thơ ngây
Sáng tháng Tư chàng kỵ sĩ đẹp trai
Ngồi im lặng bên nàng như ngây dại.
Tình yêu! Tự do! Những giấc mộng điên cuồng
Trước lửa bỏng em tan ra như tuyết
Những cái nhìn lạ lùng kia đã giết
Đôi mắt xanh đã khép lại muôn năm.
III
Thi sĩ nói sao trên trời đã run
Khi nàng ngắt bông hoa trên bờ vắng
Chàng đã thấy Ophelie bồng bềnh
Trên mặt nước im lìm như huệ trắng.
Những nguyên âm
A – đen, E – trắng, I – đỏ, O – xanh
U – da trời. Nguồn gốc những nguyên âm
Tôi sẽ mở… A – như bầy ruồi bẩn thỉu
Trên đống mùi khó chịu, chúng bay quanh.
E – là màu trắng của những tảng băng
Của lều trại, của mây trắng trên đồng
I – là màu hồng của nụ cười xinh đẹp
Khi máu sôi trong cơn giận kinh hoàng.
U – là chu kỳ của con sóng màu xanh.
Thú trên đồng cỏ, nếp nhăn yên bình
Thuật giả kim in dấu trên trán rộng.
O – là tiếng kèn cuối vang lên lạ lùng
Cả thế giới, thiên thần trong im lặng
Omega, tia tím của mắt Nàng.
Giấc mơ nghèo
Có lẽ đang chờ ta
Thành phố già đâu đó
Để đến sáng ta sẽ
Lặng lẽ uống và chờ
Cái chết giờ đâu đó.
Cơn đau đã dịu đi
Tiền vẫn còn chút ít
Đường ngược lên phương Bắc
Hay xuôi về phương Nam
Ôi, giấc mơ què quặt.
Nhân lên những mất mát
Lần nữa ta trở thành
Kẻ phiêu bạt, lang thang
Nhưng người ta đóng chặt
Cửa quán rượu màu xanh.
Bản dịch của Nguyễn Viết Thắng

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Bernard, Suzanne and Guyaux, André. Oeuvres de Rimbaud, Classiques Garnier, Bordas, 1991. ISBN ngày 2 tháng 4 năm 17399-4

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Trạng thái Flow - Chìa khóa để tìm thấy hạnh phúc
Trạng thái Flow - Chìa khóa để tìm thấy hạnh phúc
Mục đích cuối cùng của cuộc sống, theo mình, là để tìm kiếm hạnh phúc, dù cho nó có ở bất kì dạng thức nào
Giới thiệu Kagune - Tokyo Ghoul
Giới thiệu Kagune - Tokyo Ghoul
Một trong những điều mà chúng ta không thể nhắc đến khi nói về Tokyo Ghoul, đó chính là Kagune
Đôi nét về trái ác quỷ hệ Zoan thần thoại của Luffy
Đôi nét về trái ác quỷ hệ Zoan thần thoại của Luffy
Nên biết Nika được mọi người xưng tụng là thần mặt trời, nên chưa chắc chắn được năng lực của Nika sẽ liên quan đến mặt trời
Sự cần thiết của Tự mình suy tư vấn đề
Sự cần thiết của Tự mình suy tư vấn đề
Trước đây, mình hay có thói quen hễ thấy vấn đề gì khó xíu là chạy đi tham khảo Google cho tiện