Trang này giải thích một hướng dẫn của Wikipedia tiếng Việt. Đây là tiêu chuẩn đã được chấp thuận mà các thành viên nên cố gắng tuân theo. Vì có thể sẽ tồn tại những ngoại lệ, hãy thực hiện nó một cách có ý thức. Bất kỳ sửa đổi liên quan đến trang nội dung này nên phản ánh sự đồng thuận. Nếu bạn hoài nghi về hướng dẫn nào đó, hãy thảo luận trước tại trang thảo luận. |
Hướng dẫn Wikipedia | |||
---|---|---|---|
Ứng xử | |||
|
|||
Nội dung | |||
Biên tập | |||
|
|||
Văn phong | |||
Xóa | |||
Nội dung dự án | |||
Khác | |||
Hệ thống thể loại là các mục lục cho những bài đã được viết trên Wikipedia tiếng Việt, giúp ích cho tra cứu. Trang này sẽ hướng dẫn các kỹ thuật soạn bài và các quy định liên quan đến thể loại. Cấu trúc thể loại ở Wikipedia tiếng Việt được cộng đồng cho phép dựa trên cấu trúc thể loại ở Wikipedia tiếng Anh với cách xếp phù hợp.
Thể loại là các trang có tên bắt đầu bằng chữ "Thể loại:" (còn gọi là nằm trong không gian tên Thể loại). Ví dụ Thể loại:Trợ giúp.
Các thể loại chứa trong nó liên kết đến các bài viết hay hình ảnh đã được xếp vào thể loại đó. Nó cũng chứa các thể loại con của nó (còn gọi là tiểu thể loại), nếu có.
Một bài viết đã được xếp thể loại thì khi đọc sẽ thấy bên dưới liên kết đến thể loại chứa nó. Ví dụ trang này đã được xếp vào thể loại Thể loại:Trợ giúp, bạn có thể thấy liên kết đến thể loại đó ở dưới cùng trang này. Khi ấn vào liên kết chúng ta sẽ được dẫn đến trang thể loại tương ứng.
Bản thân các thể loại cũng có thể được xếp loại vào thể loại lớn hơn. Tất cả những thể loại đều là thể loại con của một trong những thể loại được liệt kê tại Trang Chính. Xem tại đây để biết liệt kê tất cả những thể loại hiện đang có trong Wikipedia tiếng Việt.
Cũng như bài viết, thể loại cũng có thể có các liên kết giữa ngôn ngữ...
Việc xếp các bài mới viết vào các thể loại rất có ích.
Do đó những người soạn bài nên chú ý xếp công trình của mình vào thể loại tương ứng.
Khi bạn tạo ra một trang mới (như bài viết mới hay (tiểu) thể loại mới), bạn có thể phân loại trang đó để người đọc có thể tra cứu từ một thể loại có tên "Tên thể loại" bằng cách thêm mã [[Thể loại:Tên thể loại]]
vào trang bạn mới tạo ra. Phần mềm sẽ tự động liệt kê trang bạn viết trong thể loại "Tên thể loại".
Ví dụ, trang hướng dẫn này nằm trong Thể loại:Trợ giúp (xem bên dưới cùng của trang này) là nhờ đoạn mã [[Thể loại:Trợ giúp]]
nằm ở cuối mã nguồn của trang này (ấn vào nút sửa đổi phía trên để xem mã nguồn trang này). Vào xem trang Thể loại:Trợ giúp bạn sẽ thấy có liệt kê trang viết này trong thể loại đó.
Khi dùng mã [[Thể loại:Tên thể loại]]
, phần mềm sẽ tự động dùng tên bài để liệt kê theo vần chữ cái trong thể loại "Tên thể loại". Đôi khi cách liệt kê tự động này không tiện lợi cho việc tra cứu. Ví dụ như tên bài chứa một danh từ chung nằm trước trong khi người tra cứu tìm theo danh từ riêng nằm sau (bài thành phố Hồ Chí Minh sẽ được liệt kê tự động vào vần T, trong khi người tra cứu có thể muốn tìm theo vần H trong danh sách các thành phố). Lúc đó có thể làm phần mềm liệt kê theo tên khác mà bạn lựa chọn bằng mã:
[[Thể loại:Tên thể loại|Vần liệt kê]]
Ở đây "vần liệt kê" sẽ được dùng khi phần mềm xếp thể loại. Ví dụ viết mã [[Thể loại:Thành phố Đông Nam Á|Hồ Chí Minh]]
trong bài thành phố Hồ Chí Minh sẽ khiến bài này nằm ở vần H của thể loại "Thành phố Đông Nam Á". Tính năng này gọi là "pipe-trick".
Tính năng này còn được dùng khi muốn liệt kê bài chính của thể loại lên đầu tiên. Ví dụ trong Thể loại:Toán học, muốn có bài toán học được liệt kê ngay đầu, ta có thể viết dòng sau trong bài toán học: [[Thể loại:Toán học|*]]
hoặc [[Thể loại:Toán học| ]]
.
Khi xếp bài vào thể loại, chúng ta cố gắng đưa chúng vào các thể loại chi tiết nhất có thể. Đừng để ở thể loại chung chung quá. Điều này có ích vì nó sẽ giúp các thể loại lớn không bị đầy tràn, gây khó khăn cho tra cứu.
Ví dụ, nếu bạn mới viết bài Văn Cao, đừng xếp nó vào Thể loại:Nhạc sĩ, hãy thử xếp vào thể loại chi tiết hơn như Thể loại:Nhạc sĩ Việt Nam; hay chi tiết hơn nữa như Thể loại:Nhạc sĩ tiền chiến (một thể loại con của Thể loại:Nhạc sĩ Việt Nam) khi thấy Thể loại:Nhạc sĩ Việt Nam đã bắt đầu đông đúc. Việc xếp này cũng giúp không phải cho bài Văn Cao vào, lấy ví dụ, Thể loại:Người Việt hay Thể loại:Âm nhạc Việt Nam vì Thể loại:Nhạc sĩ tiền chiến đã là thể loại con của hai thể loại đó rồi.
Khi sắp xếp bài vào thể loại nhỏ, đừng sợ bài của mình không được quảng bá rộng vì không hiện ra ở thể loại lớn; người đọc sẽ không tìm thấy bài của bạn trong một thể loại đầy tràn, nhưng họ dễ tìm thấy trong thể loại chi tiết. Thực tế một bài viết chất lượng cần một cách xếp loại lôgíc.
Nếu thể loại chi tiết dành cho bài của bạn chưa có, chúng ta có thể tạo ra nó. Bạn cứ viết các mã xếp loại vào bài. Khi lưu bài, nhấn vào tên thể loại hiện ra, bạn sẽ có lựa chọn viết mới thể loại này. Thường trong thể loại chúng ta viết các chi tiết sau:
Để tạo thể loại mới, ta tạo trang mới với cú pháp
Thể loại:<tên thể loại>
Mời bạn xem mã nguồn của các thể loại đã có, ví dụ Thể loại:Tiếng Việt.
Sau đây là các quy ước đặt tên cho thể loại ở Wikipedia Tiếng Việt:
Chúng ta không làm thể loại đổi hướng đến thể loại khác được vì nếu làm vậy, các thể loại sẽ vẫn không trộn vào nhau và có mối liên hệ lòng vòng giữa chúng.
Do đó chúng ta cần thảo luận để thống nhất một tên gọi duy nhất cho thể loại, và xếp các bài vào tên gọi thống nhất này. Các thể loại tên khác, nhưng đồng nghĩa, sẽ phải xóa đi để tránh khó khăn trong tra cứu. Điều này đòi hỏi sự trợ giúp của các bảo quản viên.
Trong một số trường hợp, có hai tên có mức độ thông dụng gần tương đương nhau dành cho một thể loại; chúng ta thống nhất lấy một tên, rồi treo tiêu bản {{Đổi hướng thể loại}} vào thể loại còn lại. Xem ví dụ thể loại:Y khoa được treo bảng thông báo đổi hướng về thể loại:Y học.
Theo nội dung trên, chúng ta cố gắng xếp các bài vào thể loại thống nhất, hoặc thể loại có sẵn với tên có thể hơi khác nhưng cùng ý nghĩa.
Nếu bạn định xếp một bài vào một thể loại, nhưng chưa thấy thể loại này tồn tại, xin đừng vội tạo mới nó. Hãy kiểm tra xem đã có sẵn một thể loại đồng nghĩa nhưng ở tên khác chưa (ví dụ, bằng cách tra trong thể loại lớn hơn có thể chứa chúng). Nếu đã có thì bạn nên sửa lại để xếp bài vào thể loại có sẵn đó.
Ví dụ, nếu bạn định xếp bài Lê Văn Lan vào "Thể loại:Sử gia Việt Nam". Hãy để ý rằng đã có Thể loại:Nhà sử học Việt Nam. Do vậy bạn nên xếp lại vào thể loại có sẵn này.
Trong trường hợp bạn tìm thấy lý do để thuyết phục mọi người thay đổi tên thể loại, hãy thảo luận tại thể loại cần đổi tên để mọi người thống nhất.
Làm gì khi bạn muốn viết một liên kết đến thể loại hiện ra trong bài?
Ví dụ:
[[:Thể loại:Vật lý học]]
sẽ cho:
Chúng ta cũng có thể cho hiển thị ra nội dung khác với tên thể loại trong liên kết bằng kỹ thuật "pipe-trick".
Ví dụ:
[[:Thể loại:Vật lý học|Các bài trong thể loại vật lý học]]
sẽ cho:
Ví dụ:
{{c|Vật lý học}}
sẽ cho:
Các thể loại, nếu bạn muốn đưa liên kết với bài chính của thể loại thì viết mã:
Ví dụ:
{{Bài chính thể loại}}
sẽ cho ra:
Với một thể loại, chức năng "Thay đổi liên quan", áp dụng trên trang thể loại tương ứng, liệt kê những thay đổi gần đây trên những trang hiện được kể là thuộc về thể loại đó. Trường hợp những trang này là thể loại con hoặc trang tập tin, chỉ có thay đổi ở những phần sửa được được liệt kê.
Lưu ý rằng trang "Thay đổi liên quan" không liệt kê những trang được liên kết từ phần sửa được của trang thể loại (như thường làm với các trang không phải thể loại). (Nếu nhất thiết phải khắc phục vấn đề này, các bài được quan tâm có thể được đặt trong một bản mẫu và được nhúng vào trang thể loại.)
Như thường lệ (khác với danh sách theo dõi), những thay đổi trên trang thảo luận không hiện trong "Thay đổi liên quan". Các trang bạn theo dõi được in đậm trong danh sách (có thể hữu ích để tìm các trang trong một thể loại mà bạn đã đưa vào danh sách theo dõi).
Có thể dùng chức năng "Thay đổi liên quan" để tìm những bài mới được thêm vào thể loại (trừ khi chúng được thêm thông qua việc sửa đổi một bản mẫu; khi đó chức năng "Các liên kết đến đây" cần được dùng với bản mẫu). Tuy nhiên không thể phát hiện việc xoá khỏi một thể loại theo cách này (vì một khi trang bị xoá khỏi một thể loại, những thay đổi của nó sẽ không còn hiện ra trong trang "Thay đổi liên quan" nữa). Một cách khác để tìm trang mới thêm là qua truy vấn API. Có công cụ mở rộng để theo dõi việc thêm vào/xoá khỏi thể loại.
Công cụ mở rộng (bên thứ ba) DynamicPageList cung cấp một danh sách các lượt sửa đổi cuối cùng trên những trang trong một thể loại hoặc, tuỳ chọn, chỉ danh sách các bài đó; công cụ DynamicPageList (Wikimedia) đơn giản hơn được cài trên Meta và Wikinews; bộ mở rộng mw:Extension:DPLforum được cài trên Wikia.
Để trách trùng lặp, khi sắp xếp các thể loại nên tuân theo những bán quy định dưới đây: