Bảng chữ cái tiếng Anh

Bảng chữ cái tiếng Anh (tiếng Anh: English alphabet) hiện đại là một bảng chữ cái Latinh gồm 26 chữ cái.

Dạng viết hoa
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
Dạng viết thường
a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z

Hình dạng chính xác của chữ cái trên ấn phẩm tùy thuộc vào bộ chữ in được thiết kế. Hình dạng của chữ cái khi viết tay hết sức đa dạng.

Tiếng Anh viết sử dụng nhiều diagraph như ch, sh, th, wh, qu,...mặc dù ngôn ngữ này không xem chúng là các mẫu tự riêng biệt trong bảng chữ cái. Người dùng tiếng Anh còn sử dụng dạng chữ ghép truyền thống là æœ.

Tên chữ cái

[sửa | sửa mã nguồn]

Ít khi người ta đọc tên của chữ cái trừ khi phải phát âm các từ dẫn xuất hoặc từ ghép (chẳng hạn tee-shirt, deejay, emcee, okay,...), các dạng dẫn xuất (chẳng hạn exed out, effing,,...) hoặc tên các đối tượng được đặt tên theo tên chữ cái (chẳng hạn wye trong Y junction, nghĩa là khớp nối hình chữ Y). Danh sách dưới dây trích từ Từ điển tiếng Anh Oxford. Tên của phụ âm thường có dạng phụ âm + ee hoặc e + phụ âm (chẳng hạn beeef). Ngoại lệ là aitch, jay, kay, cue, ar, ess (trong từ ghép đọc là es-), wyezed.

Chữ cái Tên chữ cái Phát âm
A A /eɪ/[1]
B Bee /biː/
C Cee /siː/
D Dee /diː/
E E /iː/
F Ef (Eff nếu là động từ) /ɛf/
G Jee /dʒiː/
H Aitch /eɪtʃ/
Haitch[2] /heɪtʃ/
I I /aɪ/
J Jay /dʒeɪ/
Jy[3] /dʒaɪ/
K Kay /keɪ/
L El hoặc Ell /ɛl/
M Em /ɛm/
N En /ɛn/
O O /oʊ/
P Pee /piː/
Q Cue /kjuː/
R Ar /ɑr/
S Ess (es-)[4] /ɛs/
T Tee /tiː/
U U /juː/
V Vee /viː/
W Double-U /ˈdʌbəl.juː/[5]
X Ex /ɛks/
Y Wy hoặc Wye /waɪ/
Z Zed[6] /zɛd/
Zee[7] /ziː/
Izzard[8] /ˈɪzərd/

Một số nhóm chữ cái như peebee hoặc emen thường dễ bị nhầm lẫn khi trong giao tiếp, đặc biệt là khi liên lạc qua điện thoại hay vô tuyến. Để giải quyết vấn đề này, người ta tạo ra các bảng chữ cái đánh vần - chẳng hạn Bảng chữ cái đánh vần ICAO - trong đó mỗi chữ cái được gán cho một cái tên dễ phân biệt lẫn nhau.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên gọi của các chữ cái trong tiếng Anh chủ yếu là kế thừa trực tiếp từ tên gọi trong tiếng Latinh (và tiếng Etrusca) thông qua tiếng trung gian là tiếng Pháp.

Chữ cái Tiếng Latinh Tiếng Pháp cổ tiếng Anh Trung cổ tiếng Anh hiện đại
A á /aː/ /aː/ /aː/ /eɪ/
B /beː/ /beː/ /beː/ /biː/
C /keː/ /tʃeː/ → /tseː/ → /seː/ /seː/ /siː/
D /deː/ /deː/ /deː/ /diː/
E é /eː/ /eː/ /eː/ /iː/
F ef /ɛf/ /ɛf/ /ɛf/ /ɛf/
G /ɡeː/ /dʒeː/ /dʒeː/ /dʒiː/
H /haː/ → /aha/ → /akːa/ /aːtʃ/ /aːtʃ/ /eɪtʃ/
I í /iː/ /iː/ /iː/ /aɪ/
J /dʒeɪ/
K /kaː/ /kaː/ /kaː/ /keɪ/
L el /ɛl/ /ɛl/ /ɛl/ /ɛl/
M em /ɛm/ /ɛm/ /ɛm/ /ɛm/
N en /ɛn/ /ɛn/ /ɛn/ /ɛn/
O ó /oː/ /oː/ /oː/ /oʊ/
P /peː/ /peː/ /peː/ /piː/
Q /kuː/ /kyː/ /kiw/ /kjuː/
R er /ɛr/ /ɛr/ /ɛr/ → /ar/ /ɑr/
S es /ɛs/ /ɛs/ /ɛs/ /ɛs/
T /teː/ /teː/ /teː/ /tiː/
U ú /uː/ /yː/ /iw/ /juː/
V /viː/
W /ˈdʌbəl.juː/
X ex /ɛks, iks/ /iks/ /ɛks/ /ɛks/
Y /hyː, iː/
í graeca /iː ˈɡraɪka/
ui, gui ?
i grec /iː ɡrɛːk/
/wiː/ ? /waɪ/
Z zéta /zeːta/ zed /zɛːd/
et zed /et zeːd/ → /e zed/
/zɛd/
/ɛˈzɛd/
/zɛd, ziː/
/ˈɪzəd/

Tần suất

[sửa | sửa mã nguồn]

Chữ cái thường dùng nhất trong tiếng Anh là chữ E. Chữ cái ít dùng nhất là chữ Z. Danh sách dưới đây cho thấy tần suất tương đối của các chữ cái trong một văn bản tiếng Anh nhìn chung do tác giả Robert Edward Lewand dẫn ra:[9]

Chữ cái Tần suất
A 8,17%
B 1,49%
C 2,78%
D 4,25%
E 12,70%
F 2,23%
G 2,02%
H 6,09%
I 6,97%
J 0,15%
K 0,77%
L 4,03%
M 2,41%
N 6,75%
O 7,51%
P 1,93%
Q 0,10%
R 5,99%
S 6,33%
T 9,06%
U 2,76%
V 0,98%
W 2,36%
X 0,15%
Y 1,97%
Z 0,07%

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Anh cổ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Anh được viết lần đầu bằng Bảng chữ cái rune Anglo-Saxon - được dùng từ thế kỷ V. Bảng mẫu tự này do dân Anglo-Saxon mang theo đến nơi mà ngày nay là Anh Cách Lan. Hiện còn lưu giữ được rất ít ví dụ về cách viết tiếng Anh cổ này, chủ yếu số còn sót lại chỉ là những câu khắc hay những đoạn rời rạc.

Từ thế kỷ VII, Bảng chữ cái Latinh do các nhà truyền đạo Ki-tô mang đến đã bắt đầu thay thế Bảng chữ cái rune Anglo-Saxon. Tuy nhiên, bảng chữ rune cũng đã ảnh hưởng lên bảng chữ cái tiếng Anh đang thành hình, thể hiện qua các chữ cái mà bảng rune mang đến là thorn (Þ þ) và wynn (Ƿ ƿ). Về sau người ta đặt ra chữ eth (Đ ð) bằng cách thay đổi chữ dee (D f). Những người chép thuê Norman đã tạo ra chữ yogh (Ȝ ȝ) từ chữ g đảo trong tiếng Anh cổ và tiếng Ireland. Họ dùng chữ yogh này song song với chữ g Carolingia.

Chữ ghép a-e ash (Æ æ) được chấp nhận như một mẫu tự riêng biệt, đặc theo chữ æsc trong bộ chữ rune Bắc Âu. Ở thời kỳ rất sơ khai, tiếng Anh cổ còn có chữ ghép o-e ethel (Œ œ) với tư cách một mẫu tự riêng biệt, có nguồn gốc từ chữ œðel trong bộ chữ rune. Các chữ ghép v-v hoặc u-u W (W w) cũng được sử dụng.

Năm 1011, Byrhtferð liệt kê 24 chữ cái:

A B C D E F G H I K L M N O P Q R S T V X Y Z & ⁊ Ƿ Þ Đ Æ

Tiếng Anh hiện đại

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong tiếng Anh hiện đại, Ƿ, Þ, Đ, Æ và œ bị xem là những chữ cái đã lỗi thời. þ và ð cùng bị thay bằng th, mặc dù þ tiếp tục tồn tại một thời gian nữa; dạng viết thường của þ cũng dần trở nên hòa lẫn vào cách viết chữ Y thường (y). þ và ð hiện vẫn còn hiện diện trong tiếng Icelandtiếng Faroe. ƿ biến mất khỏi tiếng Anh khoảng từ thế kỷ XIV khi nó bị uu (tức w ngày nay) thay thế. ȝ biến mất từ khoảng thế kỷ XV và bị gh thay thế. Các mẫu tự UJ - khác biệt với VI - được bổ sung vào thế kỷ XVI.

Dạng viết thường của chữ s dài (ſ) tồn tại đến giai đoạn đầu của tiếng Anh hiện đại. æœ tồn tại đến thế kỷ XIX và được trong văn viết chính thức để ghi một số từ có gốc từ tiếng Hy Lạp hoặc tiếng Latinh, chẳng hạn từ encyclopædia ("bách khoa toàn thư") và từ cœlom ("thể khoang") mặc dù æ và œ không có trong tiếng Latinh cổ điển hoặc tiếng Hy Lạp cổ. Ngày nay hai chữ này được viết thành "ae" và "oe", mặc dù trong tiếng Anh Mỹ thì chữ e dài hầu như bị bỏ đi (chẳng hạn, tiếng Anh Mỹ viết encyclopedia thay cho encyclopaedia, fetus thay cho foetus).

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Thỉnh thoảng là /æ/ trong tiếng Anh Hibernia
  2. ^ Thỉnh thoảng trong tiếng Anh Úc và tiếng Anh Ireland và thường xuyên trong tiếng Anh Ấn Độ (mặc dù thường bị xem là sai)
  3. ^ Trong tiếng Anh Scotland
  4. ^ Trong các từ ghép, chẳng hạn es-hook
  5. ^ Trong ngữ cảnh suồng sã thì tiếng Anh Mỹ thường không phát âm âm /l/. (Merriam Webster's Collegiate Dictionary, ấn bản 10). Cách phát âm thông tục phổ biến là /ˈdʌbəjuː/, /ˈdʌbəjə//ˈdʌbjə/, đặc biệt khi đọc cụm www.
  6. ^ Trong tiếng Anh Anh và tiếng Anh trong Khối thịnh vượng chung Anh
  7. ^ Trong tiếng Anh Mỹ
  8. ^ Trong tiếng Anh Scotland
  9. ^ Lewand, Robert (2000). Cryptological Mathematics. Hiệp hội Tían học Mỹ. tr. 36. ISBN 978-0883857199.. Cũng có thể xem tại Relative Frequencies of Letters in General English Plain text Lưu trữ 2008-07-08 tại Wayback Machine.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Từ triết lý Ikigai nhìn về việc viết
Từ triết lý Ikigai nhìn về việc viết
“Ikigai – bí mật sống trường thọ và hạnh phúc của người Nhật” là cuốn sách nổi tiếng của tác giả người Nhật Ken Mogi
Shiina Mashiro - Sakurasou No Pet Na Kanojo
Shiina Mashiro - Sakurasou No Pet Na Kanojo
Shiina Mashiro (椎名 ましろ Shiina Mashiro) là main nữ trong "Sakurasou no Pet Na Kanojo" và hiện đang ở tại phòng 202 trại Sakurasou. Shiina có lẽ là nhân vật trầm tính nhất xuyên suốt câu chuyện.
[Genshin Impact] Câu truyện về ma điểu và tràng thiếu niên
[Genshin Impact] Câu truyện về ma điểu và tràng thiếu niên
Khái quát lại câu chuyện trên đảo Tsurumi Genshin Impact
Ethereum, Cosmos, Polkadot và Solana, hệ sinh thái nhà phát triển của ai là hoạt động tích cực nhất?
Ethereum, Cosmos, Polkadot và Solana, hệ sinh thái nhà phát triển của ai là hoạt động tích cực nhất?
Làm thế nào các nền tảng công nghệ có thể đạt được và tăng giá trị của nó trong dài hạn?