Bà Rịa (tỉnh)

Bản đồ hạt Bà Rịa năm 1881
Bản đồ tỉnh Bà Rịa năm 1890

Bà Rịatỉnh cũ thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam, nay là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Vùng đất Bà Rịa xưa

[sửa | sửa mã nguồn]

Vùng đất Bà Rịa đ­ược ngư­ời Việt Nam khai phá từ thế kỷ 17, lúc đầu Bà Rịa thuộc dinh Trấn Biên, tỉnh Gia Định. Năm 1808, vua Gia Long đổi Trấn Biên thành Biên Hoà. Tên Bà Rịa có hai cách giải thích: theo các cuốn Gia Định thành thống chí'", Đại Nam nhất thống chí và một số bộ sử khác thì Bà Rịa vốn là đất của tiểu vư­ơng Bà Rịa (bị Chân Lạp thôn tính).

Năm­ 1622, theo thoả ư­ớc của chúa Nguyễn Phúc Nguyên với vua Chân Lạp Chey Chetta II, những nhóm c­ư dân Việt đầu tiên được phép khai phá xứ Mô Xoài. Tên Bà Lỵ là cách ng­ười Việt viết âm tiếng Hán của Bà Rịa. Một cách giải thích khác: vào khoảng năm 1789 có một ngư­ời đàn bà tục gọi là Bà Rịa ngư­ời Bình Định đưa dân nghèo vào khai hoang ở Tam Phước (tên gọi ngày nay). Nhờ uy tín và tài năng tổ chức, bà động viên đ­ược mọi ngư­ời ra sức khẩn hoang, xây dựng cuộc sống trên vùng đất mới. Về già, bà Rịa đem hết tài sản của mình làm việc công ích, lập quỹ cứu tế để trợ giúp ng­ời nghèo, rước thầy về dạy học cho trẻ,... Bà qua đời năm 1803, đư­ợc dân lập dền thờ như­ một vị phúc thần. Tên của bà đã trở thành tên của vùng đất này.

Tuy nhiên, cách xác định, được biết đến và tin cậy rộng rãi nhất về vùng đất này đó là bà Nguyễn Thị Rịa (1665 – 1759) đã dẫn dắt người dân khai khẩn vùng Đàng Trong, ảnh hưởng tới tên gọi của Bà Rịa dưới quy chế, xác nhận của người Pháp thời Pháp thuộc cho đến ngày nay.[1]

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1862, huyện Phước An đổi thành hạt Thanh tra Bà Rịa, do Maucher làm chủ hạt đầu tiên[2].

Năm 1869, đổi hạt Thanh Tra thành Khu tham biện Bà Rịa[3].

Năm 1882, Tổng thống Pháp Grévy ký sắc lệnh thành lập quận Côn Đảo trực thuộc Nam Kỳ, với Bocquet làm chủ quận đầu tiên[4].

Năm 1895, thành lập Thành phố Vũng Tàu từ hạt tham biện Bà Rịa.[5][6]

Thời Lucciana làm chủ tỉnh Bà Rịa, toàn tỉnh được chia thành 7 tổng:

  1. Tổng An Phú Hạ có 13 làng: Long Hiệp, Long Hương, Long Kiên, Long Lập, Long Nhung, Long Xuyên, Mỹ Xuân, Núi Nứa, Phước Hòa, Phước Hữu, Phước Lễ, Phú Thạnh, Thạnh An
  2. Tổng An Phú Thượng có 7 làng: An Ngãi, An Nhứt, Hắc Lăng, Long Điền, Long Thạnh, Long Hải, Phước Tỉnh
  3. Tổng Phước Hưng Hạ có 12 làng: Gia Thạnh, Hiệp Hòa, Hưng Hòa, Long Hưng, Long Thới, Phước Hữu, Phước Hạp, Phước Lợi, Phước Thọ, Phước Tuy, Thạnh Mỹ, Xuyên Mộc
  4. Tổng Phước Hưng Thượng có 8 làng: An Thới, Hội Mỹ, Lộc An, Long Mỹ, Phước Hải, Phước Liễu, Phước Trinh, Phước Hưng
  5. Tổng An Trạch có 7 làng: Bằng La, Cù Bị, Cụ Khánh, Hắc Dịch, La Vân, Phước Chí, La Sơn
  6. Tổng Long Cơ có 6 làng: Bình Ba, Bình Giã, Điền Giả, Ngãi Giao, Quảng Giao, Trịnh Ba
  7. Tổng Long Xương có 7 làng: Anh Mao, Cù Mỹ, Hương Sa, Lâm Xuân, Thanh Hóa, Xuân Khai, Xuân Sơn

Tỉnh Bà Rịa được thành lập từ ngày 1 tháng 1 năm 1900 cùng với 19 tỉnh khác ở Nam Kỳ theo nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương do việc đổi các hạt tham biện thành tỉnh.

Khi mới thành lập năm 1900, tỉnh Bà Rịa có 8 tổng, 64 làng, sau tăng lên thành 10 tổng. Chủ tỉnh đầu tiên là Charrin[7].

Tỉnh Bà Rịa có 1 quận Long Điền với 8 tổng:

  1. Tổng An Phú Hạ có 5 làng: Long Phước, Long Kiển, Long Tân, Long Xuyên, Phước Lễ
  2. Tổng An Phú Tân có 6 làng: Hội Bài, Long Hương, Phú Mỹ, Núi Nứa, Phước Hòa, Thạnh An
  3. Tổng An Phú Thượng có 6 làng: An Ngãi, An Nhứt, Hắc Lăng, Long Thạnh, Long Điền, Phước Tĩnh
  4. Tổng Phước Hưng Hạ có 6 làng: Phước Bửu, Phước Thọ, Phước Tuy, Thạnh Mỹ, Xuân Khai, Xuyên Mộc
  5. Tổng Phước Hưng Trung có 5 làng: Gia Thạnh, Long Hòa, Phước Hiệp, Phước Lợi, Thới Hòa
  6. Tổng Phước Hưng Thượng có 5 làng: Lộc An, Long Mỹ, Hội Mỹ, Phước Hải, Tam Phước
  7. Tổng Cơ Trạch có 15 làng: Bình Ba, Bình Giã, Cù Bị, Cù Khanh, Cù Mi, Điền Dã, Hắc Dịch, La Sơn, Lâm Xuân, La Văn, Phước Chí, Ngãi Giao, Quảng Giao, Xuân Sơn, Bằng La
  8. Tổng Nhơn Xương có 5 làng: Hưng Nhơn, Thanh Toa, Nhu Lâm, Thừa Tích, Trịnh Ba

Ngày 27 tháng 6 năm 1951, Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ (thuộc chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) nhập 2 tỉnh Bà Rịa và Chợ Lớn thành tỉnh Bà Rịa - Chợ Lớn, có khi gọi tắt là tỉnh Bà Chợ. Tỉnh Bà Rịa - Chợ Lớn thuộc Phân liên khu Miền Đông, Liên khu Nam Bộ.

Tháng 10 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa lập tỉnh Phước Tuy gồm địa bàn tỉnh Bà Rịa và quần đảo Trường Sa.

Từ tháng 3 năm 1963 đến tháng 12 năm 1963 và từ tháng 11 năm 1966 đến tháng 10 năm 1967, chính quyền Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam sáp nhập tỉnh Bà Rịa với tỉnh Biên Hòa thành tỉnh Bà Biên.

Trong quá trình tồn tại của tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu đã nhiều được tách ra rồi lại nhập vào.

Hiện nay, địa danh Bà Rịa chỉ còn được dùng để chỉ thành phố Bà Rịa, đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và là tỉnh lỵ của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Sơn Khê (ngày 10 tháng 4 năm 2020). “Bà Rịa - Người có công khai hoang mở đất, lập làng”. Báo Bà Rịa Vũng Tàu. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2020.
  2. ^ Bulletin officiel de l'Expédition de Cochinchine 1861 và 1862. Chánh tham biện Bà Rịa ban đầu là Maucher. Tháng 7/1862, Coquet thay ông này làm chánh tham biện mới. Khoảng năm 1864 thì Bicheret lên thay
  3. ^ Theo Bulletin officiel de l'Expédition de Cochinchine 1869, các chánh tham biện tỉnh Bà Rịa vào năm 1869 gồm Benoist, Rheinart và Gay de Taradel. Mỗi người làm vài tháng là bị đổi đi. Đầu năm 1869, Pháp cử hai thanh tra quản lý cùng lúc Bà Rịa là Benoist và De Taradel, ít lâu sau Rheinart thay thế Benoist. Khoảng tháng 4/1869, Pháp chuyển Rheinart đi Lào và De Taradel thay thế. Tháng 8/1870, Verschneider ra thay thế De Taradel
  4. ^ “Request Rejected”. baria-vungtau.gov.vn. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2024.
  5. ^ “Địa danh Vũng Tàu qua các thời kỳ”. Báo Bà Rịa Vũng Tàu. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2024.
  6. ^ Theo Avenir du Tonkin, sau khi đưa Wetzel làm chủ tỉnh Bà Rịa (từ năm 1894), ngày 31/7/1895, Pháp cử Ernest Outrey làm đốc lý đầu tiên của thành phố Vũng Tàu
  7. ^ Annuaire general de l'Indochine 1901
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu anime Golden Time
Giới thiệu anime Golden Time
Golden Time kể về những cuộc tình giữa những chàng trai và cô gái tại trường luật Tokyo
Tóm tắt chương 221: Cho và nhận - Jujutsu Kaisen
Tóm tắt chương 221: Cho và nhận - Jujutsu Kaisen
Bài viết sẽ tiết lộ nội dung truyện tuy nhiên thì các bạn chắc cũng biết luôn rồi: Gojo Satoru quay trở lại
Một số thông tin về Đại quỷ tộc [Ogre] (Quỷ lớn) Tensura
Một số thông tin về Đại quỷ tộc [Ogre] (Quỷ lớn) Tensura
Trái ngược với Tử quỷ tộc [Goblin] (Quỷ nhỏ), đây là chủng tộc mạnh mẽ nhất trong Đại sâm lâm Jura (tính đến thời điểm trước khi tên trai tân nào đó bị chuyển sinh đến đây).
Công chúa Bạch Chi và sáu chú lùn - Genshin Impact
Công chúa Bạch Chi và sáu chú lùn - Genshin Impact
Một cuốn sách rất quan trọng về Pháp sư vực sâu và những người còn sống sót từ thảm kịch 500 năm trước tại Khaenri'ah