Bão Ida (1958)

Siêu bão Ida
Siêu bão cuồng phong cấp 5 (SSHWS/JTWC)
Mắt của bão Ida
Hình thành20 tháng 9 năm 1958
Tan30 tháng 9 năm 1958
(Xoáy thuận ngoài nhiệt đới sau ngày 27 tháng 9 năm 1958)
Sức gió mạnh nhấtDuy trì liên tục trong 1 phút:
325 km/h (200 mph)
Áp suất thấp nhất877 mbar (hPa); 25.9 inHg
Số người chết1.269
Thiệt hại$50 triệu (USD 1958)
Vùng ảnh hưởngNhật Bản
Một phần của Mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 1958

Bão Ida, còn được biết đến với cái tên Bão Kanogawa (Kanogawa Typhoon (狩野川台風 Kanogawa Taifū?)), là cơn bão làm chết nhiều người thứ ba tại Nhật Bản từng được ghi nhận. Ida hình thành vào ngày 20 tháng 9 năm 1958 trên khu vực gần Guam thuộc Tây Bắc Thái Bình Dương. Di chuyển về phía Tây, hệ thống tăng cường nhanh chóng và sang ngày hôm sau nó đã trở thành một cơn bão cấp ba trong thang bão Saffir-Simpson với vận tốc gió 115 dặm/giờ (185 km/giờ). Đến ngày 22 tháng 9, Ida chuyển hướng Bắc và tiếp tục mạnh lên một cách nhanh chóng. Hai ngày sau, máy bay săn bão đã quan sát được một mức áp suất khí quyển tối thiểu là 877 mb (25,9 inHg) cùng với vận tốc gió tối đa ước tính 325 km/giờ (200 dặm/giờ). Những con số này giúp Ida trở thành xoáy thuận nhiệt đới mạnh nhất trên Trái Đất vào thời điểm đó; kỷ lục này đã bị phá bởi cơn bão June 17 năm sau. Ida sau đó suy yếu khi tiếp tục di chuyển theo hướng Bắc - Đông Bắc trước khi đổ bộ vào vùng Đông Nam đảo Honshū của Nhật Bản vào ngày 26 với sức gió 120 dặm/giờ (190 km/giờ). Sang ngày hôm sau, Ida trở thành một xoáy thuận ngoại nhiệt đới, và cơn bão tan trong ngày 28 trên vùng biển phía Đông Nhật Bản. Ida đã gây ra lũ lụt nghiêm trọng tại vùng Đông Nam Nhật Bản, là nguyên nhân dẫn tới hơn 1.900 trận lở đất. Tổn thất ước tính vào khoảng 50 triệu USD, cùng với 1.269 trường hợp thiệt mạng.

Lịch sử khí tượng

[sửa | sửa mã nguồn]
Biểu đồ thể hiện đường đi và cường độ của bão theo thang Saffir–Simpson
Chú thích biểu đồ
     Áp thấp nhiệt đới (≤38 mph, ≤62 km/h)
     Bão nhiệt đới (39–73 mph, 63–118 km/h)
     Cấp 1 (74–95 mph, 119–153 km/h)
     Cấp 2 (96–110 mph, 154–177 km/h)
     Cấp 3 (111–129 mph, 178–208 km/h)
     Cấp 4 (130–156 mph, 209–251 km/h)
     Cấp 5 (≥157 mph, ≥252 km/h)
     Không rõ
Kiểu bão
▲ Xoáy thuận ngoài nhiệt đới, áp thấp tàn dư, nhiễu động nhiệt đới, hoặc áp thấp gió mùa

Bão nhiệt đới Ida hình thành vào ngày 20 tháng 9 năm 1958 trên vùng biển phía Đông Guam. Ban đầu, cơn bão di chuyển về phía Tây, vượt qua hòn đảo khi nó đang trong quá trình mạnh lên thành một cơn bão cuồng phong.[1] Đến ngày 22, Ida bắt đầu di chuyển lên phía Bắc, theo một quỹ đạo thường thấy của những cơn bão Tây Bắc Thái Bình Dương trong tháng 9.[2] Vào khoảng thời gian đó, phi đội săn bão báo cáo rằng mắt của Ida đang bị che mờ, và trong hơn 24 giờ sau thành mắt bão vẫn duy trì tình trạng chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, trong giai đoạn hơn 14 giờ bắt đầu từ 1500 UTC ngày 23 tháng 9, Ida đã trải qua quá trình tăng cường mãnh liệt, với tốc độ giảm áp suất trung bình 5,8 mbar (0,17 inHg) một giờ. Mắt bão trở nên ngày một sắc nét hơn,[3] vào gần thời điểm 0500 UTC ngày 24 tháng 9, một chiếc máy bay thám trắc đã thả một dropsonde (thiết bị thu thập số liệu) vào trong cơn bão lúc nó đang ở vị trí cách Guam khoảng 600 dặm (970 km) về phía Tây Bắc. Thiết bị này đã ghi nhận được một giá trị áp suất khí quyển 877 mbar (25,9 inHg), mức áp suất khiến cho Ida trở thành xoáy thuận nhiệt đới mạnh nhất trên Trái Đất vào thời điểm đó.[4]

Vào khoảng thời điểm Ida đạt mức áp suất tối thiểu, phi đội săn bão đã ước tính vận tốc gió lớn nhất của Ida là 345 km/giờ (215 dặm/giờ).[4] Chiếc máy bay thám trắc đã quan sát được nhiệt độ bề mặt trong mắt bão là 33 °C (92 °F) cùng với độ ẩm 50%; một mắt bão ấm và khô như vậy là khá bất thường đối với một địa điểm ngoài đại dương. Chưa đầy 36 tiếng kể từ sau thời điểm cơn bão đạt đỉnh, máy bay báo cáo mắt bão đã bị che phủ bởi mây, dấu hiệu của sự suy yếu.[3] Cường độ của Ida dần suy giảm trước khi cơn bão tấn công vùng Đông Nam Honshu vào ngày 26 với sức gió 120 dặm/giờ (190 km/giờ) cùng áp suất khi đó là 949 mbar (28,0 inHg).[5] Tiếp theo Ida di chuyển qua phần phía Đông của Nhật Bản và từ tỉnh Fukushima vươn ra Thái Bình Dương. Đến sáng sớm ngày 27, Ida trở thành xoáy thuận ngoại nhiệt đới, và tàn dư của nó đã vượt qua Sapporoquần đảo Kuril trước khi tan vào ngày 28 tháng 9.[1]

Vào lúc phi đội săn bão báo cáo giá trị áp suất tối thiểu của Ida, mức áp suất đo được này thấp hơn 10 mbar (0,30 inHg) so với kỷ lục cũ trước đó là 887 mbar (26,2 inHg) được thiết lập bởi một cơn bão Tây Bắc Thái Bình Dương vào năm 1927.[4] Ida đã duy trì là cơn bão mạnh nhất cho đến năm 1973, khi bão Nora cũng đã đạt tới một mức áp suất thấp tương đương. Vào tháng 11 năm 1975, cơn bão June đã vượt qua kỷ lục này của Ida và Nora với áp suất 875 mbar (25,8 inHg).[6] Đến tháng 10 năm 1979, Tip đã vượt qua June trở thành xoáy thuận nhiệt đới mạnh nhất từng được ghi nhận trên Trái Đất với áp suất 870 mbar (26 inHg) và đây là mức áp suất thấp kỷ lục vẫn còn duy trì cho đến ngày nay.[7]

Những cơn bão mạnh nhất trên Tây Bắc Thái Bình Dương
Bão Mùa bão Áp suất
hPa inHg
Tip 1979 870 25.7
June 1975 876 25.9
Nora 1973 877 25.9
Ida 1958 877 25.9
Kit 1966 880 26.0
Rita 1978 880 26.0
Vanessa 1984 880 26.0
Irma 1971 884 26.1
Nina 1953 885 26.1
Joan 1959 885 26.1
Forrest 1983 885 26.1
Megi 2010 885 26.1
Nguồn: Những phân tích theo dõi bão chính xác nhất của JMA
Thông tin cho khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương.[1]

Tác động

[sửa | sửa mã nguồn]
Những cơn bão gây tác động nghiêm trọng với những cái tên đặc biệt tại Nhật Bản
(từ Cơ quan Khí tượng Nhật Bản)
Tên bão Số hiệu Tên tiếng Nhật
Marie T5415 Bão Toyamaru
Ida T5822 Bão Kanogawa
Sarah T5914 Bão Miyakojima
Vera T5915 Bão Isewan
Nancy T6118 Bão Muroto số 2
Cora T6618 Bão Miyakojima số 2
Della T6816 Bão Miyakojima số 3
Babe T7709 Bão Okinoerabu
Tham khảo:[8]
Thiệt hại tại Shizuoka, Izunokuni do Ida

Khi Ida tấn công Nhật Bản, nó đã gây ra những trận mưa rất lớn, lượng mưa tại núi Amagi thuộc Bán đảo Izu đạt tới 748,6 mm (29,47 inch).[9] Tại thủ đô Tokyo, cơn bão đã trút xuống một lượng mưa xấp xỉ 430 mm (17 inch), đây là tổng lượng mưa trong ngày cao nhất từng được ghi nhận kể từ năm 1876.[10] Trên khắp quốc gia này, những trận mưa đã gây lũ lụt dọc theo các con sông Kano, Merugo và Arakawa;[5] và lũ trên sông Kano đã phá hủy những ngôi làng trên bán đảo Izu.[2] Mưa cũng là nguyên nhân dẫn đến ít nhất 1.900 trận lở đất,[11] 786 trong số đó xảy ra ở vùng Tokyo.[10]Chiba, nước biển dâng cao 1,1 m đã làm ngập lụt 120.000 mẫu Anh diện tích cánh đồng lúa.[5] Đã có 32 con tàu bị chìm hoặc mất tích, và 20 tàu khác bị hư hại dọc theo vùng duyên hải.[10] Ngoài mưa cơn bão còn gây ra gió với vận tốc lên tới 100 dặm/giờ (160 km/giờ), ở thủ đô Tokyo ghi nhận gió giật 80 dặm/giờ (130 km/giờ);[12] dù vậy, thiệt hại do gió gây ra là nhỏ.[13]

Một thông tin từ tạp chí Time vào đầu tháng 10 năm 1958 cho rằng Ida là cơn bão thảm khốc nhất tại Nhật Bản trong vòng 24 năm[11] kể từ bão Maruto năm 1934. Ở vùng Tokyo, Ida đã gây mất điện trên diện rộng và làm gián đoạn nghiêm trọng hệ thống giao thông vận tải.[10] Trong khoảng thời gian cơn bão hoành hành, thông tin liên lạc đến vùng bán đảo Izu, nơi chịu thiệt hại nặng nhất, đã bị cắt đứt.[12] Đã có hơn 520.000 ngôi nhà bị ngập lụt trên toàn nước Nhật, một con số lớn nhất từng được ghi nhận. Với những tổn thất gây ra, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) đã gán cho Ida một cái tên địa phương đặc biệt: "Bão Kanogawa".[14] Có 16.743 ngôi nhà đã chịu thiệt hại với các mức độ khác nhau, trong đó có 2.118 ngôi nhà bị phá hủy và 2.175 ngôi nhà khác bị hư hại nghiêm trọng.[15] Mặc dù báo cáo ban đầu cho rằng đã có khoảng 500.000 người mất nhà cửa vì cơn bão,[11] con số này về sau giảm xuống chỉ còn 12.000. Ngoài ra, Ida còn phá hủy hơn 244 tuyến đường cũng như các cầu đường sắt. Tổng thiệt hại ước tính 50 triệu USD (USD 1958),[5] hay tương đương 20,6 tỉ Yên.[16] Tổng cộng cũng đã có 1.296 người thiệt mạng và 1.138 người khác bị thương, khiến cho Ida trở thành cơn bão gây tổn thất nhân mạng lớn thứ ba tại Nhật Bản từng được ghi nhận.[17] Trong tổng số người thiệt mạng có bao gồm cả 381 người mất tích được cho là đã chết.[13]

Sau khi cơn bão lắng xuống, Quân đội Mỹ đã cung cấp hàng hóa và binh sĩ để giúp đỡ công tác cứu trợ.[12] Khoảng 200 lính cứu hỏa ở những vùng dọc theo sông Kano cũng đã tham gia hỗ trợ các hoạt động này.[18]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Japan Meteorological Agency (ngày 1 tháng 6 năm 1989). “RSMC Best Track Data - 1951-1959”. Bản gốc (TXT) lưu trữ ngày 22 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2011. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “jma” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  2. ^ a b Emanuel M. Ballenzweig (1958). “The Weather and Circulation of September 1958” (PDF). Monthly Weather Review. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2011.
  3. ^ a b C. L. Jordan (tháng 12 năm 1961). “Marked Changes in the Characteristics of the Eye of Intense Typhoons Between the Deepening and Filling Stages”. Journal of Meteorology. 18. doi:10.1175/1520-0469(1961)018<0779:MCITCO>2.0.CO;2. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2011.
  4. ^ a b c C. L. Jordan (tháng 9 năm 1959). “A Reported Sea Level Pressure of 877 MB” (PDF). Monthly Weather Review. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2011.
  5. ^ a b c d David Longshore (2008). Encyclopedia of hurricanes, typhoons, and cyclones. Infobase Publishing. tr. 255.
  6. ^ Charles R. Holiday (tháng 9 năm 1976). “Typhoon June - Most Intense of Record” (PDF). Monthly Weather Review. 104. doi:10.1175/1520-0493(1976)104<1188:TJIOR>2.0.CO;2. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2011.
  7. ^ George M. Dunnavan & John W. Dierks (1980). “An Analysis of Super Typhoon Tip (October 1979)” (PDF). Joint Typhoon Warning Center. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2007.
  8. ^ “Reference Room, List of Significant Typhoons with Special Names”. Digital Typhoon. Truy cập tháng 12 25, 2024. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  9. ^ 狩野川台風 1958年9月26日 (bằng tiếng Nhật). Izu City. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2011.
  10. ^ a b c d “220 Dead as Typhoon Crosses Japan”. Lodi News-Sentinel. United Press International. ngày 27 tháng 9 năm 1958. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2011.
  11. ^ a b c “JAPAN: Ida's Price”. Time Magazine. ngày 6 tháng 10 năm 1958. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2011.
  12. ^ a b c “Toll from Japanese Typhoon Mounts; More Than 300 Dead”. The Sunday News and Tribune. Associated Press. ngày 28 tháng 9 năm 1958. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2011.
  13. ^ a b 狩野川台風 昭和33年(1958年) 9月26日~9月28日 (bằng tiếng Nhật). Japan Meteorological Organization. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2011.
  14. ^ “Digital Typhoon: Reference Room”. National Institute of Informatics. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2011.
  15. ^ 台風による災害の例 (bằng tiếng Nhật). Japan Meteorological Agency. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2011.
  16. ^ “Karinogowa Memory Park History” (bằng tiếng Nhật). Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2011.
  17. ^ “Digital Typhoon: Typhoon Damage List”. National Institute of Informatics. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2011.
  18. ^ 昭和33年 狩野川台風(昭和20年~39年) (bằng tiếng Nhật). Mishima City. 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2011.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Chap 2] Cậu của ngày hôm nay cũng là tất cả đáng yêu
[Chap 2] Cậu của ngày hôm nay cũng là tất cả đáng yêu
Truyện ngắn “Cậu của ngày hôm nay cũng là tất cả đáng yêu” (phần 2)
Review và Cảm nhận “Một thoáng ra rực rỡ ở nhân gian”
Review và Cảm nhận “Một thoáng ra rực rỡ ở nhân gian”
Đây là cuốn sách nhưng cũng có thể hiểu là một lá thư dài 300 trang mà đứa con trong truyện dành cho mẹ mình - một người cậu rất rất yêu
Sơ lược về White Room - Classroom of the Elite
Sơ lược về White Room - Classroom of the Elite
White Room (ホワイトルーム, Howaito Rūmu, Việt hoá: "Căn phòng Trắng") là một cơ sở đào tạo và là nơi nuôi nấng Kiyotaka Ayanokōji khi cậu còn nhỏ
Teshima Aoi - Âm nhạc... sự bình yên vô tận (From Up on Poppy Hill)
Teshima Aoi - Âm nhạc... sự bình yên vô tận (From Up on Poppy Hill)
Khi những thanh âm đi xuyên qua, chạm đến cả những phần tâm hồn ẩn sâu nhất, đục đẽo những góc cạnh sần sùi, xấu xí, sắc nhọn thành