Cá nóc sao

Cá nóc sao
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Tetraodontiformes
Họ (familia)Tetraodontidae
Chi (genus)Takifugu
Loài (species)T. alboplumbeus
Danh pháp hai phần
Takifugu alboplumbeus
(Richardson, 1845)
Danh pháp đồng nghĩa

Cá nóc sao,[2] tên khoa học là Takifugu alboplumbeus, là một loài cá biển thuộc chi Takifugu trong họ Cá nóc. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1845.

Phân loại học

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ lâu, danh pháp Takifugu niphobles đã được áp dụng cho cá nóc sao, nhưng qua việc nghiên cứu hai mẫu định danh của T. niphoblesTetrodon alboplumbeus Richardson, 1845 đã cho thấy cả hai tên gọi đều chỉ cùng một loài, và T. niphobles được xem là đồng nghĩa của T. alboplumbeus.[3]

Phạm vi phân bố và môi trường sống

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ vịnh Bột Hải, cá nóc sao được phân bố trải dài đến vùng biển các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc[1] và miền bắc Việt Nam (chủ yếu ngoài khơi vịnh Bắc Bộ[4]). Cá nóc sao còn mở rộng phạm vi về phía bắc đến cực nam đảo Sakhalin (Nga).[5]

Cá nóc sao sống trên nền đáy cát hoặc đá vụn ở độ sâu đến ít nhất là 20 m, và có thể được bắt gặp ở vùng nước lợ.[1]

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở cá nóc sao là 23 cm.[6]

Sinh thái học

[sửa | sửa mã nguồn]

Miyazu, Kyoto, người ta phát hiện những con cá nóc sao di cư từ biển vào sông Sai. Hầu hết các cá thể sống trong vùng nước ngọt trung bình trong khoảng 3,6 giờ và quay trở lại biển khơi ngay trong ngày. Một thí nghiệm cho thấy cá nóc sao chỉ có thể sống ở môi trường nước ngọt trong vòng 2 ngày nhưng không thể quá 4 ngày.[7]

Tương tự ở Việt Nam, cá nóc sao cũng được bắt gặp tại cửa sông Ka Longsông Tiên Yên (Quảng Ninh).[8]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Shao, K.; Liu, M.; Hardy, G.; Leis, J.L.; Matsuura, K.; Jing, L. (2014). Takifugu niphobles. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2014: e.T21341A2775256. doi:10.2305/IUCN.UK.2014-3.RLTS.T21341A2775256.en. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2022.
  2. ^ Nguyễn Văn Lệ, Nguyễn Hữu Hoàng, Bùi Thị Thu Hiền (2006). “Kết quả phân tích độc tố cá nóc biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Nghiên cứu Nghề cá biển. 4: 256–264. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 31 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2022.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  3. ^ Matsuura, K. (2017). “Taxonomic and nomenclatural comments on two puffers of the genus Takifugu with description of a new species, Takifugu flavipterus, from Japan (Actinopterygii, Tetraodontiformes, Tetraodontidae)” (PDF). Bulletin of the National Museum of Nature and Science (Ser. A). 43 (1): 71–80.
  4. ^ Nguyễn Hữu Hoàng (2008). “Nghiên cứu độc tố trong một số loài cá Nóc độc ở biển Việt Nam” (PDF). Viện Nghiên cứu Hải sản, Hải Phòng: 1–88. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  5. ^ Dyldin, Yury V.; Fricke, Ronald; Hanel, Lubomir; Vorobiev, Danil S.; Interesova, Elena A.; Romanov, Vladimir I.; Orlov, Alexei M. (2021). “Freshwater and brackish water fishes of Sakhalin Island (Russia) in inland and coastal waters: an annotated checklist with taxonomic comments” (PDF). Zootaxa. 5065 (1): 1–92. doi:10.11646/zootaxa.5065.1.1. ISSN 1175-5334.
  6. ^ Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Takifugu alboplumbeus trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.
  7. ^ Kato, Akira; Maeno, Yukio; Hirose, Shigehisa (2010). “Brief migration of the grass puffer, Takifugu niphobles, to fresh water from salt water”. Ichthyological Research. 57 (3): 298–304. doi:10.1007/s10228-009-0150-x. ISSN 1616-3915.
  8. ^ Trần Đức Hậu; Hà Mạnh Linh; Tạ Thị Thủy; Nguyễn Hà Linh; Phùng Hữu Thỉnh (2017). “Đặc điểm phân bố ấu trùng và cá con của loài Takifugu niphobles (Jordan & Snyder, 1901) ở cửa sông Tiên Yên và sông Ka Long, Bắc Việt Nam” (PDF). Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội. 62 (3): 97–106. doi:10.18173/2354-1059.2017-0012.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Neia và màn lột xác sau trận chiến bảo vệ thành Loyts
Neia và màn lột xác sau trận chiến bảo vệ thành Loyts
Neia và màn lột xác sau trận chiến bảo vệ thành Loyts, gián điệp do "Nazarick cộng" cài vào.
Đầu Xạ Chú Pháp mạnh tới mức nào?
Đầu Xạ Chú Pháp mạnh tới mức nào?
Đầu Xạ Chú Pháp là một thuật thức di truyền của gia tộc Zen’in. Có hai người trong gia tộc được xác nhận sở hữu thuật thức này
Kỹ năng của Toshinori Yagi - One For All - Boku no Hero Academia
Kỹ năng của Toshinori Yagi - One For All - Boku no Hero Academia
Là anh hùng nổi tiếng nhất thế giới - All Might, Toshinori là người kế nhiệm thứ 8 và có thể sử dụng rất thành thạo One For All
Yoimiya tệ hơn các bạn nghĩ - Genshin Impact
Yoimiya tệ hơn các bạn nghĩ - Genshin Impact
Để cân đo đong đếm ra 1 char 5* dps mà hệ hỏa thì yoi có thua thiệt