Công giáo tại Philippines

Giáo hội Công giáo ở Philippines (tiếng Filipino: Simbahang Katoliko sa Pilipinas; tiếng Tây Ban Nha: Iglesia Católica) là một phần của Giáo hội Công giáo Hoàn vũ, dưới sự quản lý trên tinh thần của Giáo hoàng. Philippine là một trong hai quốc gia ở châu Á có một phần đáng kể dân số có đức tin Công giáo, ngoài Đông Timor, và lớn thứ ba trên thế giới sau BrazilMexico.[1] Hội đồng giám mục chịu trách nhiệm quản lý đức tin là Hội đồng Giám mục Công giáo Philippines.

Kitô giáo đã được giới thiệu trong các hòn đảo của Philippines bởi những người truyền giáo và thực dân Tây Ban Nha, những người đến bằng đường biển bắt đầu vào đầu thế kỷ 16 ở Cebu. So với thời đại Tây Ban Nha, khi Kitô giáo được công nhận là quốc giáo, đức tin ngày nay được thực hành trong bối cảnh của một nhà nước thế tục. Trong năm 2015, ước tính có 84 triệu người Philippines, tương đương 82,9% dân số, công khai đức tin Công giáo.[2][3]

Các chuyến viếng thăm Giáo hoàng

[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo hoàng Phaolô VI (1970) là mục tiêu của một vụ ám sát tại Phi trường Quốc tế Manila ở Philippines vào năm 1970. Kẻ tấn công, một họa sĩ Surrealist người Bolivia tên là Benjamín Mendoza y Amor Flores, lao về phía Giáo hoàng Phaolô với một con kris, nhưng đã bị khống chế.[4]

Giáo hoàng Gioan Phaolô II (1981 và 1995) đã viếng thăm đất nước này hai lần, 1981 (Cebu) và 1995. Thánh lễ của giáo hoàng cuối cùng ở Manila (1995) đã được báo cáo rằng có sự tham dự của 4 triệu người.

Giáo hoàng Phanxicô (2015) đã viếng thăm đất nước này từ ngày 15 đến 19 tháng 1 và được Tổng Giám mục đô thành Tổng giáo phận Manila, Hồng y Luis Antonio Tagle mời đến thăm vào tháng 1 năm 2016 nhân dịp Quốc hội Thánh Thể Quốc tế được tổ chức tại Cebu.[5][6] Giáo hoàng đã cử hành một buổi lễ ở Quirino Grandstand ở Manila bên trong Công Viên Rizal vào ngày Chủ Nhật, ngày 18 tháng Giêng. Federico Lombardi, Giám đốc Văn phòng Báo chí Vatican cho biết sự tham dự được chốt vào khoảng sáu đến bảy triệu tín đồ; làm cho sự kiện là con số cao nhất từng được ghi lại trong lịch sử các chuyến viếng thăm của giáo hoàng.[7] Nó vượt qua kỷ lục của thánh lễ do Giáo hoàng Gioan Phaolô II cử hành năm 1995 tại cùng một địa điểm.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Philippines still top Christian country in Asia, 5th in world”. Inquirer Global Nation. ngày 21 tháng 12 năm 2011.
  2. ^ “Filipino Catholic population expanding, say Church officials”. inquirer.net.
  3. ^ Asian Americans: A Mosaic of Faiths, Pew Research. ngày 19 tháng 7 năm 2012.
  4. ^ "Apostle Endangered". Time, ngày 7 tháng 12 năm 1970. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2007. Lưu trữ 2011-05-24 tại Wayback Machine
  5. ^ “CBCP: Pope Francis may visit Philippines in 2016”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2018.
  6. ^ http://www.philstar.com/headlines/2015/01/19/1414572/pope-francis-invited-cebu-event-2016-tagle
  7. ^ “https://sa.kapamilya.com/absnews/abscbnnews/media/abs-cbnnews/abscbnmaster/favicon.ico”. ABS-CBN News. 18 tháng 1 năm 2015. Truy cập 27 tháng 11 năm 2018. Liên kết ngoài trong |title= (trợ giúp)
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Review phim: Chúng ta cùng nhau rung chuyển mặt trời
Review phim: Chúng ta cùng nhau rung chuyển mặt trời
Cô gái gửi video vào nhóm bệnh nhân ungthu muốn tìm một "đối tác kết hôn" có thể hiến thận cho mình sau khi chet, bù lại sẽ giúp đối phương chăm sóc người nhà.
Nhân vật Sakata Gintoki trong Gintama
Nhân vật Sakata Gintoki trong Gintama
Sakata Gintoki (坂田 銀時) là nhân vật chính trong bộ truyện tranh nổi tiếng Gintama ( 銀 魂 Ngân hồn )
Phân tích: có nên build Xiangling hay không?
Phân tích: có nên build Xiangling hay không?
Ai cũng biết rằng những ngày đầu ghi game ra mắt, banner đầu tiên là banner Venti có rate up nhân vật Xiangling
Đánh giá sơ bộ chung về giá trị của Cyno / Ayaka / Shenhe
Đánh giá sơ bộ chung về giá trị của Cyno / Ayaka / Shenhe
Shenhe hiện tại thiên về là một support dành riêng cho Ayaka hơn là một support hệ Băng. Nếu có Ayaka, hãy roll Shenhe. Nếu không có Ayaka, hãy cân nhắc thật kĩ trước khi roll