Công ty Cổ phần Công nghệ Tinh Vân

Công ty Cổ phần Công nghệ Tinh Vân
Ngành nghềPhần mềm
Thành lập1997
Trụ sở chínhTầng 8, Khách sạn Thể Thao, Làng Sinh viên Hacinco, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
WebsiteTrang chủ của Tinh Vân

Công ty Cổ phần Công nghệ Tinh Vân (tên giao dịch tiếng Anh: Tinhvan Technologies JSC hoặc Tinhvan Group) là một công ty phần mềm lớn ở Việt Nam.[1]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Công ty Tinh Vân thành lập năm 1997, tiền thân là Phòng thí nghiệm mạng Netlab – Viện Công nghệ Vi điện tử.[2]

Từ khi mới thành lập, Công ty Tinh Vân đã được biết đến như một công ty tiên phong trong lĩnh vực phần mềm, đặc biệt các phần mềm trên web. Mạng IT2000 của Ban chỉ đạo chương trình Quốc gia về CNTT do công ty xây dựng được coi là một trong những hệ thống Intranet đầu tiên ở Việt Nam, khi mà ở Việt Nam chưa có đường kết nối ra Internet. Các dịch vụ như chat, forum, từ điển trực tuyến, tìm kiếm tiếng Việt đã được triển khai trên hệ thống mạng này từ 1996–1997.[1]

Cơ cấu tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Công ty Tinh Vân có trụ sở chính ở Hà Nội, một chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã phát triển thành mô hình tập đoàn công nghệ với sáu công ty thành viên gồm:

Tổng số nhân viên của cả Tinhvan Group cho tới thời điểm cuối năm 2011 là gần 500 người.[cần dẫn nguồn]

Thành tích

[sửa | sửa mã nguồn]

Các giải pháp phần mềm của Công ty Tinh Vân hiện đang được ứng dụng rộng rãi tại các bộ, ngành, địa phương, các đại học, viện nghiên cứu, các trung tâm thông tin, thư viện... và nhiều năm liên tục được trao tặng các giải thưởng chuyên ngành như Sao Khuê (của Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm VINASA và Bộ BCVT)[3][4], Cúp vàng CNTT-TT (Hội Tin học Việt Nam)[5], Huy chương vàng Đơn vị phần mềm (của Hội tin học Thành phố Hồ Chí Minh)[6], Giải thưởng CNTT-TT thành phố Hồ Chí Minh,[7][8] Giải thưởng chất lượng (Bộ BCVT), bằng khen về những thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh, phát triển công nghiệp phần mềm và Công nghiệp nội dung số (Bộ BCVT)[9], bằng khen cho giải pháp phần mềm nghiệp vụ chuyên ngành xuất sắc (Bộ Thông tin và Truyền thông)[10], Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông vì những đóng góp cho ngành CNTT-TT [11]

Công ty Tinh Vân cũng đóng góp cho cộng đồng bằng công cụ tìm kiếm miễn phí Vinaseek, mạng Thư viện Việt Nam thuvien.net., dịch vụ tìm kiếm Xalo.vn, tuy nhiên đến nay tất cả đều đã đóng cửa.

Công ty Tinh Vân cũng là một trong số ít Công ty phần mềm tại Việt Nam có đầy đủ 3 chứng chỉ về Quản lý chất lượng: ISO 2001:2008, ISO 27001:2005 [12] và CMMi level 3.[13]

Năm 2014, Công ty Tinh Vân được đưa vào danh sách 30 doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam (Vietnam's 30 Leading IT companies 2014) do Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ CNTT (VINASA) bình chọn.[14]

Một số phần mềm tiêu biểu

[sửa | sửa mã nguồn]

Công cụ tìm kiếm Vinaseek cũng là một máy truy tìm dữ liệu đầu tiên của Việt Nam.[15] Vinaseek phép người dùng Internet có thể tìm kiếm trên các trang tiếng Việt, không phụ thuộc vào bảng mã của các website cũng như bảng mã của người sử dụng. Cho đến khi Google phát triển mạnh ở Việt Nam, đồng thời các trang web ở Việt Nam dần chuyển sang mã Unicode, lợi thế của Vinaseek đã không còn, và người dùng ít sử dụng dịch vụ này. Công ty Tinh Vân đã nghiên cứu để phát triển tiếp một công cụ tìm kiếm tiếng Việt khác, nhằm cạnh tranh với Google.[16][17]

Libol (viết tắt của Library Online) cũng là sản phẩm đầu tiên trong nước cho phép quản lý thư viện một cách tổng thể. Khi đó, các thư viện trong nước chủ yếu dùng phần mềm CDS/ISIS do UNESCO tài trợ. Libol được trao Cúp vàng CNTT-TT của Hội tin học Việt Nam [18], giải thưởng Sao Khuê của VINASA.[19]

Giải pháp Cổng thông tin điện tử TVIS (Tinh Van I-portal Solutions) là giải pháp cho phép xây dựng các website, cổng thông tin điện tử trên nền của các portal hiện đại như ZOPE/Plone, Oracle Application Server, Microsoft SharePoint...Giải pháp này được cung cấp cho Cổng thông tin Quốc hội [20], Trung tâm giao dịch CNTT-TT Đà Nẵng[21], Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Bình [22]...

Giải pháp quản lý nguồn nhân lực HiStaff (do Công ty Cổ phần tư vấn Quản trị doanh nghiệp Tinh Vân – Tinhvan Consulting triển khai) là giải pháp tổng thể, quản trị xuyên suốt từ khâu tuyển dụng, thử việc, quá trình công tác, đào tạo, đánh giá năng lực nhân viên, chấm công, tính lương và các khoản phúc lợi cho đến thôi việc. Giải pháp này hai năm liền được trao Cúp vàng CNTT-TT Việt Nam trong lĩnh vực Phần mềm đóng gói, phần mềm thương phẩm: năm 2008 [23] và 2009 [24]. Ngoài ra, HiStaff còn nhận được giải thưởng Sao Khuê do VINASA trao tặng trong 2 năm liền: 2008, 2009 [25]

Giải pháp Cổng thông và dịch vụ giải trí trên Điện thoại di động MOZA: Tích hợp tất cả các dịch vụ trên một ứng dụng duy nhất trên Điện thoại di động: xem tin tức, tải nhạc chuông, hình ảnh, thông tin thị trường.[26]

Năm 2008, Tinhvan Group đã cho ra mắt bản beta công cụ tìm kiếm (search engine) mới với tên gọi Xalo.vn. Vào ngày 30/09/2008, đã diễn ra lễ khai trương Máy tìm kiếm tiếng Việt Xalo.vn với sự tham gia và nhấn nút khai trương của TS Nguyễn Minh Hồng, thứ trưởng Bộ TT-TT, TS Nguyễn Văn Lạng, thứ trưởng Bộ KH&CN và trung tướng TS Đỗ Xuân Thọ Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam.[27]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Chuyện về doanh nghiệp công nghệ Việt tạo dấu ấn mở đường (Báo điện tử Dân Trí)”. Truy cập 10 tháng 10 năm 2015.
  2. ^ “Sử ký Tinh Vân: 20 năm sẻ chia và sáng tạo”. Google Books. Truy cập 29 tháng 10 năm 2015.
  3. ^ “Hai sản phẩm phần mềm của Tinh Vân được trao danh hiệu Sao Khuê 2015”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. 24 tháng 4 năm 2015. Truy cập 19 tháng 9 năm 2015.
  4. ^ PC World Vietnam. Lấp lánh Sao Khuê 2007 Lưu trữ 2008-04-18 tại Wayback Machine
  5. ^ “Giải thưởng "Cúp Vàng CNTT-TT 2009": Tinh Vân nhận 2 Cúp”. Báo Hànộimới. Truy cập 29 tháng 10 năm 2015.
  6. ^ “Tinhvan Group nhận Huy chương Vàng ICT 2015”. Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. Truy cập 29 tháng 10 năm 2015.
  7. ^ “Tinh Vân nhận giải thưởng mới với giải pháp thư viện điện tử Libol”. http://www.nss.vn. 11 tháng 8 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 11 năm 2014. Truy cập 29 tháng 10 năm 2015.
  8. ^ “TPHCM trao giải thưởng CNTT-Truyền thông lần VI”. Mạng Thông tin tích hợp trên Internet của TP HCM. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập 29 tháng 10 năm 2015.
  9. ^ “VASC được khen thưởng về phát triển nội dung số xuất sắc”. Báo Điện tử Vietnamnet. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2009. Truy cập 10 tháng 10 năm 2015.
  10. ^ “Bộ Thông tin - Truyền thông khen thưởng 20 doanh nghiệp CNTT xuất sắc”. Báo điện tử Nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2008. Truy cập 10 tháng 10 năm 2015.
  11. ^ “Tinh Vân nhận Bằng khen của Bộ TT&TT vì đóng góp cho ngành CNTT-TT”. ICTNews. Truy cập 29 tháng 10 năm 2015.
  12. ^ “Tái chứng nhận chứng chỉ ISO 27001:2005 cho Công ty Tinhvan Group”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 6 năm 2015. Truy cập 19 tháng 9 năm 2015.
  13. ^ “Tinh Vân đạt chứng chỉ CMMI-3”. ICTNews. Truy cập 29 tháng 10 năm 2015.
  14. ^ “Tinh Vân lọt top 30 doanh nghiệp CNTT Việt Nam 2014”. Báo Điện tử Tiền Phong. Truy cập 19 tháng 9 năm 2015.
  15. ^ “VinaSeek - công cụ tìm kiếm tiếng Việt mới”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 19 tháng 9 năm 2015.
  16. ^ “Chuyện về doanh nghiệp công nghệ Việt tạo dấu ấn mở đường”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập 19 tháng 9 năm 2015.
  17. ^ “VINASEEK: Báo Người lao động điện tử là một trong 20 website thông tin tốt nhất”. Người Lao động. Truy cập 13 tháng 11 năm 2001.
  18. ^ “Giải pháp Vinaseek và Libol đoạt cúp vàng sản phẩm CNTT 2002”. Người Lao động. 12 tháng 11 năm 2002. Truy cập 29 tháng 10 năm 2015.
  19. ^ “Phần mềm hai lần đoạt giải Sao Khuê”. Báo Nhân Dân (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2022.
  20. ^ “Khai trương Cổng thông tin điện tử Quốc hội”. Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. Truy cập 29 tháng 10 năm 2015.
  21. ^ “TP Đà Nẵng khai trương TT Giao dịch CNTT & Truyền thông: Sẵn sàng tương tác trực tuyến với tổ chức & công dân”. Truy cập 29 tháng 10 năm 2015.[liên kết hỏng]
  22. ^ “Khai trương Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Bình”. Phapluatvn.vn. Truy cập 29 tháng 10 năm 2015.
  23. ^ “Hội tin học Việt Nam”. Truy cập 19 tháng 9 năm 2015.
  24. ^ “Hội tin học Việt Nam”. Truy cập 19 tháng 9 năm 2015.
  25. ^ “Danh sách các cá nhân, đơn vị, tập thể được trao Giải thưởng Sao Khuê năm 2008”. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 4 năm 2012. Truy cập 19 tháng 9 năm 2015.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  26. ^ “Tinh Vân ra mắt cổng thông tin và dịch vụ giải trí trên điện thoại di động”. Báo Thể thao & Văn hóa - Thông tấn xã Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập 19 tháng 9 năm 2015.
  27. ^ “Xalo.vn tham gia thị trường tìm kiếm”. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2016.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
1-In-60 Rule: Quy Luật Giúp Bạn Luôn Tập Trung Vào Mục Tiêu Của Mình
1-In-60 Rule: Quy Luật Giúp Bạn Luôn Tập Trung Vào Mục Tiêu Của Mình
Quy luật "1-In-60 Rule" có nguồn gốc từ ngành hàng không.
Nhân vật Sakata Gintoki trong Gintama
Nhân vật Sakata Gintoki trong Gintama
Sakata Gintoki (坂田 銀時) là nhân vật chính trong bộ truyện tranh nổi tiếng Gintama ( 銀 魂 Ngân hồn )
Làm thế nào để biết bạn có bị trầm cảm hay không?
Làm thế nào để biết bạn có bị trầm cảm hay không?
Lo lắng và trầm cảm có một số biểu hiện tương đối giống nhau. Nhưng các triệu chứng chủ yếu là khác nhau
Chiều cao của các nhân vật trong Tensei Shitara Slime Datta Ken
Chiều cao của các nhân vật trong Tensei Shitara Slime Datta Ken
Thực sự mà nói, Rimuru lẫn Millim đều là những nấm lùn chính hiệu, có điều trên anime lẫn manga nhiều khi không thể hiện được điều này.