Giải thưởng Nhà nước (Việt Nam)

Giải thưởng Nhà nước là giải thưởng cấp quốc gia quan trọng thứ hai của Việt Nam, do Chủ tịch nước Việt Nam ký quyết định, tặng thưởng cho những tác giả có một hoặc nhiều công trình nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao về khoa học, văn học, nghệ thuật, về nội dung tư tưởng, có tác dụng và ảnh hưởng lớn trong xã hội. Về mức độ ảnh hưởng, Giải thưởng Nhà nước xếp sau Giải thưởng Hồ Chí Minh.

Trên thực tế, Giải thưởng Nhà nước thường được phân ra làm hai lĩnh vực chính, có Hội đồng Giải thưởng khác nhau và có thể trao giải vào các thời điểm khác nhau, bao gồm: Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật và Giải thưởng Nhà nước về Khoa học công nghệ.

Tuy Giải thưởng Nhà nước theo luật định sẽ được xét và công bố hai năm một lần vào dịp Quốc khánh 2-9, cho đến nay, việc xét và trao giải thưởng vẫn theo chu kỳ 5 năm của Giải thưởng Hồ Chí Minh.

Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng về Văn học Nghệ thuật được trao cho tác giả của các lĩnh vực âm nhạc, văn học, sân khấu, mỹ thuật, nhiếp ảnh, múa, điện ảnh, văn nghệ dân gian và kiến trúc[1]. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là Bộ chủ trì thành lập Hội đồng Giải thưởng để tư vấn cho Thủ tướng trình danh sách lên Chủ tịch nước phê duyệt.

Cho đến nay, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật được ký quyết định trao tặng vào các năm 2001[2], 2007[3], 2012[4], 2017[5] và 2022[6][7].

Giải thưởng Nhà nước về Khoa học Công nghệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng về Khoa học Công nghệ được trao cho các lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn, Khoa học y dược, Khoa học tự nhiên, Khoa học kỹ thuật, Khoa học nông nghiệp và An ninh - quốc phòng. Riêng lĩnh vực An ninh - quốc phòng không được công bố chi tiết tên công trình và tác giả vì lý do an ninh[8]. Giải thưởng Khoa học Công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm tổ chức Hội đồng Giải thưởng.

Giải thưởng Nhà nước về Khoa học Công nghệ đã có năm đợt trao giải gồm các năm 2000, 2005, 2010, 2016 và 2022.[8]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Quy định chi tiết về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục, hồ sơ xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật” (Thông cáo báo chí). Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 27 tháng 5 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  2. ^ “Quyết định của Chủ tịch nước về việc tặng Giải thưởng Nhà nước về việc tặng Giải thưởng Nhà nước” (Thông cáo báo chí). Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 21 tháng 8 năm 2001. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  3. ^ “Danh sách các tác giả được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước” (Thông cáo báo chí). Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2013.
  4. ^ “Quyết định của Chủ tịch Nước về việc tặng các Danh hiệu vinh dự Nhà nước” (Thông cáo báo chí). Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 15 tháng 5 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  5. ^ “Trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật” (Thông cáo báo chí). Báo Nhân Dân. 20 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2018. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  6. ^ Tin Đồ Họa (19 tháng 5 năm 2023). “87 tác giả, đồng tác giả được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2022”. Thông tấn xã Việt Nam. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2024.
  7. ^ Tin Đồ Họa. “25 tác giả được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật năm 2022”. Thông tấn xã Việt Nam. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2024.
  8. ^ a b Bộ Khoa học và Công nghệ - Tạp chí hoạt động Khoa học (2012) [2012]. Bản sao đã lưu trữ (PDF). Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2013. Chú thích có tham số trống không rõ: |10= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |tựa đề=|title= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |ngày truy cập=|access-date= (trợ giúp)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Lịch Sử fun facts: cái tên Ivan của người Nga!
Lịch Sử fun facts: cái tên Ivan của người Nga!
Gần như ai cũng biết, khi nói về 1 người Nga bất kỳ ta mặc định anh ta là Ivan
Tóm tắt chương 229: Quyết chiến tại tử địa Shunjuku - Jujutsu Kaisen
Tóm tắt chương 229: Quyết chiến tại tử địa Shunjuku - Jujutsu Kaisen
Vì Sukuna đã bành trướng lãnh địa ngay lập tức, Angel suy luận rằng ngay cả Sukuna cũng có thể tái tạo thuật thức bằng phản chuyển
Kỹ năng của Toshinori Yagi - One For All - Boku no Hero Academia
Kỹ năng của Toshinori Yagi - One For All - Boku no Hero Academia
Là anh hùng nổi tiếng nhất thế giới - All Might, Toshinori là người kế nhiệm thứ 8 và có thể sử dụng rất thành thạo One For All
Cái chết bí ẩn của thảo thần tiền nhiệm và sự kiện tại Sumeru
Cái chết bí ẩn của thảo thần tiền nhiệm và sự kiện tại Sumeru
Như chúng ta đều biết, mỗi đất nước mà chúng ta đi qua đều sẽ diễn ra một sự kiện mà nòng cốt xoay quanh các vị thần