Cầu Kho

Cầu Kho
Phường
Phường Cầu Kho
Một góc phường Cầu Kho về đêm
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Nam Bộ
Thành phốThành phố Hồ Chí Minh
QuậnQuận 1
Trụ sở UBND23 Trần Đình Xu
Thành lập28/12/1988: tái lập
Địa lý
Tọa độ: 10°45′30″B 106°41′12″Đ / 10,75833°B 106,68667°Đ / 10.75833; 106.68667
MapBản đồ phường Cầu Kho
Cầu Kho trên bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh
Cầu Kho
Cầu Kho
Vị trí phường Cầu Kho trên bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh
Cầu Kho trên bản đồ Việt Nam
Cầu Kho
Cầu Kho
Vị trí phường Cầu Kho trên bản đồ Việt Nam
Diện tích0,34 km²
Dân số (2021)
Tổng cộng13.686 người
Mật độ40.252 người/km²
Khác
Mã hành chính26761[1]

Cầu Kho là một phường thuộc Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Phường Cầu Kho nằm ở phía tây nam Quận 1, có vị trí địa lý:

Phường có diện tích 0,34 km², dân số năm 2021 là 13.686 người, mật độ dân số đạt 40.252 người/km².

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Địa danh Cầu Kho trên bản đồ tỉnh Gia Định năm 1815 do Trần Văn Học vẽ
Địa danh Cầu Kho trên bản đồ tỉnh Gia Định năm 1815 do Trần Văn Học vẽ
Một đoạn rạch Cầu Kho vẫn còn hiện hữu trên bản đồ Sài Gòn năm 1946
Một đoạn rạch Cầu Kho vẫn còn hiện hữu trên bản đồ Sài Gòn năm 1946

Cầu Kho là địa danh cổ tại vùng đất Sài Gòn – Gia Định. Theo nhà văn Sơn Nam, tên gọi này xuất phát từ cây cầu bắc ngang qua con rạch ăn vào kho Giản Thảo, một trong 9 kho thu thuế nằm rải rác vùng Đồng Nai – Cửu Long do chúa Nguyễn lập ra vào thế kỷ 18[2][3]. Khu vực này trước kia có con rạch Cầu Kho đổ ra rạch Bến Nghé ở vị trí cạnh đường Hồ Hảo Hớn hiện nay (trước kia là đường Huỳnh Quang Tiên). Rạch này ban đầu ăn thông lên đến khu vực chợ Bến Thành hiện nay, khi đó còn là đầm lầy; về sau do đô thị hóa nên con rạch này bị lấp dần và đến nay không còn dấu tích.

Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, Cầu Kho là một phường thuộc quận 2 (quận Nhì), thành phố Sài Gòn.

Năm 1962, một phần diện tích và dân số của phường Cầu Kho được tách ra để lập thêm 2 phường Nguyễn Cảnh Chân và Nguyễn Cư Trinh.

Năm 1976, chính quyền giải thể quận 2, địa bàn sáp nhập vào quận 1. Đồng thời, chia phường Cầu Kho thành 2 phường là Phường 22 và Phường 23, chia phường Nguyễn Cảnh Chân thành 2 phường là Phường 24 và Phường 25 thuộc Quận 1.[4]

Ngày 26 tháng 8 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 147-HĐBT[5]. Theo đó, giải thể Phường 22, địa bàn sáp nhập vào các phường 23 và 24.

Ngày 28 tháng 12 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 184-HĐBT[4]. Theo đó, sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của Phường 24 và Phường 25 để tái lập phường Cầu Kho.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tổng cục Thống kê
  2. ^ Sơn Nam (1997). Bến Nghé xưa. Nhà xuất bản Trẻ. tr. 151.
  3. ^ “Cầu Kho, vùng đất và người Sài Gòn xưa trước khi Pháp vô”. Tuổi Trẻ Online. 29 tháng 1 năm 2017.
  4. ^ a b “Sơ lược lịch sử Quận 1”.
  5. ^ “Quyết định 147-HĐBT năm 1982 về việc phân vạch địa giới một số phường thuộc thành phố Hồ Chí Minh”.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan