Cánh đồng bất tận (phim)

Cánh đồng bất tận
Áp phích bộ phim.
Đạo diễnNguyễn Phan Quang Bình
Kịch bảnNgụy Ngữ
Dựa trênCánh đồng bất tận
của Nguyễn Ngọc Tư
Sản xuấtNgô Thị Bích Hiền
Ngô Thị Bích Hạnh
Diễn viênDustin Nguyễn
Đỗ Thị Hải Yến
Võ Thanh Hòa
Ninh Dương Lan Ngọc
Tăng Thanh Hà
Người dẫn chuyệnNinh Dương Lan Ngọc
Quay phimNguyễn Tranh
Dựng phimFolmer Wiesinger
Nguyễn Hồ
Âm nhạcNguyễn Quốc Trung
Hãng sản xuất
Vietnam Studio
Mega Media
Phát hànhVietnam Media Corporation
BHD
Công chiếu
  • 22 tháng 10 năm 2010 (2010-10-22)
Thời lượng
108 phút
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt

Cánh đồng bất tận (tựa tiếng Anh: The Floating Lives) là một bộ phim điện ảnh Việt Nam của đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình thực hiện, khởi quay 23 tháng 11 năm 2009, khởi chiếu 22 tháng 10 năm 2010 trên toàn quốc Việt Nam. Phim dựa trên tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.

Nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]

Phim mở đầu với cảnh một nhóm phụ nữ đánh ghen trên xóm nhà ven sông. Người bị đánh ghen, đổ keo vào chỗ kín là Sương (Đỗ Thị Hải Yến), một cô gái điếm với lý do là đã quyến rũ chồng người khác. Điền (Võ Thanh Hòa), một cậu bé động lòng thương đã ra tay giải cứu và đưa Sương về nhà mình, là một con thuyền trên sông. Trên thuyền còn có ông Út Võ (Dustin Nguyễn), ba của Điền và Nương (Ninh Dương Lan Ngọc), chị gái của Điền. Sau đó, họ cùng nhau lênh đênh trên con thuyền chăn vịt đi nhiều nơi nhưng không ở đâu quá lâu.

Diễn viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn]

Chuyển thể

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2005, ngay sau khi truyện vừa Cánh đồng bất tận được xuất bản trên báo Văn Nghệ, nhà văn Ngô Thảo đã thuyết phục ban lãnh đạo Hãng BHD và Hãng Phim Việt mua trực tiếp bản quyền chuyển thể từ Nguyễn Ngọc Tư. Ngô Thảo và Nguyễn Phan Quang Bình đã xuống Cà Mau mua bản quyền với giá 15 triệu, thời hạn của hợp đồng là 10 năm.[1][2]

Sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời gian ngắn sau việc mua bán bản quyền, Nguyễn Ngọc Tư bị địa phương kỷ luật vì tác phẩm của cô bị độc giả phản đối, tác phẩm bị cho là không có tính tư tưởng giáo dục, bôi đen xã hội nông thôn. Sự việc khiến dư luận chú ý khi tác phẩm được tái bản lần hai đã đạt số lượng 25.000 bản.[2]

Đầu năm 2010, Cánh đồng bất tận được bấm máy tại Đồng Tháp Mười, thời gian quay kéo dài 45 ngày.[2]

Tranh cãi

[sửa | sửa mã nguồn]

Poster quảng cáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi phim được công chiếu, nhiếp ảnh gia Đặng Minh Tùng đã tỏ ý phản đối việc ghi bản quyền hình ảnh trên poster quảng cáo[3][4]. Hình ảnh cánh đồng lúa vàng rộm trong phim được ghi ở huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An.

Công chiếu

[sửa | sửa mã nguồn]

Đánh giá của báo chí

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Nguyễn Ngọc Tư: "Tôi viết trong nỗi im lặng". Tuổi Trẻ Online. 5 tháng 11 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 11 năm 2005. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2024.
  2. ^ a b c Hạnh Đỗ (30 tháng 12 năm 2018). “Kể chuyện làm phim 'Cánh đồng bất tận'. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2024.
  3. ^ “Tranh cãi quanh poster 'Cánh đồng bất tận' (Thông cáo báo chí). Ngọc Trần, VnExpress. 22 tháng 11 năm 2010. Truy cập 13 tháng 2 năm 2012.
  4. ^ “Nhiếp ảnh gia không phục lý lẽ nhà sản xuất 'Cánh đồng bất tận' (Thông cáo báo chí). Ngọc Trần, VnExpress. 1 tháng 12 năm 2010. Truy cập 13 tháng 2 năm 2012.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan