Atracinae

Atracinae
Nhện mạng phễu Sydney (Atrax robustus)
Phân loại khoa học
Genera

Nhện mạng phễu Úc hay nhện lưới phễu Úc (Danh pháp khoa học: Atracinae) là một phân họ nhện trong họ nhện lưới phễu Hexathelidae phân bố ở lục địa Úc. Phân họ này gồm 03 chi là: Atrax, HadronycheIllawarra (chi đơn loài). Đây là một phân họ chứa các loài nhện độc, trong đó đáng chú ý là loài nhện mạng phễu Sydney (Atrax robustus). Các loài nhện mạng phễu có mặt rải rác khắp nước này. Nhện mạng phễu thích không gian ẩm ướt và khu vực tiếp xúc với đất.

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Vết cắn của nhện mạng phễu Australia có thể không đáng sợ như hình dung của nhiều người. Trong số tất cả loài nhện độc được biết đến hiện nay, loài độc nhất là những con nhện mạng phễu Australia. Vết cắn của chúng gây tử vong cho trẻ nhỏ trong vài phút hoặc vài tiếng và khiến một người trưởng thành chết trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, sau khi thuốc chống nọc độc ra đời, chưa có ca tử vong nào được ghi nhận ở Australia[1].

Dù vậy, trong số chúng vẫn có những loài nhện có khả năng khiến phổi người nổ tung. Chất độc atracotoxin có thể gây tử vong cho người trong vòng 15 phút[2]. Trên thực tế atracotoxin vô hại đối với phần lớn động vật có vú, song lại phát huy tác dụng rất nhanh trên cơ thể động vật linh trưởng, bao gồm con người.

Nếu một loài nhện ở Australia cắn người, chất độc của chúng sẽ nhanh chóng di chuyển khắp cơ thể rồi làm tăng huyết áp liên tục khiến hàng triệu túi khí trong phổi vỡ tan. Chất độc atracotoxin của nhện mạng hình phễu Sydney hoạt động theo cơ chế khác. Atracotoxin kích thích hệ thần kinh đến mức cơ thể không thể chịu nổi. Trong quá trình di chuyển khắp cơ thể, atracotoxin làm tăng huyết áp, khiến hàng triệu túi máu trong phổi nổ tung. Đó là hiện tượng khiến con người chết ngạt dù ở trên đất liền.

Nhện mạng phễu sống trong vòng bán kính 160 km quanh thành phố Sydney. Mặc dù nhện mạng phễu Sidney không gây tử vong cho bất cứ ai từ khi chất kháng nọc độc được sử dụng vào năm 1981 nhưng loài vật này vẫn là "một biểu tượng của nỗi kinh hoàng và niềm đam mê cho những người thích sưu tầm nhện ở Sydney". Các sợi tơ nhện mạng phễu được sử dụng để làm các thiết bị quang học. Có thể bắt gặp loài vật này ở dưới các tảng đá và khúc gỗ trong rừng, bên trong các đống phân ủ hoặc trong lớp đất dưới nền nhà.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Gray, Michael R. (ngày 24 tháng 11 năm 2010). "A revision of the Australian funnel-web spiders (Hexathelidae: Atracinae)". Records of the Australian Museum 62 (3): 285–392. doi:10.3853/j.0067-1975.62.2010.1556. ISSN 0067-1975.
  • Mygalomorph tarantulas are a different family from the original 'tarantula', an araneomorph lycosid from Europe. —Rod and Ken Preston-Mafham. Spiders of the World. Blandford Press, 1989, England, p. 47
  1. ^ “Sự thực về vết cắn của nhện góa phụ đen - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 20 tháng 3 năm 2016.
  2. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2016.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Review phim] Hương mật tựa khói sương
[Review phim] Hương mật tựa khói sương
Nói phim này là phim chuyển thể ngôn tình hay nhất, thực sự không ngoa tí nào.
Giới thiệu anime: Hyouka
Giới thiệu anime: Hyouka
Hyouka (氷菓 - Băng Quả) hay còn có tên là "Kotenbu" (古典部 - Cổ Điển Hội) là 1 series light novel được sáng tác bởi nhà văn Honobu Yonezawa và phát hành bởi nhà xuất bản Kadokawa Shoten
Nhân vật Oreki Houtarou trong Hyouka
Nhân vật Oreki Houtarou trong Hyouka
Oreki Hōtarō (折木 奉太郎, おれき・ほうたろう, Oreki Hōtarō) là nhân vật chính của Hyouka
Review phim Mouse: Kẻ săn người
Review phim Mouse: Kẻ săn người
Phim nói về cuộc đấu trí giữa tên sát nhân thái nhân cách biệt danh 'Kẻ săn người' và cảnh sát