Mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 1971

Mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 1971
Bản đồ tóm lược mùa bão
Lần đầu hình thành 8 tháng 1 năm 1971
Lần cuối cùng tan 30 tháng 12 năm 1971
Bão mạnh nhất Irma – 885 hPa (mbar), 285 km/h (180 mph) (duy trì liên tục trong 1 phút)
Áp thấp nhiệt đới 55
Tổng số bão 35
Bão cuồng phong 24
Siêu bão cuồng phong 6
Số người chết Ít nhất 617
Thiệt hại $57.7 triệu (USD 1971)
Mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương
1969, 1970, 1971, 1972, 1973

Mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 1971 không có giới hạn chính thức; nó diễn ra trong suốt năm 1971, nhưng hầu hết các xoáy thuận nhiệt đới có xu hướng hình thành trên Tây Bắc Thái Bình Dương trong khoảng giữa tháng 5 và tháng 11.[1] Những thời điểm quy ước phân định khoảng thời gian tập trung hầu hết số lượng xoáy thuận nhiệt đới hình thành mỗi năm ở Tây Bắc Thái Bình Dương.

Phạm vi của bài viết này chỉ giới hạn ở Thái Bình Dương, khu vực nằm ở phía Bắc xích đạo và phía Tây đường đổi ngày quốc tế. Những cơn bão hình thành ở khu vực phía Đông đường đổi ngày quốc tế và phía Bắc xích đạo thuộc về Mùa bão Đông Bắc Thái Bình Dương 1971. Bão nhiệt đới hình thành ở toàn bộ khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương sẽ được đặt tên bởi Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp JTWC . Áp thấp nhiệt đới ở khu vực này sẽ có thêm hậu tố "W" phía sau số thứ tự của chúng. Áp thấp nhiệt đới trở lên hình thành hoặc đi vào khu vực mà Philippines theo dõi cũng sẽ được đặt tên bởi Cục quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines PAGASA . Đó là lý do khiến cho nhiều trường hợp, một cơn bão có hai tên gọi khác nhau.

Tóm lược mùa bão

[sửa | sửa mã nguồn]

Các cơn bão

[sửa | sửa mã nguồn]

Có tất cả 38 xoáy thuận nhiệt đới hình thành trong năm trên Tây Bắc Thái Bình Dương, 35 trong số chúng trở thành những cơn bão nhiệt đới, 24 đạt cường độ bão cuồng phong, và 6 đạt cường độ siêu bão. Đây là một mùa bão hoạt động rất mạnh trong giai đoạn đầu, với 11 cơn bão nhiệt đới hình thành trước ngày 1 tháng 7 và đến trước ngày 1 tháng tám con số đó là 19. Theo JMA, trong tháng 4 đã có ba xoáy thuận nhiệt đới mạnh lên thành bão nhiệt đới và được đặt tên, và tháng 7 có 8 cơn bão nhiệt đới được đặt tên. Đó là những kỷ lục về số lượng bão trong tháng 4 và tháng 7. Đồng thời, trong tháng 5 cũng đã có tới 4 cơn bão nhiệt đới được đặt tên, con số nhiều nhất tương đương với mùa bão năm 1980.[2]

Bão nhiệt đới Sarah (Auring)

[sửa | sửa mã nguồn]
Bão nhiệt đới (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại8 tháng 1 – 11 tháng 1
Cường độ cực đại95 km/h (60 mph) (1-min)  989 hPa (mbar)

Bão nhiệt đới Thelma (Bebeng)

[sửa | sửa mã nguồn]
Bão nhiệt đới (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại15 tháng 3 – 19 tháng 3
Cường độ cực đại85 km/h (50 mph) (1-min)  992 hPa (mbar)

Bão Vera (Karing)

[sửa | sửa mã nguồn]
Bão cuồng phong cấp 2 (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại6 tháng 4 – 18 tháng 4
Cường độ cực đại165 km/h (105 mph) (1-min)  960 hPa (mbar)

Bão Wanda (Diding) - bão số 1

[sửa | sửa mã nguồn]
Bão cuồng phong cấp 1 (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại23 tháng 4 – 4 tháng 5
Cường độ cực đại140 km/h (85 mph) (1-min)  980 hPa (mbar)

Wanda bắt đầu quá trình hoạt động trên vùng biển phía Đông Philippines từ ngày 23 tháng 4. Cơn bão đã vượt Philippines và vào Biển Đông trong ngày 25 và trở thành cơn bão số 1 ở nước ta, trước khi chuyển hướng Tây Bắc, trở thành một cơn bão cuồng phong trong ngày 1 tháng 5 khi nó ở ngay sát đường bờ biển Việt Nam. Gió Tây chi phối khiến Wanda dần đi lên phía Bắc rồi Đông Bắc, suy yếu và tan vào ngày mùng 4 gần đảo Hải Nam.[3]

Tại Philippines, đã có 54 người chết và 14 người mất tích do bão, đồng thời lũ lụt do nó tạo ra gây thiệt hại vào khoảng 700.000 USD (1971 USD).[3] Khi Wanda đi sát dọc đường bờ biển Việt Nam, quân đội Hoa Kỳ đã di dời hầu hết số lượng máy bay ở những vùng phía Bắc về căn cứ và những cuộc đụng độ liên quan đến Chiến tranh Việt Nam đã tạm thời giảm bớt cho đến khi cơn bão đi qua.[4] Wanda cũng đã khiến 23 người thiệt mạng ở tỉnh Quảng Ngãi.[5]

Siêu bão cuồng phong cấp 5 (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại29 tháng 4 – 7 tháng 5
Cường độ cực đại280 km/h (175 mph) (1-min)  890 hPa (mbar)

Một người đã thiệt mạng tại rạn san hô vòng Truk do bị một cây dừa đổ vào người.[6]

Bão nhiệt đới Babe (Etang)

[sửa | sửa mã nguồn]
Bão nhiệt đới (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại3 tháng 5 – 7 tháng 5
Cường độ cực đại100 km/h (65 mph) (1-min)  990 hPa (mbar)

Bão nhiệt đới Carla (Gening)

[sửa | sửa mã nguồn]
Bão nhiệt đới (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại19 tháng 5 – 22 tháng 5
Cường độ cực đại95 km/h (60 mph) (1-min)  995 hPa (mbar)

Bão Dinah (Herming) - bão số 2

[sửa | sửa mã nguồn]
Bão cuồng phong cấp 2 (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại25 tháng 5 – 30 tháng 5
Cường độ cực đại165 km/h (105 mph) (1-min)  960 hPa (mbar)

Tại Philippines, Dinah làm 13 người chết và khiến 14 người khác mất tích. Tổng thiệt hại là 4 triệu Peso.[3]

Bão Emma (Ising) - bão số 3

[sửa | sửa mã nguồn]
Bão nhiệt đới (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại28 tháng 5 – 19 tháng 5
Cường độ cực đại65 km/h (40 mph) (1-min)  1000 hPa (mbar)

Bão Freda (Luding)

[sửa | sửa mã nguồn]
Bão cuồng phong cấp 1 (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại14 tháng 6 – 18 tháng 6
Cường độ cực đại140 km/h (85 mph) (1-min)  980 hPa (mbar)

Bão Gilda (Mameng) - bão số 4

[sửa | sửa mã nguồn]
Bão cuồng phong cấp 2 (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại14 tháng 6 – 18 tháng 6
Cường độ cực đại165 km/h (105 mph) (1-min)  975 hPa (mbar)

Tại Philippines, đã có một người thiệt mạng và thiệt hại là 8 triệu Peso.[3]

Bão Harriet (Neneng) - bão số 5

[sửa | sửa mã nguồn]
Bão cuồng phong cấp 4 (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại2 tháng 7 – 7 tháng 7
Cường độ cực đại230 km/h (145 mph) (1-min)  925 hPa (mbar)

Harriet đã khiến một người ở Philippines thiệt mạng.[7]

Đổ bộ vào vị trí gần khu phi quân sự giữa hai miền Nam Bắc Việt Nam khi là một cơn bão mạnh, bão số 5 đã khiến cho Chiến tranh Việt Nam bị gián đoạn đáng kể. Các hoạt động quân sự ở cả hai bên đã bị tạm dừng, tất cả các máy bay trực thăng của quân đội Mỹ được hạ cánh an toàn dưới mặt đất. Việc di chuyển cũng bị hạn chế nghiêm trọng. Dù cơn bão là mạnh, tuy nhiên thiệt hại nó gây ra là tương đối nhỏ, doanh trại Eagle báo cáo một vài mái nhà bị thổi bay bởi vận tốc gió khoảng 75 dặm/giờ (120 km/giờ).[8] Tại Đà Nẵng, mưa với lượng từ 200–250 mm kết hợp với gió mạnh đã khiến toàn bộ khu vực mất điện.[9]. Tổng cộng tại Việt Nam đã có bốn người chết và 14 người khác mất tích. Tỉnh Thừa Thiên Huế chịu thiệt hại nặng nhất, với khoảng 2.500 căn nhà bị hư hại hoặc phá hủy hoàn toàn.[7]

Bão nhiệt đới Ivy

[sửa | sửa mã nguồn]
Bão nhiệt đới (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại5 tháng 7 – 7 tháng 7
Cường độ cực đại110 km/h (70 mph) (1-min)  990 hPa (mbar)

Bão nhiệt đới Kim (Oniang)(bão số 6)

[sửa | sửa mã nguồn]
Bão nhiệt đới (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại9 tháng 7 – 13 tháng 7
Cường độ cực đại95 km/h (60 mph) (1-min)  980 hPa (mbar)

Bão Jean (Pepang)(bão số 7)

[sửa | sửa mã nguồn]
Bão cuồng phong cấp 2 (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại9 tháng 7 – 18 tháng 7
Cường độ cực đại155 km/h (100 mph) (1-min)  975 hPa (mbar)

Bão Lucy (Rosing)(bão số 8)

[sửa | sửa mã nguồn]
Siêu bão cuồng phong cấp 4 (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại16 tháng 7 – 22 tháng 7
Cường độ cực đại240 km/h (150 mph) (1-min)  910 hPa (mbar)

Lucy là cơn bão mạnh nhất tấn công Philippines trong năm. Gió giật đã tác động đến những vùng phía Tây của VisayasLuzon, bao gồm cả thủ đô Manila. Vận tốc gió lớn nhất ghi nhận được là 190 km/giờ tại Basco. Ở thành phố Baguio đã ghi nhận lượng mưa lên tới 379,5 mm trong vòng 24 giờ. Mưa lớn cũng dẫn tới lũ lụt nghiêm trọng cùng với đó là những trận lở đất ở khu vực Bắc miền Trung Philippines.[10]

Bão cuồng phong cấp 1 (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại17 tháng 7 – 20 tháng 7
Cường độ cực đại150 km/h (90 mph) (1-min)  975 hPa (mbar)

Bão Nadine (Sisang)

[sửa | sửa mã nguồn]
Siêu bão cuồng phong cấp 5 (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại20 tháng 7 – 26 tháng 7
Cường độ cực đại280 km/h (175 mph) (1-min)  900 hPa (mbar)

Bão Nadine hình thành vào ngày 20 tháng 7, nó đã mạnh lên nhanh chóng và đạt đỉnh với vận tốc gió là 175 dặm/giờ (280 km/giờ) trong ngày 24. Sau đó Nadine suy yếu đi một chút khi nó tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Bắc. Đến ngày 25, Nadine đổ bộ Đài Loan với cường độ đã suy giảm, vận tốc gió khi đó đạt 100 dặm/giờ (160 km/giờ). Sang ngày hôm sau Nadine tan trên đất liền Trung Quốc. Cơn bão đã khiến 28 người chết, 25 người mất tích và gây thiệt hại nghiêm trọng ở Đài Loan.

Bão Olive

[sửa | sửa mã nguồn]
Bão cuồng phong cấp 2 (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại29 tháng 7 – 5 tháng 8
Cường độ cực đại155 km/h (100 mph) (1-min)  935 hPa (mbar)

Bão nhiệt đới Polly (Trining)

[sửa | sửa mã nguồn]
Bão nhiệt đới (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại4 tháng 8 – 10 tháng 8
Cường độ cực đại75 km/h (45 mph) (1-min)  980 hPa (mbar)

Bão Rose (Uring)(bão số 9)

[sửa | sửa mã nguồn]
Bão cuồng phong cấp 4 (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại10 tháng 8 – 17 tháng 8
Cường độ cực đại220 km/h (140 mph) (1-min)  960 hPa (mbar)

Một vùng xoáy thấp nhỏ gần Chuuk đã phát triển thành bão nhiệt đới Rose trong ngày 10 tháng 8, một cơn bão cực nhỏ với diện tích gió chỉ bao phủ một vùng có đường kính 280 km. Rose sau đó mạnh lên nhanh chóng, đến cuối ngày nó đã trở thành một cơn bão cuồng phong. Tuy nhiên sang ngày 11 nó đã suy yếu lại thành bão nhiệt đới, dù vậy sau đó khi Rose di chuyển về phía Tây nó đã tăng cường trở lại thành một cơn bão cuồng phong. Rose đổ bộ Luzon trong ngày 13 với sức gió 130 dặm/giờ (210 km/giờ), sau đó nó suy yếu khi ở trên đất liền và tiến vào Biển Đông. Tại đây, Rose mạnh lên một cách nhanh chóng, đến ngày 16 nó đã đạt vận tốc gió là 140 dặm/giờ (220 km/giờ). Đến khi tiếp cận vùng bờ biển Hong Kong, dòng thổi vào của cơn bão bị gián đoạn, nhưng nó vẫn giữ được sức gió 100 dặm/giờ (160 km/giờ) cho đến lúc đổ bộ vào ngày 16. Rose biến mất vào ngày hôm sau. Tại Hong Kong, cơn bão đã làm 130 người thiệt mạng và khiến 5.600 người mất nhà cửa. Đồng thời nó còn làm lật một chiếc phà của Macao, khiến 88 người trên phà thiệt mạng.

Bão Shirley

[sửa | sửa mã nguồn]
Bão cuồng phong cấp 2 (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại12 tháng 8 – 17 tháng 8
Cường độ cực đại165 km/h (105 mph) (1-min)  955 hPa (mbar)
Bão cuồng phong cấp 3 (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại20 tháng 8 – 30 tháng 8
Cường độ cực đại185 km/h (115 mph) (1-min)  915 hPa (mbar)

Một vùng thấp trên tầng cao đã góp phần tạo ra bão nhiệt đới Trix trong ngày 20 tháng 8. Sau khi trôi dạt về phía Bắc, cơn bão chuyển hướng về phía Tây do sự hình thành của áp cao cận nhiệt. Trix mạnh dần lên và trở thành một cơn bão cuồng phong trong ngày 21. Đến ngày 28 Trix đạt đỉnh với vận tốc gió đạt 115 dặm/giờ (185 km/giờ). Sau đó cơn bão vòng lại, và vào ngày 29, nó đổ bộ lên vùng Tây Nam Nhật Bản khi vận tốc gió đã giảm còn 95 dặm/giờ (150 km/giờ). Trix dần tăng tốc về hướng Đông Bắc và đến ngày 30 nó đã trở thành một xoáy thuận ngoại nhiệt đới. Trix khiến 44 người chết và gây thiệt hại nghiêm trọng cho cây trồng, ước tính khoảng 50,6 triệu USD.

Áp thấp nhiệt đới 25W

[sửa | sửa mã nguồn]
Bão nhiệt đới dữ dội (CMA)
Áp thấp nhiệt đới (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại24 tháng 8 – 25 tháng 8
Cường độ cực đại95 km/h (60 mph) (10-min)  992 hPa (mbar)

Bão Virginia

[sửa | sửa mã nguồn]
Bão cuồng phong cấp 3 (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại2 tháng 9 – 7 tháng 9
Cường độ cực đại185 km/h (115 mph) (1-min)  955 hPa (mbar)

Bão Wendy

[sửa | sửa mã nguồn]
Siêu bão cuồng phong cấp 5 (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại4 tháng 9 – 12 tháng 9
Cường độ cực đại260 km/h (160 mph) (1-min)  915 hPa (mbar)

Áp thấp nhiệt đới 28W

[sửa | sửa mã nguồn]
Áp thấp nhiệt đới (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại13 tháng 9 – 14 tháng 9
Cường độ cực đại45 km/h (30 mph) (1-min)  999 hPa (mbar)

Bão Agnes (Warling)

[sửa | sửa mã nguồn]
Bão cuồng phong cấp 1 (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại15 tháng 9 – 19 tháng 9
Cường độ cực đại140 km/h (85 mph) (1-min)  975 hPa (mbar)

Bão Bess (Yayang)

[sửa | sửa mã nguồn]
Siêu bão cuồng phong cấp 5 (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại17 tháng 9 – 23 tháng 9
Cường độ cực đại260 km/h (160 mph) (1-min)  905 hPa (mbar)

Bão nhiệt đới Carmen

[sửa | sửa mã nguồn]
Bão nhiệt đới (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại24 tháng 9 – 26 tháng 9
Cường độ cực đại95 km/h (60 mph) (1-min)  990 hPa (mbar)

Bão Della (Ading)(bão số 10)

[sửa | sửa mã nguồn]
Bão cuồng phong cấp 1 (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại27 tháng 9 – 30 tháng 9
Cường độ cực đại130 km/h (80 mph) (1-min)  980 hPa (mbar)

Bão Elaine (Barang)(bão số 11)

[sửa | sửa mã nguồn]
Bão cuồng phong cấp 3 (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại1 tháng 10 – 9 tháng 10
Cường độ cực đại185 km/h (115 mph) (1-min)  963 hPa (mbar)

Bão Faye-Gloria (Krising-Dadang)

[sửa | sửa mã nguồn]
Bão cuồng phong cấp 1 (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại4 tháng 10 – 13 tháng 10
Cường độ cực đại120 km/h (75 mph) (1-min)  985 hPa (mbar)

Vào ngày 4 tháng 10, một vùng nhiễu động nhiệt đới ở phía Đông quần đảo Mariana đã phát triển thành bão nhiệt đới Faye. Một thời gian sau khi đạt đỉnh với vận tốc gió 75 dặm/giờ (120 km/giờ) trong ngày mùng 5, Faye trở nên rất bất tổ chức và đến ngày mùng 7 nó đã suy yếu thành một áp thấp nhiệt đới. Tại thời điểm đó, đã xuất hiện vài hoàn lưu khác nhau, do đó có thể Faye đã bị hấp thụ bởi một vùng nhiễu động ở phía Bắc. Dù vậy, cơn bão dần tổ chức lại khi nó tiếp cận Philippines. Vào ngày mùng 10 Faye vượt qua Philippines với cường độ bão nhiệt đới yếu và sang ngày hôm sau nó đã mạnh lên thành một cơn bão cuồng phong trên Biển Đông. Dòng dẫn dần trở nên yếu, và dòng thổi hướng Tây Bắc chi phối khiến Faye di chuyển theo hướng Đông Nam quay trở lại Philippines. Trong ngày 12 Faye di chuyển qua quốc đảo này và nó đã tan vào ngày hôm sau. Cơn bão đã khiến 13 người thiệt mạng và 80 người mất tích.

Bão Hester (Goying)(bão số 12)

[sửa | sửa mã nguồn]
Bão cuồng phong cấp 2 (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại18 tháng 10 – 24 tháng 10
Cường độ cực đại165 km/h (105 mph) (1-min)  967 hPa (mbar)

Vào ngày 18 tháng 10 một áp thấp nhiệt đới hình thành ở khu vực gần Palau, sau đó nó di chuyển về phía Tây hướng đến Philippines và mạnh dần lên.[11][12] Sau khi vượt qua MindanaoVisayas với cấp độ bão nhiệt đới trong khoảng giữa ngày 20 và 21, Hester đã mạnh lên thành một cơn bão cuồng phong trước khi tấn công Palawan. Sau đó, Hester tiếp tục tăng cường trên Biển Đông và đạt cường độ tối đa với vận tốc gió 105 dặm/giờ (165 km/giờ). Vào ngày 23, cơn bão đổ bộ lên khu vực gần Huế thuộc Việt Nam Cộng hòa. Hester đã suy yếu nhanh chóng khi ở trên đất liền và tan trong ngày 24 trên địa phận Lào.[11][12] Tại Philippines, Hester đã làm 6 người chết và gây thiệt hại 5 triệu Peso.[3]

Việt Nam Cộng hòa là khu vực chịu ảnh hưởng lớn nhất của cơn bão, khi mà vận tốc gió vượt quá 100 dặm/giờ (155 km/giờ) đã gây thiệt hại trên diện rộng cho các căn cứ Lục quân Mỹ. Vùng căn cứ chịu thiệt hại nặng nhất là Chu Lai với 3 lính Mỹ thiệt mạng. Ít nhất 75% kết cấu các công trình của căn cứ này chịu sự tác động từ cơn bão và 123 máy bay đã bị hư hại hoặc phá hủy.[11] Thông tin từ báo chí cho thấy đã có 100 người Việt Nam thiệt mạng bởi Hester, bao gồm cả 33 trường hợp thiệt mạng do một chiếc máy bay bị rơi gần Quy Nhơn.[13][14] Trong bối cảnh cơn bão, chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã hỗ trợ cho những khu vực chịu thiệt hại nặng nhất bằng các quỹ cứu trợ cùng với các nguồn cung cấp nhu yếu phẩm khác nhau.[14]

Áp thấp nhiệt đới Hobing

[sửa | sửa mã nguồn]
Áp thấp nhiệt đới (PAGASA)
 
Thời gian tồn tại4 tháng 11 – 5 tháng 11
Cường độ cực đại55 km/h (35 mph) (10-min) 

Bão Irma (Ining)

[sửa | sửa mã nguồn]
Siêu bão cuồng phong cấp 5 (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại8 tháng 11 – 15 tháng 11
Cường độ cực đại285 km/h (180 mph) (1-min)  884 hPa (mbar)

Irma, cơn bão mạnh nhất của mùa bão đạt đỉnh cường độ vào ngày 11 tháng 11 với vận tốc gió 180 dặm/giờ (290 km/giờ). Irma luôn duy trì ở ngoài đại dương, nó chỉ tác động đến một con tàu và gây thiệt hại nhỏ cho một số đảo trên Tây Bắc Thái Bình Dương. Ở thời điểm hoạt động, cơn bão đã giữ kỷ lục tăng cường độ nhanh nhất trong vòng 24 giờ, với áp suất giảm từ 980 mbar xuống còn 885 mbar.[15]

Bão Judy - bão số 13

[sửa | sửa mã nguồn]
Bão nhiệt đới (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại15 tháng 11 – 16 tháng 11
Cường độ cực đại85 km/h (50 mph) (1-min)  1000 hPa (mbar)

Các cơn bão khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài các cơn bão ở trên, Cơ quan Khí tượng Trung Quốc (CMA) cũng đã theo dõi một số xoáy thuận nhiệt đới khác, trong đó bao gồm một cơn bão nhiệt đới và một cơn bão nhiệt đới dữ dội.

  • 3 - 7 tháng 4, 55 km/giờ (35 dặm/giờ) 1008 mbar (hPa; 29.77 inHg)[16]
  • 16 – 19 tháng 5, 55 km/giờ (35 dặm/giờ) 1005 mbar (hPa; 29.68 inHg)[17]
  • 13 – 17 tháng 6, 55 km/giờ (35 dặm/giờ) 996 mbar (hPa; 29.42 inHg)[18]
  • 20 – 21 tháng 7, 75 km/giờ (45 dặm/giờ) 990 mbar (hPa; 29.24 inHg).[19]
  • 8 – 10 tháng 8, 45 km/giờ (30 dặm/giờ) 995 mbar (hPa; 29.39 inHg)[20]
  • 28 tháng 8 – 1 tháng 9, 55 km/giờ (35 dặm/giờ) 1002 mbar (hPa; 29.59 inHg)[21]
  • 12 – 15 tháng 9, 45 km/giờ (30 dặm/giờ) 1000 mbar (hPa; 29.53 inHg)[22]
  • 13 – 17 tháng 5, 55 km/giờ (35 dặm/giờ) 996 mbar (hPa; 29.42 inHg)[23]
  • 25 – 30 tháng 9, 55 km/giờ (35 dặm/giờ) 1001 mbar (hPa; 29.56 inHg)[24]
  • 5 – 7 tháng 10, 95 km/giờ (60 dặm/giờ) 1002 mbar (hPa; 29.59 inHg)[25]
  • 10 – 17 tháng 10,110 km/giờ (70 dặm/giờ) 988 mbar (hPa; 29.18 inHg)[26]
  • 4 – 8 tháng 11, 55 km/giờ (35 dặm/giờ) 1002 mbar (hPa; 29.59 inHg)[27]
  • 5 – 8 tháng 11, 45 km/giờ (30 dặm/giờ) 1006 mbar (hPa; 29.71 inHg)[28]
  • 20 – 24 tháng 11, 55 km/giờ (35 dặm/giờ) 1006 mbar (hPa; 29.71 inHg)[29]
  • 27 – 30 tháng 11, 55 km/giờ (35 dặm/giờ) 1002 mbar (hPa; 29.59 inHg)[30]
  • 27 – 30 tháng 12, 45 km/giờ (30 dặm/giờ) 1005 mbar (hPa; 29.68 inHg)[31]

Thêm nữa, hai xoáy thuận dưới đây được liệt kê trong International Best Tracks Database (dữ liệu theo dõi quốc tế): gồm một áp thấp nhiệt đới và một cơn bão nhiệt đới.

  • 11 – 12 tháng 6, 45 km/giờ (30 dặm/giờ)[32]
  • 12 – 14 tháng 9, 65 km/giờ (40 dặm/giờ)[33]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Gary Padgett. May 2003 Tropical Cyclone Summary. Truy cập 2006-08-26.
  2. ^ “Climatology of Tropical Cyclones”. Japan Meteorological Agency. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2008.
  3. ^ a b c d e “Destructive Typhoons 1970-2003”. National Disaster Coordinating Council. ngày 9 tháng 11 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 11 năm 2004. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2013.
  4. ^ “Typhoon rains quench fires of war”. Boston Globe. ngày 3 tháng 5 năm 1971. tr. 8. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2013.
  5. ^ “Annual Tropical Cyclone Report: Typhoon Wanda” (PDF). Joint Typhoon Warning Center. United States Navy. 1972. tr. 100–106. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2013.
  6. ^ United Press International (ngày 5 tháng 5 năm 1971). “Pacific Storm Raging”. The Times-News. Agana, Guam. tr. 6. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2013.
  7. ^ a b “Annual Tropical Cyclone Report: Typhoon Harriet” (PDF). Joint Typhoon Warning Center. United States Navy. 1972. tr. 131–136. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2013.
  8. ^ Associated Press (ngày 7 tháng 7 năm 1971). “Typhoon Harriet Stalls Viet Battles”. The Spokesman-Review. Saigon, Vietnam. tr. 2. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2013.
  9. ^ Associated Press (ngày 6 tháng 7 năm 1971). “Typhoon Curtails U.S. Operations”. The Fort Scott Tribune. Saigon, Vietnam. tr. 1. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2013.
  10. ^ Roman L. Kintinar (1972). Tropical Cyclones For 1971. Philippine Weather Bureau. tr. 36–37.
  11. ^ a b c “Annual Tropical Cyclone Report: Typhoon Hester” (PDF). Joint Typhoon Warning Center. United States Navy. 1972. tr. 237–240. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2013.
  12. ^ a b “1971 Hester (1971291N11134)”. International Best Track Archive. 2013. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2013.[liên kết hỏng]
  13. ^ Times Wire Service (ngày 27 tháng 10 năm 1971). “Enemy Attacks Flare Near Saigon”. St. Petersburg Times. tr. 3A. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2013.
  14. ^ a b Associated Press (ngày 25 tháng 10 năm 1971). “Viet Storm Aid Rushed: Toll Up to 103”. Spokane Daily Chronicle. Saigon, Vietnam. tr. 29. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2013.
  15. ^ Charles R. Holliday (1971). “Weather Note: Record 12 and 24-Hour Deepening Rates in a Tropical Cyclone” (PDF). Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2007.
  16. ^ “1971 Missing (1971093N28158)”. International Best Track Archive. 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2013.
  17. ^ “1971 Missing (1971136N10137)”. International Best Track Archive. 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2013.
  18. ^ “1971 Missing (1971164N12115)”. International Best Track Archive. 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2013.
  19. ^ “1971 Lucy-1 (1971201N24120)”. International Best Track Archive. 2013. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2013.[liên kết hỏng]
  20. ^ “1971 Missing (1971220N21126)”. International Best Track Archive. 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2013.
  21. ^ “1971 Missing (1971240N11113)”. International Best Track Archive. 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2013.
  22. ^ “1971 Missing (1971255N17158)”. International Best Track Archive. 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2013.
  23. ^ “1971 Missing (1971257N25162)”. International Best Track Archive. 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2013.
  24. ^ “1971 Missing (1971269N17116)”. International Best Track Archive. 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2013.
  25. ^ “1971 Missing (1971278N18134)”. International Best Track Archive. 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2013.
  26. ^ “1971 Missing (1971280N09141)”. International Best Track Archive. 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2013.
  27. ^ “1971 Missing (1971308N09163)”. International Best Track Archive. 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2013.
  28. ^ “1971 Missing (1971309N23172)”. International Best Track Archive. 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2013.
  29. ^ “1971 Missing (1971324N06112)”. International Best Track Archive. 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2013.
  30. ^ “1971 Missing (1971331N11114)”. International Best Track Archive. 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2013.
  31. ^ “1971 Missing (1971362N10130)”. International Best Track Archive. 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2013.
  32. ^ “1971 Missing (1971163N10132)”. International Best Track Archive. 2013. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2013.[liên kết hỏng]
  33. ^ “1971 Missing (1971255N20130)”. International Best Track Archive. 2013. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2013.[liên kết hỏng]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
7 kẻ không thể không build trong Honkai: Star Rail
7 kẻ không thể không build trong Honkai: Star Rail
Chúng ta biết đến cơ chế chính trong combat của HSR là [Phá Khiên]... Và cơ chế này thì vận hành theo nguyên tắc
Giới thiệu Frey - Sky Queen trong Tensura
Giới thiệu Frey - Sky Queen trong Tensura
Frey có đôi cánh trên lưng và móng vuốt ở chân. Cô ấy có mái tóc trắng và thường được nhìn thấy mặc một chiếc váy đỏ.
Giới thiệu AG Lizbeth - Accountant - Artery Gear: Fusion
Giới thiệu AG Lizbeth - Accountant - Artery Gear: Fusion
Nhìn chung, Lizbeth là một phiên bản khác của Kyoko, máu trâu giáp dày, chia sẻ sát thương và tạo Shield bảo vệ đồng đội, đồng thời sở hữu DEF buff và Crit RES buff cho cả team rất hữu dụng
Top 5 nhân vật bạn nên roll trong Genshin Impact
Top 5 nhân vật bạn nên roll trong Genshin Impact
Thứ tự của DS này là thứ tự mà account không có 5* nào NÊN quay