| Bài viết này có nhiều vấn đề. Xin vui lòng giúp đỡ cải thiện nó hoặc thảo luận về những vấn đề này trên trang thảo luận.
| Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện. Bạn có thể giúp cải thiện trang này nếu có thể. Xem trang thảo luận để biết thêm chi tiết. (tháng 4/2022) |
|
Họ Cáp có nguồn gốc từ Ân Thi, Hưng Yên. Tiền thân có tên họ là Cái. Vào thời Hậu Lê, cụ Cái Văn Phùng đổi sang họ Cáp (có thể do phạm húy) để thi cử. Sau đó cụ đỗ tiến sĩ và hiện tại trên bia đá Văn miếu Quốc Tự Giám vẫn còn lưu danh là Cáp Phùng (đỗ Tiến Sĩ năm 1463). Sau này những ai mang họ Cáp đều là hậu duệ của cụ. Do cuộc sống mưu sinh và các biến cố của lịch sử như thế kỷ 15 theo chúa Nguyễn Hoàng, năm 1954, sau 1975 con cháu họ Cáp (Cái) đã và đang sinh sống rải rác hầu như tất cả các vùng miền của cả nước. Theo tư liệu thống kê sơ bộ con cháu họ Cáp đã lập nhà thờ Cáp Tộc ở các địa phương như: Ân Thi, Hưng Yên; Hải Xuân, Hải Lăng, Quảng Trị; ở Cầu Hai, Huế (Cái tộc); Xuyên Mộc, Vũng Tàu; Tánh Linh, Bắc Ruộng, Bình Thuận. Hiện nay vẫn chưa thống kê được số dân của dòng họ là bao nhiêu.
Có giai thoại nói rằng:"Ngày xưa có một nho sinh họ Cái tham gia thi Hương 2 lần vẫn không đỗ. Nhưng tục lệ lúc đó là không cho thi 3 lần, nên ông ta thêm dấu vào trong chữ họ "Cái"- tiếng Hán thành họ Cáp. Sau đó đỗ tiến sỹ và là người khai sinh họ Cáp bây giờ thành.