Boys (súng trường chống tăng)

Súng trường chống tăng Boys
Súng trường chống tăng Boys Mk.I
LoạiSúng trường chống tăng
Nơi chế tạo Anh Quốc
Lược sử hoạt động
Phục vụ1937 - 1945
Sử dụng bởi Anh Quốc
 Liên Xô
TrậnThế chiến thứ hai, Chiến tranh Triều Tiên, một số cuộc chiến khác.
Lược sử chế tạo
Năm thiết kế1937
Nhà sản xuấtNhà máy Vũ khí nhỏ Hoàng gia (RSAF)
Giai đoạn sản xuất1937 - 1945
Số lượng chế tạo~62.000 khẩu
Các biến thểMk.I, Mk.II, Mk.I nòng ngắn
Thông số
Khối lượng16 kg
Chiều dài1,575 m
Độ dài nòngMk.I, Mk.II: 910 mm
Mk.I nòng ngắn: 762 mm

Đạn13,9x99mmB
Cỡ đạn13,9 mm
Cơ cấu hoạt độngPhát một lên đạn thủ công, khóa nòng xoay.
Tốc độ bắn5 - 7 phát/phút
Sơ tốc đầu nòngĐạn W Mk.I: 740 - 760 m/s
Đạn W Mk.II: 884 hoặc 990 m/s
Chế độ nạpHộp tiếp đạn 5 viên
Ngắm bắnTrước: Đầu ngắm.
Sau: Lỗ ngắm. Có hai phiên bản: Cố định 300 yard (271 m) và điều chỉnh được, gồm hai chế độ định tầm (tới 300 yard và 300 - 500 yard)
Cụm bộ phận ngắm lệch về bên trái thân súng để xạ thủ có tư thế ngắm tốt.

Súng trường chống tăng Boys (Tiếng Anh:Boys anti-tank rifle, thường được gọi ngắn gọn là "Boys") là súng trường chống tăng 13,9mm do Anh Quốc thiết kế. Súng có 3 phiên bản chính: Mk.I nguyên bản có bộ phận tản giật tròn và giá súng chữ T một chân với đế hẹp dài, Mk.II có bộ phận tản giật vuông và giá súng hai chân, và phiên bản Mk.I nòng ngắn không có bộ phận tản giật dành riêng cho lính dù. Một số phiên bản ít tiếng tăm của Boys sử dụng các loại đạn khác.

Lịch sử phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Thiết kế súng trường chống tăng Boys hoàn chỉnh năm 1936. Một trong những người tham gia thiết kế súng là đại tá H.C.Boys (trợ lý giám sát thiết kế). Ông là thành viên trong Hội đồng Vũ khí nhỏ của Anh và là một kĩ sư thiết kế thuộc Nhà máy Vũ khí nhỏ Hoàng gia (RSAF) - Thị xã Enfield. Ban đầu, súng được đặt tên là "Stanchion", nhưng về sau người ta lấy tên của đại tá Boys cho súng vì ông chết chỉ vài ngày trước khi súng được phê duyệt đưa vào trang bị tháng 11 năm 1937.

Boys được sử dụng trong quân đội Anh cho đến năm 1943, mặc dù cho tới lúc đó hỏa lực của súng đã lỗi thời từ lâu trước tốc độ phát triển quá nhanh của thiết giáp. 62,000 khẩu Boys đã xuất xưởng từ nhà công ty Trách nhiệm hữu hạn BSA, chủ yếu là các phiên bản Mk.I, Mk.I dành cho lính dù và Mk.II.

Lịch sử tham chiến

[sửa | sửa mã nguồn]

Boys đã được sử dụng trong giai đoạn đầu của Thế chiến thứ hai để chống lại các loại thiết giáp hạng nhẹ của Đức. Anh cũng cung cấp một số lượng nhỏ súng Boys cho Phần Lan giai đoạn 1939 - 1940 trong Chiến tranh Mùa đông với Liên Xô. Khoảng 100 khẩu Boys đã tham gia trận chiến này trong tay bộ binh Phần Lan và Tình nguyện quân Thuỵ Điển (SFK). Khoảng năm 1942 - 1943, Lục quân Phần Lan thay thế toàn bộ súng này bằng súng trường chống tăng Lahti L-39 có hỏa lực mạnh hơn. Một số khẩu Boys vẫn được trang bị cho lực lượng duyên phòng Phần Lan.[1]

Đầu Thế chiến thứ hai, súng khá hữu dụng trước thiết giáp của Đức, Ý, Liên Xô tại các mặt trận Pháp, Bắc Phi và Phần Lan. Tuy nhiên, tốc độ phát triển của thiết giáp tại Châu Âu quá nhanh làm tác dụng chống tăng của súng nhanh chóng lỗi thời.

Phiên bản Mk.I nòng ngắn trang bị cho lính dù Anh tại Tunisia năm 1942 hoàn toàn vô hiệu trước xe tăng đối phương, vì rút ngắn nòng làm sơ tốc đầu đạn giảm, dẫn đến giảm khả năng xuyên.[2] Ở châu Âu, súng sớm bị thay thế bằng súng phóng lựu chống tăng PIAT vào năm 1943. PIAT xuất hiện lần đầu tiên trong Chiến dịch đổ bộ lên quần đảo Sicilia của Quân Đồng Minh.

Súng cũng được sử dụng để bắn đối phương trong lô cốt qua lỗ châu mai, tiêu diệt các ổ súng máy, phương tiện không bọc thép và bọc thép hạng nhẹ. Nhưng chức năng này cũng bị súng máy hạng nặng M2HB 12,7mm thay thế[3] khi vũ khí này được viện trợ cho Anh. Khả năng xuyên của các loại đạn xuyên 12,7x99mm BMG cũng tương đương với 13,9x99mmB của súng Boys. M2HB mạnh hơn Boys vì súng có tốc độ bắn cao hơn nhiều, có tính uy hiếp cao hơn đối với nhóm phương tiện không bọc thép và bọc thép hạng nhẹ khi sử dụng các loại đạn xuyên cháy và xuyên cháy vạch đường. Ngoài ra M2HB còn được sử dụng cả cho chức năng phòng không.[4]

Anh viện trợ cho Liên Xô loại súng này vào năm 1942, nhưng hỏa lực của súng yếu hơn nhiều so với PTRS-41PTRD-41 lúc đó đang được chế tạo và trang bị cho Hồng quân Liên Xô. Do đó nó không bao giờ được Liên Xô mang ra sử dụng.[1]

Tuy nhiên tại mặt trận Thái Bình Dương, súng Boys vẫn tiếp tục được sử dụng để chống lại thiết giáp hạng nhẹ của Nhật tại Mã Lai do các lực lượng Anh và Khối thịnh vượng chung thiếu vũ khí chống tăng hiệu quả như Bazooka hay Panzerschreck. Boys và FIAT vẫn tiếp tục được Khối thịnh vượng chung sử dụng trong Chiến tranh Triều Tiên sau này.

Súng cũng được gắn lên xe xích Universal CarrierXe tiêu chuẩn 4x2 làm vũ khí chính.

Cơ cấu hoạt động, tính năng kĩ chiến thuật

[sửa | sửa mã nguồn]

Rifle, Anti-Tank,.55in, Boys là súng trường chống tăng cỡ nòng trung. Súng bắn phát một lên đạn thủ công với khóa nòng xoay kiểu súng trường thông thường. Súng có một loạt các ốc vít chân nhỏ bằng thép mềm, vít vô cùng chặt vào thân súng làm việc sửa chữa và bảo trì rất khó khăn, trở thành một cơn ác mộng cho nhân viên kĩ thuật Anh.[5]

Súng bắn đạn xuyên 13.9x99mmB. Đây là loại đạn xuyên dành cho súng trường chống tăng cỡ nòng trung rất yếu. Có hai loại đạn được thiết kế riêng cho súng: W Mk.I và W Mk.II. W Mark 1 (đầu đạn xuyên lõi thép nặng 60 g, sơ tốc 740 – 750 m/s) có khả năng xuyên khoảng 18 mm giáp xe ở khoảng cách 100 m, thậm chí chỉ tương đương đạn 13.2x92mmSR của súng trường chống tăng Mauser 1918 T-Gewehr. W Mark 2 (đầu đạn xuyên lõi wolfram, sơ tốc 945 m/s) có khả năng xuyên khoảng 21,5 mm ở cự li 300 m với góc chạm 90°.

Khả năng xuyên của súng Boys có thể tham khảo bảng dưới đây:

Súng trường chống tăng Boys trên bãi tập.
Tình nguyện quân Thụy Điển trang bị súng trường chống tăng Boys trong Chiến tranh Mùa đông.
Boys, bắn đạn W Mk.I, sơ tốc 740 – 750 m/s[6][7]
Cự li X Góc chạm X Khả năng xuyên
100 m 70 độ 18 mm
200 m 70 độ 16 mm
300 m 70 độ 14 mm
400 m 70 độ 13 mm
500 m 70 độ 12 mm
600 m 70 độ 11 mm
800 m 70 độ 8 mm
1,000 m 70 độ 6 mm
1.500 m 70 độ 4 mm
Boys, bắn đạn W Mk.II, sơ tốc 990 m/s[8][9]
Cự li X Góc chạm X Khả năng xuyên
300 m 90 độ 21 mm
300 m 60 độ 12 mm

Súng dùng hộp tiếp đạn rời 5 viên, cửa móc đạn nằm ở mặt trên vỏ súng.

Tuy áp dụng kiểu nòng trượt trên bệ ray kiểu pháo, bộ phận tản giật đầu nòng và đệm báng súng, nhưng tiếng súng và sức giật phản hồi của Boys rất kinh khủng. Rất nhiều trường hợp xạ thủ bị trật xương cổ hoặc sưng vai khi bắn súng.

Các quốc gia sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Finnish Army 1918 - 1945
  2. ^ Weeks, John, Small Arms of World War II, New York: Galahad Press 1979), trang 91
  3. ^ mặc dù nó không phù hợp cho một người sử dụng khi nặng đến 38 kg chưa tính giá ba chân
  4. ^ Barnes, Frank C., Cartridges of the World, DBI Books, 1975, 1989, trang 432: "Đạn.50 BMG của Mỹ có thể xuyên thép 7/8" (22,23mm) ở khoảng cách 100 yards (91 m).
  5. ^ Dunlap, Roy F., Ordnance Went Up Front, Samworth Press (1948), p. 144
  6. ^ Finnish live fire tests year 1943
  7. ^ Arma Fennica 2
  8. ^ Twentieth-Century Artillery
  9. ^ Small Arms, Artillery and Special Weapons of the Third Reich
  10. ^ Zaloga & Leland Red Army Handbook 1939-1945 Sutton 1998 p.197 ISBN0750917407

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Đánh giá và hướng dẫn build Zhongli - Nham vương đế quân
Đánh giá và hướng dẫn build Zhongli - Nham vương đế quân
Hướng dẫn build Zhongli đầy đủ nhất, full các lối chơi
Tại sao Hamas lại tấn công Israel?
Tại sao Hamas lại tấn công Israel?
Vào ngày 7 tháng 10, một bình minh mới đã đến trên vùng đất Thánh, nhưng không có ánh sáng nào có thể xua tan bóng tối của sự hận thù và đau buồn.
Bí thuật đưa hình ảnh Starbucks leo đỉnh của chuỗi đồ uống
Bí thuật đưa hình ảnh Starbucks leo đỉnh của chuỗi đồ uống
Các công ty dịch vụ từ nhỏ đến lớn, từ vi mô đến vĩ mô bắt đầu chú trọng hơn vào việc đầu tư cho hình ảnh và truyền thông
Tóm tắt chương 221: Cho và nhận - Jujutsu Kaisen
Tóm tắt chương 221: Cho và nhận - Jujutsu Kaisen
Bài viết sẽ tiết lộ nội dung truyện tuy nhiên thì các bạn chắc cũng biết luôn rồi: Gojo Satoru quay trở lại