Hiragana 平仮名 ひらがな | |
---|---|
Thể loại | |
Thời kỳ | k. 800 CN đến nay |
Hướng viết |
|
Các ngôn ngữ | Tiếng Nhật và Nhóm ngôn ngữ Lưu Cầu |
Hệ chữ viết liên quan | |
Nguồn gốc | |
Anh em | Katakana, Hentaigana |
ISO 15924 | |
ISO 15924 | Hira, 410 |
Unicode | |
| |
Hệ thống chữ viết tiếng Nhật |
---|
Thành phần |
Sử dụng |
Latin hoá |
Hiragana (Kanji: 平仮名, âm Hán Việt: Bình giả danh; ひらがな), còn gọi là chữ mềm, là một dạng văn tự biểu âm truyền thống của tiếng Nhật, một thành phần của hệ thống chữ viết Nhật Bản cùng với katakana (片仮名/カタカナ) và kanji (漢字 - Hán tự).
Hiragana dùng để ghi các từ gốc Nhật, Hán-Nhật và các thành tố ngữ pháp như trợ từ, trợ động từ, đuôi động từ, tính từ... cũng như được dùng để biểu âm cho Kanji.
Có hai hệ thống sắp xếp thứ tự hiragana chính, xếp thứ tự theo kiểu cũ iroha (いろは), và kiểu xếp thứ tự phổ biến hiện nay theo gojūon, (五十音, Ngũ thập âm[1]), bảng chữ âm tiết tiếng Nhật.
Hiragana trong tiếng Nhật chủ yếu được sử dụng trong những tình huống sau:
Trong việc học tiếng Nhật, do tính chất cơ bản về chữ viết và các đọc của hiragana và katakana, nên chữ hiragana còn được dùng để phiên âm chữ kanji cho dễ đọc, gọi là furigana (振り仮名).
Hiragana gồm một tập cơ bản các chữ cái, gọi là Ngũ thập âm, và sau đó được mở rộng bằng một số cách. Bằng cách thêm dấu dakuten (゛) (濁点, trạc điểm) sẽ biến các phụ âm điếc như [k] hay [t] thành các phụ âm kêu như [g] hay [d]: [k]→[g], [t]→[d], [s]→[z], và [h]→[b]. Hiragana thuộc hàng ha 「は」 có thể thêm handakuten (゜) (半濁点: bán trạc điểm) sẽ biến [h] thành âm nửa kêu [p]. Một phiên bản nhỏ của các chữ ya, yu và yo (ゃ, ゅ và ょ) có thể được thêm vào cuối các chữ thuộc cột i 「い」. Nó sẽ biến các nguyên âm [i] âm vòm hóa, gọi là các âm đôi. Chữ tsu nhỏ 「っ」 gọi là sokuon để chỉ phụ âm đôi. Nó xuất hiện trước phụ âm xát và phụ âm tắc, và đôi khi còn nằm ở cuối câu. Trong rōmaji nó được thể hiện bằng cách viết hai lần phụ âm theo sau nó.
Kiểu viết nhỏ 5 nguyên âm kana đôi khi được dùng để biểu thị các âm tắt dần (はぁ, ねぇ).
Có vài chữ hiragana ngày nay rất hiếm dùng. ゐ (đọc là "i" giống い) và ゑ (đọc là "e" giống え) dường như đã bỏ hẳn (không tính các trường hợp viết cách điệu để nổi bật, như bút danh あらゐけいいち - Arai Keiichi, tác giả manga Nichijō). Ngược lại vu ゔ là ký âm mới được thêm vào để biểu hiện âm [v] của tiếng nước ngoài, nhưng vì tiếng Nhật không có kiểu phát âm như vậy, nên nó thường được phát âm thành [b] và chủ yếu chỉ để biểu thị các phát âm trong ngôn ngữ gốc (ví dụ dễ thấy nhất là "Việt Nam" vốn phải viết đúng âm là ヴィエットナム - Viettonamu, nhưng hiện tại người Nhật thường dùng ベトナム - betonamu, tuy phổ biến nhưng sai âm). Dù vậy, chữ này hiếm khi gặp vì những từ mượn (ngoại lai ngữ) thường được viết bằng chữ katakana tương ứng ヴ.
Bảng sau thể hiện hiragana cùng với la tinh hóa Hepburn (trong ngoặc là nhập liệu qua bàn phím).
nguyên âm | nguyên âm đôi | ||||||
あ a | い i | う u | え e | お o | (ya) | (yu) | (yo) |
---|---|---|---|---|---|---|---|
か ka | き ki | く ku | け ke | こ ko | きゃ kya | きゅ kyu | きょ kyo |
さ sa | し shi | す su | せ se | そ so | しゃ sha | しゅ shu | しょ sho |
た ta | ち chi | つ tsu | て te | と to | ちゃ cha | ちゅ chu | ちょ cho |
な na | に ni | ぬ nu | ね ne | の no | にゃ nya | にゅ nyu | にょ nyo |
は ha | ひ hi | ふ fu | へ he | ほ ho | ひゃ hya | ひゅ hyu | ひょ hyo |
ま ma | み mi | む mu | め me | も mo | みゃ mya | みゅ myu | みょ myo |
ら ra | り ri | る ru | れ re | ろ ro | りゃ rya | りゅ ryu | りょ ryo |
ら゚ la | り゚ li | る゚ lu | れ゚ le | ろ゚ lo | |||
や ya | ゆ yu | * | よ yo | ||||
わ wa | ゐ wi | ゑ we | を wo | ||||
ん n | |||||||
が ga | ぎ gi | ぐ gu | げ ge | ご go | ぎゃ gya | ぎゅ gyu | ぎょ gyo |
ざ za | じ ji | ず zu | ぜ ze | ぞ zo | じゃ ja | じゅ ju | じょ jo |
だ da | ぢ (ji) | づ (zu) | で de | ど do | ぢゃ (ja) | ぢゅ (ju) | ぢょ (jo) |
ば ba | び bi | ぶ bu | べ be | ぼ bo | びゃ bya | びゅ byu | びょ byo |
ぱ pa | ぴ pi | ぷ pu | ぺ pe | ぽ po | ぴゃ pya | ぴゅ pyu | ぴょ pyo |
Hiragana được phát triển từ man'yōgana (万葉仮名), tức là những chữ Hán được dùng để biểu diễn cách phát âm của người Nhật, bắt đầu hình thành từ thế kỷ thế 5. Dạng chữ hiragana bắt nguồn từ thảo thư của chữ Hán. Hình ở dưới là sự diễn hoá từ chữ Hán thành hiragana (đọc kiểu dọc theo thứ tự "a, i, u, e, o", hàng "a, ka, sa, ta, na, ha, ma, ya, ra, wa, n" từ phải sang trái). Ở phía trên là chữ khải thư, ở giữa màu đỏ là thể thảo thư của chữ, và ở dưới là hiragana tương đương.
Khi mới được tạo ra, hiragana không được mọi người chấp nhận. Nhiều người vẫn giữ quan điểm chỉ có chữ Hán là thứ chữ đáng học của giới thượng lưu. Ngoài ra nam giới Nhật Bản thời cổ đại khi viết thì chuộng chữ chân phương cứng cáp, gọi là onode (男手 nam thủ), còn nữ giới thì thích dạng chữ thảo. Hiragana với dáng chữ tròn trịa, mềm mại được phụ nữ ưa chuộng nên công luận càng cho rằng hiragana là thứ chữ thấp hèn của đàn bà, trẻ con, hay những người thất học mới dùng tới. Từ đó, xuất hiện một danh từ nonnade (女手 nữ thủ) để chỉ lối chữ này. Dù bị khinh rẻ, hiragana lại là lối chữ dùng trong tác phẩm Truyện kể Genji (源氏物語 Nguyên Thị vật ngữ), một tuyệt tác văn chương rất sớm của Nhật Bản. Những tác phẩm tiểu thuyết khác do phụ nữ sáng tác đều dùng hiragana cả.
Tác giả nam giới bắt đầu viết văn sử dụng hiragana. Higarana, với kiểu mềm của nó, được dùng như các tác phẩm viết không chính thức như thư cá nhân, trong khi katakana và kanji thường dùng cho những văn bản chính thức. Gần đây, hiragana đã được dùng chung với chữ katakana. Katakana được chuyển sang dùng cho các từ mượn gần đây (từ thế kỷ thứ 19), các tên chuyển ngữ, tên con vật, trong điện tín và để nhấn mạnh.
Ngày xưa, tất cả các âm thanh đều có nhiều hơn một hiragana. Vào năm 1900, hệ thống đã được đơn giản hóa sao cho mỗi âm chỉ có một hiragana. Hiragana khác được biết đến như hentaigana (変体仮名).
Trong bảng mã Unicode, các ký tự Hiragana nằm ở đoạn mã từ U+3040 đến U+309F:
Khối mã Unicode của hiragana có chứa tất cả những ký tự hiragana hiện đại, bao gồm cả nguyên âm nhỏ và nguyên âm kép, cộng với chữ wi và we cổ xưa và từ hiếm vu. Tất cả các tổ hợp hiragana với dakuten và handakuten sử dụng trong tiếng Nhật hiện đại ngày nay cũng là những ký tự tổ hợp sẵn, đồng thời có thể tạo ra được bằng cách sử dụng chữ hiragana gốc cùng với ký tự dakuten và handakuten (lần lượt là U+3099 và U+309A). Cách làm này được dùng khi muốn thêm dấu vào những chữ kana thường hiếm khi được dùng như vậy, ví dụ như thêm dakuten vào nguyên âm thuần túy hay handakuten vào một chữ kana không nằm trong hàng "ha".
Những ký tự U+3095 và U+3096 là か (ka) nhỏ và け (ke) nhỏ. U+309F là chữ ghép より (yori) hiếm khi được dùng trong văn bản viết theo dạng dọc. U+309B và U+309C là khoảng trống (không tổ hợp) tương đương với các ký tự tổ hợp dakuten và handakuten.
Không có ký tự nào ở các mã U+3040, U+3097, và U+3098.
Phần bổ sung của hiragana (Unicode 6.1) nằm trong mã U+1B000: 뀀.
Bảng Unicode Hiragana Official Unicode Consortium code chart Version 13.0 | ||||||||||||||||
0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | A | B | C | D | E | F | |
U+304x | ぁ | あ | ぃ | い | ぅ | う | ぇ | え | ぉ | お | か | が | き | ぎ | く | |
U+305x | ぐ | け | げ | こ | ご | さ | ざ | し | じ | す | ず | せ | ぜ | そ | ぞ | た |
U+306x | だ | ち | ぢ | っ | つ | づ | て | で | と | ど | な | に | ぬ | ね | の | は |
U+307x | ば | ぱ | ひ | び | ぴ | ふ | ぶ | ぷ | へ | べ | ぺ | ほ | ぼ | ぽ | ま | み |
U+308x | む | め | も | ゃ | や | ゅ | ゆ | ょ | よ | ら | り | る | れ | ろ | ゎ | わ |
U+309x | ゐ | ゑ | を | ん | ゔ | ゕ | ゖ | ゙ | ゚ | ゛ | ゜ | ゝ | ゞ | ゟ |