Bị thể (ngữ pháp)

Trong ngôn ngữ học, bị thể (tiếng Anh: patient) là 'thành phần tham gia' trong tình huống mà trong đó có hành động thực hiện lên trên thành phần đấy,[1] bị thể là vai ngữ nghĩa mà trong hành động thì 'thành phần tham gia' có đóng vai đấy. Đôi khi, "bị thể" còn được gọi là "chủ đề"[a] (theo góc nhìn ngữ nghĩa học).[2]

Khi cần phân biệt kĩ, người ta dùng từ "bị thể" để chỉ 'tiếp thể'[b] bị thay đổi trạng thái ("I crushed the car") và dùng từ "chủ đề" để chỉ 'tiếp thể' không bị thay đổi trạng thái ("I have the car").[3] Theo định nghĩa đó thì 'động từ tĩnh'[c] là tác động lên chủ đề, còn 'động từ động'[d] là tác động lên bị thể.

Lý thuyết

[sửa | sửa mã nguồn]

Thông thường, tình huống được biểu hiện bằng câu, hành động trong câu thì được biểu hiện bằng động từ, và bị thể thì được biểu hiện bằng ngữ đoạn danh từ[e].

Ví dụ, trong câu "Jack ate the cheese", "the cheese" là bị thể. Trong những ngôn ngữ nhất định, bị thể được 'biến cách'[f], còn không thì được đánh dấu để biểu thị vai ngữ pháp của nó. Ví dụ trong tiếng Nhật, bị thể thường hay được đặt phụ tố[g] bằng trợ từ[h] o (hiragana を) khi dùng với ngoại động từ chủ động[i], và bằng trợ từ ga (hiragana が) khi dùng với nội động từ bị động[j] hoặc tính từ. Mặc dù tiếng Anh hiện đại không đánh dấu vai ngữ pháp cho danh từ (thay vào đó dùng trật tự từ[k]), vai bị thể vẫn được thể hiện một cách bất quy tắc bằng nhiều cách khác; ví dụ, bằng các hình vị "-en", "-ed", hay "-ee", như trong "eaten", "used", hoặc "payed".

Bị thể hay bị nhầm lẫn với 'bổ ngữ trực tiếp'[l]. Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể. Bị thể là một tính chất ngữ nghĩa, được định nghĩa dựa theo ý nghĩa của ngữ đoạn; còn 'bổ ngữ trực tiếp' là một tính chất cú pháp, được định nghĩa dựa theo vai của ngữ đoạn trong cấu trúc của câu. Ví dụ, trong câu "The dog bites the man", "the man" vừa là bị thể vừa là bổ ngữ trực tiếp. Trái lại, trong câu "The man is bitten by the dog" có cùng nghĩa với câu vừa rồi nhưng lại có cấu trúc ngữ pháp khác, thì "the man" vẫn là bị thể, nhưng bây giờ lại đóng vai là chủ ngữ của câu; và "the dog" giờ không còn là chủ ngữ mà chỉ là chủ thể hoặc tác thể[m].

Ghi chú thuật ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Theme
  2. ^ Receiver
  3. ^ Stative verb
  4. ^ Dynamic verb
  5. ^ Noun phrase
  6. ^ Declension
  7. ^ Affix
  8. ^ Particle
  9. ^ Active transitive verb
  10. ^ Inactive intransitive verb
  11. ^ Word order
  12. ^ Direct object
  13. ^ Agent

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Memidex.com[liên kết hỏng] Retrieved 2012-07-24.
  2. ^ William O' Grady, Michael Dobrovolsky, Mark Aronoff (1997). Contemporary Linguistics. ISBN 0-312-13749-4.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) - sử dụng "theme", tức "chủ đề", với nghĩa chỉ 'tiếp thể' của hành động có thay đổi trạng thái, p. 265-66
  3. ^ A similar distinction is made here: 1.3.2 Predicates and arguments in Basic English Syntax with Exercises (ISBN 9639704709), see also the pop-up glossary for the terms in question
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Khám phá bên trong cửa hàng tiện lợi Speed L
Khám phá bên trong cửa hàng tiện lợi Speed L
Speed L là một chuỗi cửa hàng tiện lợi của siêu thị Lotte Mart – Hàn Quốc đã có mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh. Lotte Mart cho ra mắt cửa hàng tiện lợi đầu tiên tại tòa nhà Pico Cộng Hòa, với các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày
Review phim Mouse: Kẻ săn người
Review phim Mouse: Kẻ săn người
Phim nói về cuộc đấu trí giữa tên sát nhân thái nhân cách biệt danh 'Kẻ săn người' và cảnh sát
Một chút về Sayu - Genshin Impact
Một chút về Sayu - Genshin Impact
Sayu là một ninja bé nhỏ thuộc Shuumatsuban – một tổ chức bí mật dưới sự chỉ huy của Hiệp Hội Yashiro
Giải thích các danh hiệu trong Tensei shitara Slime Datta Ken
Giải thích các danh hiệu trong Tensei shitara Slime Datta Ken
Tổng hợp một số danh hiệu "Vương" trong Tensura