Bệnh do Leishmania | |
---|---|
Bệnh do leishmania ở da tay của người trưởng thành Trung Mỹ | |
Chuyên khoa | bệnh truyền nhiễm |
ICD-10 | B55 |
ICD-9-CM | 085 |
DiseasesDB | 3266 29171 3266 7070 |
MedlinePlus | 001386 |
eMedicine | emerg/296 |
Patient UK | Bệnh do Leishmania |
MeSH | D007896 |
Bệnh do Leishmania là bệnh do ký sinh trùng đơn bào Leishmania gây ra và lây lan qua vết cắn của một số loài muỗi cát.[1] Bệnh có thể biểu hiện qua ba thể chính: bệnh leishmania ở da, niêm mạc, hay nội tạng.[1] Thể ở da có biểu hiện loét da, trong khi thể niêm mạc có biểu hiện loét ở da, miệng và mũi, và thể nội tạng khởi phát với loét da và sau đó có sốt và hồng cầu thấp,và gan và lách phình to.[1][2]
Bệnh ở người do hơn 20 loài Leishmania gây ra.[1] Các yếu tố nguy cơ bao gồm: nghèo, dinh dưỡng kém, phá rừng, và đô thị hóa.[1] Tất cả ba thể bệnh có thể chẩn đoán dựa vào phát hiện ký sinh trùng dưới kính hiển vi.[1] Ngoài ra, thể nội tạng có thể chẩn đoán bằng xét nghiệm máu.[2]
Bệnh do leishmania có thể ngăn ngừa được phần nào bằng cách ngủ có giăng mùng đã qua xử lý thuốc diệt côn trùng.[1] Các biện pháp khác gồm có phun thuốc diệt côn trùng nhằm diệt muỗi cát và điều trị sớm người bệnh để ngăn ngừa bệnh lây lan.[1] Việc điều trị cần phải xác định nơi bị nhiễm bệnh, loài Leishmania, và thể bệnh.[1] Một số thuốc được sử dụng để điều trị thể nội tạng gồm có: liposomal amphotericin B,[3] một dạng kết hợp pentavalent antimonial và paromomycin,[3] và miltefosine.[4] Đối với bệnh ở da, paromomycin, fluconazole, hoặc pentamidine có thể hiệu quả.[5]
Có khoảng 12 triệu người hiện mắc bệnh[6] tại khoảng 98 nước.[2] Có khoảng 2 triệu ca bệnh mới[2] và từ 20 đến 50 ca tử vong mỗi năm.[1][7] Có khoảng 200 triệu người ở châu Á, châu Phi, Nam và Trung Mỹ, và Nam Âu sống ở vùng có bệnh lưu hành.[2][8] Tổ chức Y tế Thế giới đã nhận được giảm giá ở một số thuốc điều trị bệnh này.[2] Bệnh có thể xảy ra ở một số động vật khác, trong đó có chó và loài gặm nhấm.[1]