Bulat Okudzhava sinh ở Moskva. Bố là Shalva Stepanovich Okudzhava, một cán bộ đảng người Gruzia, mẹ là Nalbandyan Stepanovna Ashkhen, người Armenia. Gia đình sống ở phố Arbat, đường phố cổ nổi tiếng ở Moskva. Sau khi sinh Bulat bố chuyển công tác xuống vùng Kapkage, mẹ vẫn ở Moskva, làm việc trong cơ quan đảng. Bố được đề bạt chức Bí thư thành ủy Tbilisi nhưng do xích mích với một cán bộ cao cấp nên xin chuyển công tác về vùng Ural làm cán bộ đảng ở một nhà máy chế tạo động cơ. Thời kỳ này cả gia đình chuyển về vùng Ural. Năm 1937 bố mẹ của Bulat Okudzhava bị bắt, bố bị xử bắn, mẹ bị giam trong trại cải tạo. Năm 1940 Bulat Okudzhava đi về Tbilisi ở với người bà con. Tại đây, Bulat học xong phổ thông vào làm thợ tiện ở nhà máy. Năm 1942 tình nguyện nhập ngũ, trở thành lính của một đơn vị rada. Bulat Okudzhava không trực tiếp chiến đấu nhưng một lần bị thương ở Mozdok. Thời kỳ này ông bắt đầu sáng tác một số bài hát.
Sau chiến tranh Bulat Okudzhava vào học Đại học Tbilisi. Năm 1950 tốt nghiệp, đi dạy học – đầu tiên dạy ở trường làng, sau lên thành phố Kaluga. Năm 1955 mẹ được trả tự do, Bulat Okudzhava vào Đảng cộng sản. Từ năm 1961 ông thôi nghề dạy học và chỉ tập trung vào sáng tác. Năm 1962 gia nhập Hội Nhà văn Liên Xô. Năm 1970 ông viết nhạc và bài hát cho bộ phim Ga Belarussky, trở thành một nhạc sĩ, nhà thơ nổi tiếng ở Liên Xô. Nhạc của Bulat Okudzhava được phổ biến bằng đĩa và băng, rất nổi tiếng trong cộng đồng Nga trong nước cũng như ở các nước trên thế giới. Ngoài sáng tác nhạc, ông còn viết truyện và làm thơ. Năm 1989 được bầu làm thành viên Hội Văn bútNga. Từ năm 1992 là thành viên của ủy ban ân xá thuộc Tổng thống Nga. Từ năm 1994 là thành viên Ủy ban Giải thưởng Nhà nước Liên bang Nga. Ngoài ra, ông còn là thành viên hội đồng của nhiều tờ báo ở Moskva. Những năm 1990 ông thường xuyên sống ở Đức. Năm 1995 ông tổ chức buổi biểu diễn ở UNESCO, Paris. Ông mất ngày 12 tháng7 năm 1997 ở Paris.
Bulat Shalvovich Okudzhava được tặng Giải thưởng Nhà nướcLiên Xô năm 1991. Năm 1994 ông được trao giải Booker cho tiểu thuyết Nhà hát phế bỏ. Tượng của ông được dựng ở ngôi nhà số 43, phố Arbat, nơi ông sống khi còn nhỏ.
Зал ожидания (Нижний Новгород, 1996), «Чаепитие на Арбате» (1996),
Булат Окуджава. 20 песенок для голоса и гитары.- Краков: Польское муз. изд-во, 1970.- 64 с.
Булат Окуджава. 65 песен (Музыкальная запись, редакция, составление В.Фрумкин). Ann Arbor, Michigan: Ardis, т.1 1980, т.2 1986.
Песни Булата Окуджавы. Мелодии и тексты. Составитель и автор вступительной статьи Л. Шилов, музыкальный материал записан А.Колмановским с участием автора).- М.: Музыка, 1989.- 224 с.
Бедный Авросимов» (1969, в последующих изданиях — «Глоток свободы»),
Похождения Шипова, или Старинный водевиль»,
Путешествие дилетантов» (1976—78),
Свидание с Бонапартом» (1983),
Упразднённый театр» (1992).
Kịch bản phim:
Застава Ильича («Мне двадцать лет»), Киностудия им. М.Горького, 1963
Ключ без права передачи, Ленфильм, 1977
Законный брак, Мосфильм, 1985
Храни меня, мой талисман, Киностудия им. А. П. Довженко, 1986
Я помню чудное мгновенье (Ленфильм);
Мои современники, Ленфильм, 1984;
Два часа с бардами («Барды»), Мосфильм, 1988;
И не забудь про меня, Российское телевидение, 1992.
Okudzhava viết về cuộc chiến tranh chống Đức Quốc xã:
“
"Và bổng nhiên, vào một ngày đẹp trời, tôi nhận ra một cách cay đắng, vì đã chiến đấu cho Xô Viết, tôi đã trợ giúp và bảo vệ một chế độ tàn bạo. Một chế độ mà trà đạp lên các tự do, quyền lợi và nhân cách của một con người. Một chế độ mà từ trên bắt buộc phải cùng theo một quan điểm, loại bỏ mọi bất đồng chính kiến. Một chế độ toàn trị quân sự hóa, chỉ có một mục đích duy nhất là thống trị toàn thế giới. Vì như vậy 2 chế độ toàn trị đã va vào nhau, và cuộc xung đột kéo dài 4 năm trời, gây đổ máu trên nửa trái đất. Cả hai cho thấy, họ đồng dạng, hai chế độ đều giống hệt nhau.[1]"