Công đức (tiếng Phạn: Puṇya[1]; tiếng Pali: Puñña[2]) là một khái niệm được xem là nền tảng của đạo đức Phật giáo[3][4][5] chỉ về công phu trì giới định tâm[6], thanh lọc tạp niệm, phát huy tuệ giác, khai tâm mở trí để thấu rõ lẽ thật, chứng ngộ chân lý[7] được tích lũy nhờ những hành động đúng đắn và suy nghĩ chân chánh. Công đức không chỉ là một khái niệm mà còn là một cách sống.[8] Làm công quả rất quan trọng đối với việc thực hành Phật giáo, công đức mang lại kết quả chân thiện, hướng đến sự tái sinh và dự phần vào sự trưởng thành hướng tới sự giác ngộ, gọi là công quả. Công đức còn được chia sẻ với người thân đã khuất, nhằm giúp người đã khuất trong kiếp sống mới vốn là một khái niệm về tái sinh và người ta tin rằng cuộc sống trên cõi giới được quyết định từ công đức tích lũy trong kiếp trước[9][10][11]. Làm công quả vẫn là điều cần thiết ở các quốc gia theo truyền thống Phật giáo và đã có tác động đáng kể đến nền kinh tế nông thôn ở các nước này. Công đức gắn liền với các khái niệm về sự thanh tịnh và lòng từ bi. Trước Phật giáo, công đức được sử dụng chỉ về thờ cúng tổ tiên, nhưng trong Phật giáo thì mang ý nghĩa đạo đức tổng quát hơn.
Công đức có được từ những việc làm tốt (phước đức) đã làm đã tích luỹ (tu nhân tích đức). Công đức có thể đạt được bằng nhiều cách, chẳng hạn như bố thí, đức hạnh (Śīla) và tu tập tinh tấn (Bhavana). Trong các xã hội Phật giáo, rất nhiều thực hành liên quan đến việc tạo dựng công đức (công đức vô lượng) đã phát triển qua nhiều thế kỷ[12][13]. Công đức đã trở thành một phần của lễ nghi, thực hành Phật pháp, và Văn hóa Phật giáo. Trong xã hội hiện đại, việc làm công đã bị chỉ trích là Chủ nghĩa duy vật tâm linh, nhưng việc cúng dường, phóng sinh vẫn còn phổ biến ở nhiều xã hội Phật giáo. Một số học giả đã chỉ trích các khái niệm công đức và nghiệp báo là vô đạo đức, ích kỷ và tính toán, vì bản chất định lượng của nó và nhấn mạnh vào lợi ích cá nhân trong việc tuân thủ đạo đức.[14][15] Các học giả khác đã chỉ ra rằng trong đạo đức Phật giáo, tính ích kỷ và lòng vị tha có thể không được tách biệt hoàn toàn như trong tư tưởng phương Tây, lợi ích cá nhân sẽ trở nên không còn quan trọng một khi hành giả tiến bộ trên con đường tâm linh.[16][17][18]
^Shohin, V.K. (2010). ПАПА–ПУНЬЯ [pāpa–puñña]. New Encyclopedia of Philosophy (bằng tiếng Nga). Institute of Philosophy of the Russian Academy of Sciences, National public and Science Foundation.
Brekke, Torkel (1 tháng 1 năm 1998), “Contradiction and the Merit of Giving in Indian Religions”, Numen, 45 (3): 287–320, doi:10.1163/1568527981562131, ISSN1568-5276
Calkowski, Marcia (2006), “Buddhism”(PDF), trong Riggs, Thomas (biên tập), Worldmark Encyclopedia of Religious Practices, 3, Farmington Hills: Thomson Gale, ISBN978-0-7876-6614-9, Bản gốc(PDF) lưu trữ 2 Tháng Ba năm 2017
Cate, Sandra; Lefferts, Leedom (2006), “Laos”(PDF), trong Riggs, Thomas (biên tập), Worldmark Encyclopedia of Religious Practices, 2, Farmington Hills: Thomson Gale, ISBN978-0-7876-6613-2, Bản gốc(PDF) lưu trữ 2 Tháng Ba năm 2017
Holt, John C. (1 tháng 1 năm 1981), “Assisting the Dead by Venerating the Living: Merit Transfer in the Early Buddhist Tradition”, Numen, 28 (1): 1–28, doi:10.2307/3269794, JSTOR3269794
Jory, Patrick (2002), “The Vessantara Jataka, barami and the bodhisatta kings: The origin and spread of a Thai concept of power”, Crossroads: An Interdisciplinary Journal of Southeast Asian Studies, 16 (2): 36–78, JSTOR40860799
Marston, John (2006), “Cambodia”(PDF), trong Riggs, Thomas (biên tập), Worldmark Encyclopedia of Religious Practices, 2, Farmington Hills: Thomson Gale, ISBN978-0-7876-6613-2, Bản gốc(PDF) lưu trữ 2 Tháng Ba năm 2017
McFarlane, Stewart (1997), “Morals and society in Buddhism”(PDF), trong Carr, Brian; Mahalingam, Indira (biên tập), Companion encyclopedia of Asian philosophy, London: Routledge, ISBN978-0-203-01350-2, Bản gốc(PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 3 năm 2023, truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2024
Pye, Michael; Strong, John S. (1987), “Merit”(PDF), trong Lindsay, Jones (biên tập), Encyclopedia of religion, 9 (ấn bản thứ 2), Detroit: Thomson Gale, ISBN978-0-02-865742-4, Bản gốc(PDF) lưu trữ 2 Tháng Ba năm 2017
Salguero, C. Pierce (tháng 11 năm 2013), “Fields of Merit, Harvests of Health: Some Notes on the Role of Medical Karma in the Popularization of Buddhism in Early Medieval China”, Asian Philosophy, 23 (4): 341–349, doi:10.1080/09552367.2013.831537, S2CID143624541