Bảo tàng Stedelijk Amsterdam

Bảo tàng Stedelijk Amsterdam
Toà nhà sơn màu trắng và kính
Lối vào nhìn từ cạnh bên của bảo tàng năm 2012
Bảo tàng Stedelijk Amsterdam trên bản đồ Amsterdam
Bảo tàng Stedelijk Amsterdam
Vị trí ở Amsterdam
Thành lập1874 (1874)[1]
Vị tríMuseumplein 10[2]
Amsterdam, Hà Lan
Tọa độ52°21′29″B 4°52′47″Đ / 52,358056°B 4,879722°Đ / 52.358056; 4.879722
KiểuNghệ thuật hiện đại, nghệ thuật đương đại[3]
Kích thước bộ sưu tập90.000 hiện vật[4]
Lượng khách675.000 (ước năm 2015.)[5]
Giám đốcRein Wolfs
Truy cập giao thông công cộngXe điện mặt đất: 2 Tram line 2, 5 Tram line 5, 12 Tram line 12[2]
Bus: 170, 172[2]
Trang webwww.stedelijk.nl

Bảo tàng Stedelijk Amsterdam (tiếng Anh: Stedelijk Museum Amsterdam, phát âm tiếng Hà Lan[ˈsteːdələk myˈzeːjʏm ˌɑmstərˈdɑm], hay còn gọi là Bảo tàng thành phố Amsterdam), được biết đến dưới cái tên ngắn gọn là Stedelijk, là một viện bảo tàng cho nghệ thuật hiện đại, nghệ thuật đương đại và thiết kế ở Amsterdam, Hà Lan.[8][9]

Tòa nhà do Adriaan Willem Weissman thiết kế vào thế kỷ 19, sau đó phần cánh và lối vào hiện tại được thiết kế bởi Nhóm kiến trúc sư Benthem Crouwel vào thế kỷ 21. Bảo tàng nằm ở Quảng trường Bảo tàng trong khu vực Amsterdam Nam, gần Bảo tàng Van Gogh, RijksmuseumConcertgebouw.

Bộ sưu tập bao gồm nghệ thuật hiện đại và hiện đại và thiết kế từ đầu thế kỷ 20 đến thế kỷ 21. Bảo tàng trưng bày tác phẩm của các nghệ sĩ như Vincent van Gogh, Wassily Kandinsky, Ernst Ludwig Kirchner, Marc Chagall, Henri Matisse, Jackson Pollock, Karel Appel, Andy Warhol, Willem de Kooning, Marlene Dumas, Lucio FontanaGilbert & George.[9]

Năm 2015, bảo tàng có khoảng 675.000 khách tham quan.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thế kỷ 19

[sửa | sửa mã nguồn]
Tòa nhà cũ của Bảo tàng Stedelijk mở cửa năm 1895

Bảo tàng Stedelijk, Amsterdam, mở cửa ngày 14 tháng 9 năm 1895 là một sáng kiến của chính quyền địa phương và các tư nhân. Tòa nhà bảo tàng theo phong cách Tân Phục hưng của Hà Lan được thiết kế bởi kiến trúc sư người Hà Lan là Adriaan Willem Weissman và bắt đầu từ năm 1850, đây là một phần của dự án hiện đại hóa do người dân địa phương lãnh đạo. Việc xây dựng tòa nhà phần lớn do Sophia Adriana de Bruyn tài trợ năm 1890.[10]

Thế kỷ 20

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1905, Cornelis Baard được bổ nhiệm làm người quản lý Stedelijk và thăng chức làm giám đốc bảo tàng năm 1920. Trong thời gian làm giám tuyển, chính quyền địa phương bắt đầu xây dựng bộ sưu tập nghệ thuật hiện đại của riêng họ. Cuộc Đại suy thoái ở Hà Lan đã dẫn đến sự cắt giảm của các thành phố và nhu cầu xem xét chính sách ngày càng tăng trong nửa đầu những năm 1930. Năm 1932, một ủy ban thu mua được thành lập với hai thành viên từ VVHK và hai từ chính quyền địa phương. Bốn nhân vật này giám sát tất cả các hoạt động mua bán tác phẩm nghệ thuật cho bảo tàng, đặc biệt là các tác phẩm của trường phái Ấn tượng Hague và Amsterdam cũng như các tác phẩm của những người cùng thời trên thế giới.[10]

Các tác phẩm của Ernst Ludwig KirchnerHenri Matisse đã được thêm vào bộ sưu tập vào cuối thập niên 1940 và 1950. Trong thời gian này, Stedelijk cũng đã mua lại các tác phẩm nghệ thuật của De Stijl và các phong trào quốc tế liên quan như Chủ nghĩa kiến tạoBauhaus.

Bản tin Hà Lan về hướng dẫn sử dụng thiết bị trợ thính, 1952

Thế kỷ 21

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2001, các bức vẽ của Kazimir Malevich và các nghệ sĩ tiên phong khác của Nga từ bộ sưu tập của Trung tâm Văn hóa Khardzhiev-Chaga đã được thêm vào bộ sưu tập nghệ thuật Ukraine/Nga/Xô viết của bảo tàng.

Vị trí tạm thời của Bảo tàng Stedelijk trong tòa nhà Post CS

Năm 2006, hội đồng thành phố đã tư nhân hóa Stedelijk, biến nó trở thành một doanh nghiệp kinh doanh, họ cho thuê tòa nhà bảo tàng và thay mặt hội đồng tổ chức các cuộc triển lãm và quản lý, duy trì và bổ sung vào bộ sưu tập của thành phố.[10]

Khởi công vào cuối năm 2008, Stedelijk đã trải qua quá trình xây dựng lớn. Để đáp ứng điều này, bảo tàng đã bắt đầu dự án "Stedelijk go to Town" để duy trì sự hiện diện trực quan trong thành phố Amsterdam trong khi tòa nhà vẫn đang cải tạo. Dự án kéo dài đến nửa cuối năm 2009 và bao gồm một loạt các hội thảo, bài giảng và bài thuyết trình ở nhiều địa điểm khác nhau trên khắp Amsterdam.

Logo mới của Bảo tàng Stedelijk.

Phá hoại và trộm cắp

[sửa | sửa mã nguồn]
Still life with bottles and apples của Paul Cézanne đã bị đánh cắp năm 1988

Ngày 21 tháng 3 năm 1986, Gerard Jan van Bladeren đã cắt bức tranh Who's Afraid of Red, Yellow and Blue III (1967) của Barnett Newman bằng một con dao tiện ích trong lúc tâm thần không ổn định. Anh bị kết án tám tháng tù giam và hai năm quản chế, và bị cấm đến bảo tàng trong ba năm. Ngày 21 tháng 11 năm 1997, Van Bladeren, một kẻ phá hoại tương tự, đã cắt bức tranh Cathedra (1951), cũng của Barnett Newman. Trước tòa, anh ta kêu oan và không bị kết tội, nhưng vĩnh viễn bị cấm đến bảo tàng.[11]

Ngày 20 tháng 5 năm 1988, xảy ra vụ trộm tác phẩm nghệ thuật đầu tiên và duy nhất trong Stedelijk. Ba bức tranh Vase with Carnations (1886) của Vincent van Gogh, Street in Nevers (1874) của Johan Jongkind, và Still life with bottles and apples của Paul Cézanne đã bị đánh cắp trong một lần đột nhập. Ngày 31 tháng 5 năm 1988, cảnh sát giả danh là người mua và cả ba bức tranh đã được thu hồi mà không bị hư hại. Kẻ trộm đã bị bắt và kết án.[12][13]

Ngày 15 tháng 5 năm 2011, chiến thắng của AFC Ajax trong giải đấu quốc gia đã được tổ chức tại Quảng trường Bảo tàng. Trong lễ kỷ niệm, những người ủng hộ đã làm hỏng mái nhà và các tấm kính của Benthem Crouwel Wing, gây thiệt hại 400.000 euro[14] và dẫn đến việc thay đổi địa điểm đối với Amsterdam Arena để ăn mừng chiến thắng sau đó của AFC Ajax vào năm 2012.[15] Bất chấp những vấn đề này, chính quyền thành phố Amsterdam tuyên bố họ vẫn sẽ xem xét sử dụng Quảng trường Bảo tàng như một địa điểm tiềm năng cho các sự kiện lớn.[16]

Bộ sưu tập

[sửa | sửa mã nguồn]
La Berceuse (1889) của Vincent van Gogh
Woodcutter (1912–13) của Kazimir Malevich
Composition XIII (1918) của Theo van Doesburg

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Lượng khách
2004 130,500[17]
2005 197,900[17]
2006 200,324[17]
2007 223,411[17]
2008 152,103[17]
2009 đóng cửa[18]
2010 đóng cửa[18]
2011 138,720 (khoảng chừng)[18]
2012 300,000 (khoảng chừng)[18]
2013 700,000[19]
2014 816,396[20]
2015 675,000 (khoảng chừng)[5]

Ban đầu là một cơ quan thành phố, Bảo tàng Stedelijk Amsterdam trở thành tổ chức vào ngày 1 tháng 1 năm 2006 và chịu trách nhiệm trước ban giám sát.[21]

Bảo tàng đã có 138.720 lượt khách vào năm 2011 và 300.000 lượt khách vào năm 2012.[18] Trong mười hai tháng đầu tiên sau khi mở cửa trở lại vào tháng 9 năm 2012, bảo tàng đã có 750.000 lượt khách tham quan.[22] Năm 2013, bảo tàng có 700.000 lượt khách tham quan.[19] Đây là Bảo tàng được ghé thăm nhiều thứ 4 ở Hà Lan, sau Rijksmuseum, Bảo tàng Van Gogh, và Anne Frank House,[23] và là Bảo tàng nghệ thuật được ghé thăm nhiều thứ 87 trên toàn thế giới cùng năm đó.[24] Năm 2014 và 2015, bảo tàng có 816.396 và 675.000 lượt khách tham quan.[5][20]

Giám đốc

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Jan Eduard van Someren Brand (1895–1906)[25]
  • Cornelis Baard (1906–1936)[25]
  • David Röell (1936–1945)[25]
  • Willem Sandberg (1945–1963)[25]
  • Edy de Wilde (1963–1985)[25]
  • Wim Beeren (1985–1993)[25]
  • Rudi Fuchs (1993–2003)[25]
  • Hans van Beers (2003–2005)[25]
  • Gijs van Tuyl (2005–2009)[25]
  • Ann Goldstein (2010–2013; năm cuối cùng chỉ làm giám đốc nghệ thuật)[25][22]
  • Karin van Gilst (2013–2017; giữ vị trí Giám đốc điều hành)[25][26]
  • Beatrix Ruf (2014–2017; giữ vị trí giám đốc nghệ thuật)[27][28]
  • Rein Wolfs (từ 2019)
  • Jacqueline Bongartz (từ 2019; giữ vị trí Giám đốc điều hành)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Organization: history, Stedelijk Museum Amsterdam. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2012.
  2. ^ a b c Visit us: address and directions Lưu trữ 2013-02-23 tại Wayback Machine, Stedelijk Museum Amsterdam. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2012.
  3. ^ Patricia Cohen, Stedelijk Museum Announces Reopening Plans, The New York Times, 2012. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2012.
  4. ^ Collection: conservation Lưu trữ 2013-03-23 tại Wayback Machine, Stedelijk Museum Amsterdam. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2012.
  5. ^ a b c (tiếng Hà Lan) "Ook 2015 weer een goed jaar voor musea", NOS, 2015. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2016.
  6. ^ (tiếng Hà Lan) Top 10 meest bezochte musea in Nederland Lưu trữ 2015-07-24 tại Wayback Machine, Museumkwartier.nl, 2015. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2015.
  7. ^ Top 100 Art Museum Attendance, The Art Newspaper, 2015. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2015.
  8. ^ Organization: Mission Lưu trữ 19 tháng 1 2013 tại Wayback Machine, Stedelijk Museum Amsterdam. Retrieved on 26 September 2012.
  9. ^ a b Stedelijk Museum Lưu trữ 7 tháng 10 2012 tại Wayback Machine, I Amsterdam. Retrieved on 26 September 2012.
  10. ^ a b c van Adrichem, Jan (2012). Stedelijk Collection Reflections. Rotterdam: nai010 publishers. tr. 21–36. ISBN 978-94-6208-002-7.
  11. ^ (tiếng Hà Lan) Geen celstraf voor vernieler van schilderij Barnett Newman, Trouw, 1999. Retrieved on 27 September 2012.
  12. ^ (tiếng Hà Lan) Drie jaar geëist voor kunstroof[liên kết hỏng], Reformatorisch Dagblad, 1989. Retrieved on 27 September 2012.
  13. ^ (tiếng Hà Lan) Françoise Ledeboer, Bestrijding van kunstdiefstal in Nederland pover, Algemeen Dagblad, 2005. Retrieved on 27 September 2012.
  14. ^ (tiếng Hà Lan) Vier ton schade Stedelijk bij huldiging Ajax, de Volkskrant, 2011. Retrieved on 20 January 2013.
  15. ^ (tiếng Hà Lan) Hans Klis, Vijftigduizend mensen bij huldiging Ajax, NRC Handelsblad, 2012. Retrieved on 20 January 2013.
  16. ^ (tiếng Hà Lan) Dennis Koch, Mogelijk weer huldiging Museumplein, AT5, 2011. Retrieved on 23 January 2013.
  17. ^ a b c d e Stedelijk Museum leaves Post CS-building after 904,238 visitors, Stedelijk Museum Amsterdam, 2008. Retrieved on 2013-10-29.
  18. ^ a b c d e (tiếng Hà Lan) Top 55 Museumbezoek 2012[liên kết hỏng], Nederlandse Museumvereniging, 2012. Retrieved on 2 January 2012.
  19. ^ a b Annual Report 2013 Lưu trữ 22 tháng 1 2015 tại Wayback Machine, Stedelijk Museum Amsterdam, 2014. Retrieved on 28 June 2014.
  20. ^ a b Annual Report 2014 Lưu trữ 24 tháng 7 2015 tại Wayback Machine, Stedelijk Museum Amsterdam. Retrieved on 24 July 2015.
  21. ^ Lühn, Linn. “A discussion between Ann Goldstein (Stedelijk Museum, Amsterdam) and Philipp Kaiser (Museum Ludwig, Cologne)”. Cahier. Bản gốc lưu trữ 2 Tháng sáu năm 2014. Truy cập 8 tháng Mười năm 2013.
  22. ^ a b Ann Goldstein resigns as director of the Stedelijk Museum Amsterdam as of 1 December 2013 (press release), Stedelijk Museum Amsterdam, 2013. Retrieved on 28 August 2013.
  23. ^ (tiếng Hà Lan) Daan van Lent & Pieter van Os, "Musea doen het goed: aantal bezoekers in 2013 fors gestegen", NRC Handelsblad, 2013. Retrieved on 28 June 2014.
  24. ^ Top 100 Art Museum Attendance, The Art Newspaper, 2014. Retrieved on 28 June 2014.
  25. ^ a b c d e f g h i j k Organization: Directors Lưu trữ 23 tháng 3 2013 tại Wayback Machine, Stedelijk Museum Amsterdam. Retrieved on 24 January 2013.
  26. ^ "Bestuur Lưu trữ 18 tháng 10 2017 tại Wayback Machine" (in Dutch), Stedelijk Museum Amsterdam. Retrieced 18 October 2017.
  27. ^ Javier Pes, Stedelijk appoints Beatrix Ruf as its new director, The Art Newspaper, 2014. Retrieved on 8 April 2014.
  28. ^ Beatrix Ruf verlässt das Stedelijk Museum. In: Neue Zürcher Zeitung, 17. Oktober 2017. (german)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Công thức làm bánh bao cam
Công thức làm bánh bao cam
Ở post này e muốn chia sẻ cụ thể cách làm bánh bao cam và quýt được rất nhiều người iu thích
Những Điều Cần Biết Khi Quyết Định Đi Làm Tại Philippines
Những Điều Cần Biết Khi Quyết Định Đi Làm Tại Philippines
Philippines GDP gấp rưỡi VN là do người dân họ biết tiếng Anh (quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về số người nói tiếng Anh) nên đi xklđ các nước phát triển hơn
[Zhihu] Anh đại thúc khiến tôi rung động từ thuở nhỏ
[Zhihu] Anh đại thúc khiến tôi rung động từ thuở nhỏ
Năm ấy, tôi 12 tuổi, anh 22 tuổi. Lần đó là dịp mẹ cùng mấy cô chú đồng nghiệp tổ chức họp mặt tại nhà, mẹ mang tôi theo
Đọc sách như thế nào?
Đọc sách như thế nào?
Chắc chắn là bạn đã biết đọc sách là như thế nào rồi. Bất cứ ai với trình độ học vấn tốt nghiệp cấp 1 đều biết thế nào là đọc sách.