Beta Corvi

β Corvi
Vị trí của β Corvi (khoanh tròn)
Dữ liệu quan sát
Kỷ nguyên J2000.0      Xuân phân J2000.0 (ICRS)
Chòm sao Ô Nha
Xích kinh 12h 34m 23,23484s[1]
Xích vĩ −23° 23′ 48,3374″[1]
Cấp sao biểu kiến (V) 2,647[2]
Các đặc trưng
Kiểu quang phổG5 II[3]
Chỉ mục màu U-B+0,586[2]
Chỉ mục màu B-V+0,898[2]
Chỉ mục màu R-I+0,44[4]
Trắc lượng học thiên thể
Vận tốc xuyên tâm (Rv)−7,6[5] km/s
Chuyển động riêng (μ) RA: +1,11[1] mas/năm
Dec.: −56,56[1] mas/năm
Thị sai (π)22,39 ± 0,18[1] mas
Khoảng cách145,67 ± 1,17 ly
(44,66 ± 0,36 pc)
Cấp sao tuyệt đối (MV)–0,61[6]
Chi tiết
Khối lượng3,7 ± 0,1[3] M
Bán kính16[7] R
Độ sáng164[8] L
Hấp dẫn bề mặt (log g)2,52 ± 0,03[3] cgs
Nhiệt độ5.100 ± 80[3] K
Độ kim loại–0,01[6]
Tốc độ tự quay (v sin i)8[9] km/s
Tuổi2,06 × 108[3] năm
Tên gọi khác
Kraz, β Crv, Beta Corvi, Beta Crv, 9 Corvi, 9 Crv, BD−22 3401, CD−22 3401, CD−22 9505, CPD−22 5388, FK5 471, GC 17133, HD 109379, HIP 61359, HR 4786, PPM 260512, SAO 180915.[4][10]
Cơ sở dữ liệu tham chiếu
SIMBADdữ liệu

Beta Corvi (La tinh hóa từ β Corvi, tên rút gọn là Beta Crv, β Crv, còn tên chính thức của nó là Kraz (/ˈkræz/,[11])) là tên của một ngôi sao sáng thứ 2 trong chòm sao phương nam Ô Nha, với cấp sao biểu kiến là 2,647[2]. Dựa trên giá trị thị sai thu thập được từ nhiệm vụ của vệ tinh Hipparcos, khoảng cách xấp xỉ được suy ra từ đó là 146 năm ánh sáng (45 parsec) tính từ Mặt Trời.

Tính chất

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngôi sao này có khối lượng khoảng 3,7 lần khối lượng Mặt Trời và dựa trên dữ liệu thu thập được thì tuổi của nó được ước tính thô là 206 triệu năm tuổi[3]. Tuổi này là đủ già để tiêu thụ hydro tại lõi của nó và hiện nó đang tiến hóa ra khỏi dãy chính. Phân loại của ngôi sao này là G5 II[3], với II mang ý chỉ rằng nó là một sao khổng lồ sáng. Nhiệt độ hiệu dụng tại quang cầu của nó là 5.100 Kelvin[3] và phát ra ánh sáng màu vàng của sao loại G.[12]

Đường kính góc của ngôi sao này là 3,30 ± 0,17 mili giây cung (mas)[7] cùng với khoảng cách là 146 năm ánh sáng[1] nên bán kính của nó là gấp 16 lần bán kính của Mặt Trời.[13][14] Do khối lượng cũng như bán kính của nó nên nó phát ra năng lượng hay phát ra ánh sáng gấp 164 lần mặt trời[8]. Tỉ lệ các nguyên tố khác so với hydroheli (hay còn gọi là độ kim loại) thì giống với Mặt Trời của chúng ta.[6]

Nó còn là một sao biến quang, thay đổi cấp sao biểu kiến của nó từ 2,60 đến 2,66.[15]

Tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

β Corvi hay Beta Corviđịnh danh Bayer của ngôi sao này.

Trong ấn bản năm 1951, Atlas Coeli (Tập bản đồ bầu trời của Skalnate Pleso) do nhà thiên văn học người Séc là Antonín Bečvář viết, nó mang tên gọi Kraz nhưng nguồn gốc và ý nghĩa của tên gọi này là không rõ.[13][16][17] Năm 2016, IAU tổ chức một nhóm công tác IAU về tên sao (WGSN)[18] để lập danh lục và chuẩn hóa tên riêng của các ngôi sao. WGSN đã phê duyệt tên gọi Kraz cho sao này vào ngày 1 tháng 6 năm 2018 và hiện nay nó được đưa vào danh sách tên sao được IAU phê chuẩn.[11]

Trong tiếng Trung, 軫 (Zhěn, Chẩn) - còn gọi là Thiên Xa (天車), nghĩa là "xe ngựa", ý chỉ một mảng sao chứa Gamma, Epsilon, Delta Corvi và Beta Corvi[19]. Do vậy, Beta Corvi trong tiếng Trung có tên là 軫宿四 (Zhěn Sù sì, Chẩn Tú tứ, nghĩa là ngôi sao thứ tư của Thiên Xa.[20]

Tài liệu tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f van Leeuwen, F. (tháng 11 năm 2007). “Validation of the new Hipparcos reduction”. Astronomy and Astrophysics. 474 (2): 653–664. arXiv:0708.1752. Bibcode:2007A&A...474..653V. doi:10.1051/0004-6361:20078357.
  2. ^ a b c d Gutierrez-Moreno, Adelina; và đồng nghiệp (1966). “A System of photometric standards”. 1. Publicaciones Universidad de Chile, Department de Astronomy: 1–17. Bibcode:1966PDAUC...1....1G. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  3. ^ a b c d e f g h Lyubimkov, Leonid S.; và đồng nghiệp (tháng 2 năm 2010). “Accurate fundamental parameters for A-, F- and G-type Supergiants in the solar neighbourhood”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 402 (2): 1369–1379. arXiv:0911.1335. Bibcode:2010MNRAS.402.1369L. doi:10.1111/j.1365-2966.2009.15979.x.
  4. ^ a b HR 4786, database entry, The Bright Star Catalogue, 5th Revised Ed. (Preliminary Version), D. Hoffleit and W. H. Warren, Jr., CDS ID V/50. Tra cứu trực tuyến ngày 9-9-2008.
  5. ^ Evans, D. S. (June 20–24, 1966). Batten, Alan Henry; Heard, John Frederick (biên tập). “The Revision of the General Catalogue of Radial Velocities”. University of Toronto: International Astronomical Union. Bibcode:1967IAUS...30...57E. Đã bỏ qua tham số không rõ |book-title= (trợ giúp); Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  6. ^ a b c Takeda, Yoichi; Sato, Bun'ei; Murata, Daisuke (tháng 8 năm 2008), “Stellar Parameters and Elemental Abundances of Late-G Giants”, Publications of the Astronomical Society of Japan, 60 (4): 781–802, arXiv:0805.2434, Bibcode:2008PASJ...60..781T, doi:10.1093/pasj/60.4.781
  7. ^ a b Richichi, A.; Percheron, I.; Khristoforova, M. (tháng 2 năm 2005), “CHARM2: An updated Catalog of High Angular Resolution Measurements”, Astronomy and Astrophysics, 431: 773–777, Bibcode:2005A&A...431..773R, doi:10.1051/0004-6361:20042039
  8. ^ a b Mallik, Sushma V. (tháng 12 năm 1999), “Lithium abundance and mass”, Astronomy and Astrophysics, 352: 495–507, Bibcode:1999A&A...352..495M
  9. ^ Bernacca, P. L.; Perinotto, M. (1970). “A catalogue of stellar rotational velocities”. Contributi Osservatorio Astronomico di Padova in Asiago. 239 (1). Bibcode:1970CoAsi.239....1B.
  10. ^ bet+crv SV* ZI 946 -- Variable Star, mục từ trong CSDL, SIMBAD. Tra cứu trực tuyến ngày 9-9-2008.
  11. ^ a b “Naming Stars”. IAU.org. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2018.
  12. ^ “The Colour of Stars”, Australia Telescope, Outreach and Education, Commonwealth Scientific and Industrial Research Organisation, ngày 21 tháng 12 năm 2004, Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2013, truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2012 Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp)
  13. ^ a b Kaler, James B., “KRAZ (Beta Corvi)”, Stars, University of Illinois, truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2012
  14. ^ Lang, Kenneth R. (2006), Astrophysical formulae, Astronomy and astrophysics library, 1 (ấn bản thứ 3), Birkhäuser, ISBN 3-540-29692-1. Bán kính (R*) tính theo:
  15. ^ Kukarkin, B. V.; và đồng nghiệp (1981), Nachrichtenblatt der Vereinigung der Sternfreunde e.V. (Catalogue of suspected variable stars), Moskva: Academy of Sciences USSR Shternberg, Bibcode:1981NVS...C......0K
  16. ^ Kunitzch Paul; Smart Tim (2006) [1986]. A Dictionary of Modern Star Names: A Short Guide to 254 Star Names and Their Derivations. Cambridge, Massachusetts: Sky Publishing Corporation. tr. 62. ISBN 978-1-931559-44-7.
  17. ^ Falkner, David E. (2011), The Mythology of the Night Sky: An Amateur Astronomer's Guide to the Ancient Greek and Roman Legends, Patrick Moore's Practical Astronomy, Springer, tr. 81, ISBN 1-4614-0136-4
  18. ^ “IAU Working Group on Star Names (WGSN)”. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2016.
  19. ^ Trần Cửu Kim (陳久金), 2005. Trung Quốc tinh tòa thần thoại (中國星座神話). Đài Loan thư phòng xuất bản hữu hạn công ty (台灣書房出版有限公司), ISBN 978-986-7332-25-7.
  20. ^ (tiếng Trung) 香港太空館 - 研究資源 - 亮星中英對照表 Lưu trữ 2011-01-29 tại Wayback Machine, Hong Kong Space Museum. Truy cập trực tuyến ngày 23 tháng 11 năm 2010.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Rung chấn có phải lựa chọn duy nhất của Eren Jeager hay không?
Rung chấn có phải lựa chọn duy nhất của Eren Jeager hay không?
Kể từ ngày Eren Jeager của Tân Đế chế Eldia tuyên chiến với cả thế giới, anh đã vấp phải làn sóng phản đối và chỉ trích không thương tiếc
Thuật toán A* - Thuật toán tìm đường đi ngắn nhất giữa hai điểm bất kì được Google Maps sử dụng
Thuật toán A* - Thuật toán tìm đường đi ngắn nhất giữa hai điểm bất kì được Google Maps sử dụng
Đây là thuật toán mình được học và tìm hiểu trong môn Nhập môn trí tuệ nhân tạo, mình thấy thuật toán này được áp dụng trong thực tế rất nhiều
Thiên tài Fontaine và cái kết chưa phải kết thúc
Thiên tài Fontaine và cái kết chưa phải kết thúc
Đây là câu chuyện của một lớp người của cỡ 500 năm trước, nối tiếp câu chuyện “Lịch sử và sự kiện đáng nhớ của Fontaine”
Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới như thế nào?
Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới như thế nào?
Chưa bao giờ trong lịch sử có nền kinh tế của một quốc gia hồi phục nhanh như vậy sau chiến tranh và trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới.