Brezel

Bretzel
Một số loại bánh Brezel
LoạiBánh mì hoặc Pastry
BữaThức ăn nhẹ
Xuất xứĐức

Brezel hay Pretzel (ở Bayern và Áo còn gọi là Breze, tiếng Bayern Brezn; ở Thụy SĩOberschwaben được gọi là Bretzel[1]), là một loại bánh mì hình nút vòng xoắn đặc biệt phổ biến ở miền Nam nước Đức, ÁoAlsace. Nó được làm từ một dây bột nhồi xoắn lại. Tên nó bắt nguồn từ chữ Latinh Brachium có nghĩa "cánh tay", vì nó có hình dáng cánh tay khoanh lại.[2]

Laugenbrezel ở Schwaben
Breze ở München

Từ ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Brezel bắt nguồn từ một từ vay mượn từ tiếng Latinh brachium trong thời phát triển của nền văn hóa tu viện Karolinger[3]. nó là tên gọi một loại bánh dâng hiến. Dưới thời tiếng Đức Cổ nó được gọi là brezzila, bây giờ là Brezel. Một tên gọi ngắn tiếng Đức Cổ brezza dẫn tới tên gọi ngày nay ở Áo, Bayern Breze hay Brezn.

Breze Bayern so với Brezel Schwaben

[sửa | sửa mã nguồn]

Các nhà làm bánh Bayern đã làm đơn lên EU để bảo vệ từ "bayerische Breze". Họ cho thấy sự khác biệt với "schwäbischen Brezel". Qua đó họ cho thấy cánh bánh Breze dày hơn của Brezel. Breze có ít chất béo hơn 1,5 tới 4) trong khi Brezel từ 4-8. Bánh Brezen không có cắt dọc ở giữa.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Có ít nhất hai phiên bản về nguồn gốc pretzel:

Phiên bản đầu tiên, theo cuốn The History of Science and Technology (Lịch sử Khoa học và Công nghệ), pretzel ra đời năm 610 sau công nguyên, do một tu sĩ người Ý sáng chế ra để làm phần thưởng cho các trẻ thuộc lời cầu nguyện. Ông gọi những que bột nhão đã nướng, gấp lại thành những cánh tay khoanh trước ngực là pretiola, nghĩa là "những phần thưởng nhỏ".

Phiên bản thứ hai, pretzel ra đời từ một tu viện ở miền nam nước Pháp.

Ngoài ra, bánh pretzel hình nút vòng có thể có nguồn gốc từ bánh mì nhẫn Hy Lạp. Loại bánh mì nhẫn Hy Lạp thì xuất phát từ bánh mì dùng phổ biến trong các tu viện.

Trong nhà thờ Giáo hội Công giáo Rôma, pretzel mang ý nghĩa tôn giáo cả về công thức và hình dạng. Các vòng thắt nút của pretzel có mục đích rất thực tế: để các thợ làm bánh có thể treo chúng lên các móc nằm dọc theo cây phơi bánh như trong bức họa The Baker của Job Berckheyde năm 1681.[4]

Pretzel được các công dân Hà Lan di cư đến Pennsylvania giới thiệu ở vùng đất Bắc Mỹ vào thế kỷ 19. Đến thế kỷ 20, pretzel mềm rất phổ biến ở các khu vực như Philadelphia, Chicago, New York. Ở Philadelphia thậm chí còn có một bảo tàng cho loại bánh này mang tên "Pretzel Museum". Năm 2003, thống đốc bang Pennsylvania - Ed Rendell đã tuyên bố ngày 26 tháng 4 hàng năm là ngày Pretzel quốc gia (National Pretzel Day) để công nhận tầm quan trọng của bánh pretzel đối với lịch sử và kinh tế Hoa Kỳ. Từ đó, ngày 26 tháng 4 là ngày Pretzel quốc gia ở Hoa Kỳ.[4]

Google Doodle cũng vinh danh Pretzel vào ngày 21 tháng 9 năm 2019 nhân ngày bắt đầu Lễ hội tháng Mười.[5]

Kỷ lục

[sửa | sửa mã nguồn]

Pretzel lớn nhất thế giới đã được nướng vào năm 2015 tại El Salvador, nặng hơn 780 kg với chiều dài khoảng 9 mét.[5]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ geographische Verteilung der Bezeichnungen Bre(t)z- Lưu trữ 2011-01-12 tại Wayback Machine im Atlas zur deutschen Alltagssprache der Universität Augsburg
  2. ^ Brezel. In:  Friedrich Kluge, Elmar Seebold: Etymologisches Wörterbuch der deutschen Sprache. 23. Auflage. de Gruyter, Berlin/ New York 1995, S. 137.
  3. ^ brezzila. In:  Albert L. Lloyd, Rosemarie Lühr, Otto Springer: Etymologisches Wörterbuch des Althochdeutschen. Band II, Vandenhoeck & Ruprecht, Göttingen/ Zürich 1998, ISBN 3-525-20768-9, S. 330f..
  4. ^ a b “Pretzel là gì mà Google vinh danh bánh này trên trang chủ?”.
  5. ^ a b “Pretzel là gì mà Google Doodle để biểu tượng chào mừng?”.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Xác suất có thật sự tồn tại?
Xác suất có thật sự tồn tại?
Bài dịch từ "Does probability exist?", David Spiegelhalter, Nature 636, 560-563 (2024)
Những điều cần biết về nguyên tố thảo - Genshin Impact
Những điều cần biết về nguyên tố thảo - Genshin Impact
Trước hết, hệ Thảo sẽ không tương tác trực tiếp với Băng, Nham và Phong. Nhưng chỉ cần 3 nguyên tố là Thủy, Hỏa, Lôi
Maeve Wiley: Dịu dàng như một giấc mơ bão tố
Maeve Wiley: Dịu dàng như một giấc mơ bão tố
Nàng như một khối Rubik, nhưng không phải do nàng đổi màu trước mỗi đối tượng mà do sắc phản của nàng khác biệt trong mắt đối tượng kia
Giám sát viên Utahime Iori trường Kyoto Jujutsu Kaisen
Giám sát viên Utahime Iori trường Kyoto Jujutsu Kaisen
Utahime Iori (Iori Utahime?) là một nhân vật trong seri Jujutsu Kaisen, cô là một chú thuật sư sơ cấp 1 và là giám thị học sinh tại trường trung học Jujutsu Kyoto.