Bài này nói về ngôn ngữ được toàn thế giới gọi là tiếng Tây Ban Nha hay tiếng Castilla. Để biết về các ngôn ngữ khác được nói ở nước Tây Ban Nha, xem Ngôn ngữ tại Tây Ban Nha
Các ngôn ngữ creole từ tiếng Tây Ban Nha được nói.
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.
Tiếng Tây Ban Nha (español), cũng được gọi là tiếng Castilla (castellanoⓘ) hay tiếng Y Pha Nho[4] theo lối nói cũ, là một ngôn ngữ thuộc nhóm Iberia-Rôman của nhóm ngôn ngữ Rôman, và là ngôn ngữ phổ biến thứ 4 trên thế giới theo một số nguồn, trong khi có nguồn khác liệt kê nó là ngôn ngữ phổ biến thứ 2 hay thứ 3. Nó là tiếng mẹ đẻ của khoảng 352 triệu người, và được dùng bởi 417 triệu người khi tính thêm các người dùng nó như ngôn ngữ thứ hai (theo ước lượng năm 1999). Có người khẳng định rằng có thể nghĩ đến tiếng Tây Ban Nha là tiếng quan trọng thứ 2 trên thế giới, sau tiếng Anh và tiếng Pháp, do càng ngày nó càng được sử dụng phổ biến ở Hoa Kỳ, do tỷ suất sinh cao ở những nước dùng tiếng Tây Ban Nha như ngôn ngữ chính thức, do sự mở mang của các kinh tế trong giới nói tiếng Tây Ban Nha, do sự ảnh hưởng của tiếng Tây Ban Nha trong thị trường âm nhạc toàn cầu, do tầm quan trọng của văn học Tây Ban Nha và do nó được sử dụng ở rất nhiều nơi trên thế giới. Tiếng Tây Ban Nha được sử dụng phần lớn ở Tây Ban Nha, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Guinea Xích Đạo.
Tiếng Tây Ban Nha có quan hệ rất gần gũi với các ngôn ngữ ở Đông Iberia như: tiếng Asturias(asturianu), tiếng Ladino(Djudeo-espanyol, sefardí), tiếng Catalunya(català) và tiếng Bồ Đào Nha(português). Tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha có ngữ pháp và từ vựng rất giống nhau; số lượng từ vựng tương tự nhau của hai ngôn ngữ này lên đến 89%.
Tiếng Tây Ban Nha được viết sử dụng ký tự Latin, với một chữ cái được thêm vào là "ñ" (eñe), được đọc là /ɲ/ ("nh" trong tiếng Việt) và được xem là xuất phát từ chữ "n", cho dù là được viết là một chữ "n" với một dấu ngã (~) bên trên. Những chữ ghép "ch" (che) và "ll" (elle) được xem như là những chữ cái đơn, có tên riêng và là một chữ cái trên bảng chữ cái, vì mỗi chữ đại diện cho một âm tiết khác nhau (/tʃ/ and /ʎ/) tương ứng. Tuy nhiên, chữ ghép "rr" (erre doble, chữ "r" đúp, hoặc chỉ là "erre" thay vì "ere"), cũng đại diện cho một âm đơn /r/, không được xem là một chữ đơn. Vì thế bảng chữ cái tiếng Tây Ban Nha có 28 chữ (sẽ là 29 nếu tính chữ "w", nhưng nó chỉ được sử dụng trong tên tiếng nước ngoài và từ mượn): a, b, c, ch[5], d, e, f, g, h, i, j, k, l, ll[6], m, n, ñ, o, p, q, r, s, t, u, v, (w), x, y, z.[7] ó
Từ năm 1994, hai chữ ghép trên bị tách ra thành hai chữ cái riêng biệt để sắp xếp. Những từ có chữ "ch" bây giờ được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái giữa "ce" và "ci", thay vì ở giữa "cz" như trước đây, và chữ "ll" cũng thế. Tuy nhiên, những chữ "che" (ch), và "elle" (ll) vẫn còn được sử dụng như thông tục.
Trừ những từ địa phương như ở México, việc phát âm có thể được định rõ khi đánh vần. Một từ tiếng Tây Ban Nha tiêu biểu được nhấn giọng ở âm áp chót nếu như nó tận cùng bằng một nguyên âm (không phải "y") hoặc nếu như tận cùng bằng phụ âm "n" và "s"; trong các trường hợp khác thì nhấn giọng ở âm cuối cùng. Những trường hợp ngoại lệ được biểu thị bằng một dấu sắc trên nguyên âm. Khi đó thì nguyên âm có dấu sắc sẽ được nhấn giọng.
Dấu sắc còn được sử dụng để phân biệt những từ đồng âm, nhất là khi một trong số chúng là những từ có nhấn giọng và cái còn lại thì không. So sánh "el" (mạo từ xác định giống đực số ít) với "él" (đại từ "anh ấy" hoặc "nó"); hoặc "te" ("bạn", bổ ngữ đại từ), de (giới từ "của" hoặc "từ") và "se" (đại từ phản thân) với "té" ("trà"), dé ("cho") và sé ("Tôi biết", hoặc mệnh lệnh cách của động từ "ser"), ta thấy được sự khác nhau.
Những đại từ nghi vấn (qué, cuál, dónde, quién, v.v.) cũng có dấu sắc ở những câu hỏi gián tiếp hay trực tiếp, và một số đại từ chỉ định (ése, éste, aquél, v.v.) có thể có dấu khi được sử dụng như những đại từ. Liên từ "o" ("hoặc") được thêm vào một dấu huyền khi được viết ở giữa các số với nhau để không bị lẫn với số 0 (zero): Ví dụ, "10 ò 20" phải được đọc là diez o veinte ("mười hay hai mươi") thay vì diez mil veinte ("10 020 - mười ngàn không trăm hai mươi"). Những dấu này thường được bỏ đi khi viết hoa (thói quen trước đây khi khi sử dụng máy tính vì chỉ có những chữ viết thường mới có dấu được), cho dù Học viện Hoàng gia Tây Ban Nha phản đối.
Trong trường hợp hiếm, "u" được viết với một dấu tách âm ("ü") khi nó được viết giữa chữ "g" và một nguyên âm lưỡi trước ("e" hoặc "i"), để báo hiệu là nó phải được đọc thay vì câm như thường lệ. Ví dụ, cigüeña (con cò), được đọc là /θ̟iˈɰweɲa/; nếu như nó được viết là cigueña, nó sẽ được đọc là /θ̟iˈɰeɲa/.
Những mệnh đề nghi vấn và cảm thán được bắt đầu bằng dấu chấm hỏi ngược (¿) và dấu chấm than ngược (¡).
Tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ cơ bản của 20 quốc gia trên thế giới. Người ta ước tính tổng số người nói tiếng Tây Ban Nha là khoảng 470 đến 500 triệu, làm nó trở thành ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi thứ hai trên thế giới theo số lượng người bản ngữ.[9][10]
42.926.496[22] (82%[23] của 57.4 triệu người Hispanic[24] + 2,8 triệu người không phải Hispanic[25])
58.008.778[22] (40,5 triệu người nói tiếng mẹ đẻ, 15 triệu người sử dụng như ngôn ngữ thứ hai,[26] 7,8 triệu học sinh/sinh viên[15] và khoảng 9 triệu người Hispanic không có giấy tờ không được bao gồm trong cuộc điều tra dân số[27])[28][29][30][31][32][33]
Tiếng Tây Ban Nha là một ngôn ngữ có nhiều biến tố, có hai giống cho danh từ (giống đực và giống cái) và khoảng 50 hình thái chia động từ cho một động từ, nhưng ít biến tố hơn cho danh từ, tính từ và từ hạn định.
Tiếng Tây Ban Nha có sử dụng giới từ, và thông thường (nhưng không phải luôn luôn) thì tính từ đứng sau danh từ. Cấu trúc câu là SVO (Subject Verb Object), tức là Chủ ngữ - Động từ - Bổ ngữ, cho dù những sự biến đổi thì cũng khá phổ biến. Có thể lược bỏ chủ ngữ đi khi ngữ cảnh trong câu đã rõ ràng. Động từ diễn tả hướng đi mà không cần phải có giới từ.
^Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Spanish”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
^Spanish speakers older than 5 years old (Table, US: Census Bureau, 2017, Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 2 năm 2020, truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2019)
^Data Access and Dissemination Systems (DADS). “American FactFinder – Results”. census.gov. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2019.
^ abcdefgLỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên InstitutoCervantes
^Taylor, Paul. “(2011)”. pewhispanic.org. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2014.
^There are 9 million illegal Hispanics in USA, some of them aren't in the census (Pálidos de hambre (bằng tiếng Tây Ban Nha), Impre, ngày 19 tháng 4 năm 2009, Bản gốc(editorial) lưu trữ ngày 11 tháng 1 năm 2012, truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2017)
^Rodríguez Barilari, Elbio, Congresos de la lengua (bằng tiếng Tây Ban Nha), ES, Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 7 năm 2013, truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2017
^CNN en español restructures its programming, The New York Times, ngày 13 tháng 3 năm 2011 (The United States is now the second-largest Spanish-speaking country in the world, with more Spanish speakers than Spain, and exceeded only by Mexico).
^“Reloj animado” (bằng tiếng Tây Ban Nha). CO: DANE. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2018.
^There are 850,000 speakers of American Indian languages (“CO”, Ethnologue, Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 3 năm 2014, truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2017)
^“Datos básicos” (bằng tiếng Tây Ban Nha). ES: INE. ngày 1 tháng 1 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2017.
^40,872,286 people is the census population result for 2010[38]
^According to Ethnologue (see “Argentina”. Ethnologue), there were 40,3 million speakers Spanish as mother tongue in 2013. The Argentinian population in 2013 was projected to be 42,2 million.[38]
^“Languages”, VE, Ethnologue, There are 1,098,244 people who speak other language as their mother tongue (main languages: Chinese 400,000, Portuguese 254,000, Wayuu 199,000, Arabic 110,000)
^Quispe Fernández, Ezio (2017). “Cifras” [Numbers] (bằng tiếng Tây Ban Nha). PE: INEI. Bản gốc(PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2019.
^“Census”, The World factbook, US: CIA, 2007, Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2016, truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2017, Spanish (official) 84.1%, Quechua (official) 13%, Aymara 1.7%, Ashaninka 0.3%, other native languages (includes a large number of minor Amazonian languages) 0.7%, other 0.2%
^“PE”, Country, Ethnologue, There are 5,782,260 people who speak other language as mother tongue (main languages: Quechua (among 32 Quechua's varieties) 4,773,900, Aymara (2 varieties) 661 000, Chinese 100,000).
^“Informes” [Reports] (PDF). Proyecciones (bằng tiếng Tây Ban Nha). CL: INE. 2017. tr. 36. Bản gốc(PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2010.
^“CL”, Country, Ethnologue, There are 281,600 people who speak another language, mainly Mapudungun (250.000)
^Ethnologue (19 tháng 2 năm 1999). “(2011)”. Ethnologue. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2014.
^ abcdLỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên UN 2011 to 2100 estimate
^“GT”, The World factbook, CIA, Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 10 năm 2015, truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2017, Spanish (official) 60%, Amerindian languages 40%
^“Cuba”. Country (report). Ethnologue. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2012.
^Ethnologue (ngày 19 tháng 2 năm 1999). “(2011)”. Ethnologue. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2014.
^“(2017)”. INE. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2010.
^According to the 1992 Census, 58 per cent of the population speaks Spanish as its mother tongue. unicef.orgLưu trữ 2012-01-19 tại Wayback Machine
^Theo cuộc điều tra dân số năm 1992, 50% sử dụng cả tiếng Tây Ban Nha và tiếng bản xứ Guarani, 37% chỉ nói Guarani, 7% chỉ nói tiếng Tây Ban Nha.findarticles.com. Khoảng 75% có thể nói tiếng Tây Ban Nha.pressreference.com
^“native knowledge speakers” (bằng tiếng Tây Ban Nha). Realinstitutoelcano.org. 18 tháng 2 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2014.
^1,816,773 Spanish + 1,200,000 Spanish creole: Quilis, Antonio (1996), La lengua española en Filipinas(PDF), Cervantes virtual, tr. 54 and 55
^Ten Reasons(PDF), ES: Mepsyd, tr. 23, Bản gốc(PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2017, truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2017
^Philippines, Spanish differences, Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2012, truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2017Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl= và |archive-url= (trợ giúp)
^Nestor Diaz: More than 2 million Spanish speakers and around 3 million with Chavacano speakers (24 tháng 4 năm 2010). “FILIPINAS / Vigoroso regreso del español”. Aresprensa.com. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2012.
^Có 740000 người Hispanic ở Canada năm 2015, theo "Hispanovation: La creciente influencia hispánica en Canadá" (Social Media Week in Toronto): www.univision.com, www.abc.es.
^25,000 học sinh tiếng Tây Ban Nha ở đại học + 5.000 ở "Instituto Cervantes"cervantes.es (page 4)
^“Statistics - FAQ's”. Gibraltar.gov.gi. 12 tháng 11 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2014.
^www.um.es (5.2. Datos descriptivos de los usos de español e inglés, Gráfico 2). 77,3% of the Gibraltar population speak Spanish with their mother more, or equal than English.
^“(2013)”. db1.stat.gov.lt. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2014.
^“Демография”. Gks.ru. 27 tháng 12 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2014.
^“2009 estimate”(PDF). UN. 2008. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2010.
^The Spanish 1970 census claims 16.648 Spanish speakers in Western Sahara ([5]) but probably most of them were people born in Spain who left after the Moroccan annexation
^Demografía de la lengua española, page 37Lưu trữ 2010-09-23 tại Wayback Machine (2,397,000 people speak Spanish as a native language in the E.U. excluded Spain, but It is already counted population who speak Spanish as a native language in France (477,564), Italy (255,459), U.K. (120,000) Sweden (77,912) and Luxemburg (4,049)).
Mâu thuẫn giữa Trung Đông Hồi Giáo, Israel Do Thái giáo và Phương Tây Thiên Chúa Giáo là một mâu thuẫn tính bằng thiên niên kỷ và bao trùm mọi mặt của đời sống