Quận 4

Quận 4
Quận
Biểu trưng
Khu di tích Bến Nhà Rồng về đêm
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Nam Bộ
Thành phốThành phố Hồ Chí Minh
Trụ sở UBND18 Đoàn Nhữ Hài, phường 13
Phân chia hành chính10 phường
Thành lập27/5/1959
Đại biểu Quốc hội
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch HĐNDTrần Hoàng Danh
Bí thư Quận ủyThái Thị Bích Liên
Địa lý
Tọa độ: 10°45′42″B 106°42′9″Đ / 10,76167°B 106,7025°Đ / 10.76167; 106.70250
MapBản đồ Quận 4
Quận 4 trên bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh
Quận 4
Quận 4
Vị trí Quận 4 trên bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh
Quận 4 trên bản đồ Việt Nam
Quận 4
Quận 4
Vị trí Quận 4 trên bản đồ Việt Nam
Diện tích4,18 km²[1]
Dân số (2022)
Tổng cộng199.329 người[2]
Mật độ47.686 người/km²
Dân tộcChủ yếu là Kinh (92,91%), Hoa (4,08%)
Khác
Mã hành chính773[3]
Biển số xe59-C1-C3-CA
Websitequan4.hochiminhcity.gov.vn

Quận 4 (hay Quận Tư) là một quận nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Đây là nơi có di tích Bến Nhà Rồng, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Cảng Sài Gòn, nhà thờ Xóm Chiếu cùng nhiều kiến trúc tôn giáo khác.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]
Vị trí của Quận 4 trong Thành phố Hồ Chí Minh.

Quận 4 có địa giới như một cù lao tam giác, xung quanh đều là sông và kênh rạch, là một quận thuộc nội thành Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý:

Với diện tích 4,18 km², đây là quận nội thành nhỏ nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh và so với các quận ở Việt Nam. Dân số năm 2022 của quận là 199.329 người[2], mật độ dân số đạt 47.686 người/km², đông nhất so với các quận ở thành phố và cả nước.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Địa giới hành chính quận 4 trước và sau năm 1959 đều khác nhau hoàn toàn.

Thời Pháp thuộc

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 31 tháng 8 năm 1933, Khu Sài Gòn - Chợ Lớn thành lập thêm quận 4. Quận 4 khi đó thuộc khu vực thành phố Chợ Lớn cũ trước năm 1931, ngày nay thuộc địa giới Quận 5, Quận 8Quận 10 của Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 30 tháng 6 năm 1951, Thủ tướng chính quyền Quốc gia Việt Nam ký sắc lệnh số 311-cab/SG đổi tên Khu Sài Gòn - Chợ Lớn thành Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn. Lúc này, Quận 4 thuộc Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn.

Thời Việt Nam Cộng hòa

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo sắc lệnh số 143/NV ngày 22 tháng 10 năm 1956 của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm, Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn đổi tên thành Đô thành Sài Gòn. Khi đó, quận 4 lại thuộc Đô thành Sài Gòn.

Ngày 27 tháng 3 năm 1959, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ban hành Nghị định số 110-NV về việc phân chia sáu quận đang có thành tám quận mới: Nhứt, Nhì, Ba, Tư, Năm, Sáu, Bảy và Tám (trừ ba quận: Nhứt, Nhì, Ba giữ nguyên, các quận còn lại đều đổi tên và thay đổi địa giới hành chính). Lúc này, quận 4 (quận Tư) trùng với địa giới thuộc quận 6 cũ, có 04 phường: Bến Xà Lan, Lý Nhơn, Xóm Chiếu, Vĩnh Hội.

Năm 1962, quận Tư giải thể phường Bến Xà Lan; lập mới 02 phường: Cây Bàng và Khánh Hội. Như thế quận có 05 phường. Cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1975, quận 4 (quận Tư) gồm 05 phường: Cây Bàng, Khánh Hội, Lý Nhơn, Xóm Chiếu, Vĩnh Hội.

Từ năm 1975 đến nay

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản Đô thành Sài Gòn và các vùng lân cận vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày 3 tháng 5 năm 1975 thành phố Sài Gòn - Gia Định được thành lập. Lúc này, quận 4 (quận Tư) thuộc thành phố Sài Gòn - Gia Định cho đến tháng 7 năm 1976.

Ngày 20 tháng 5 năm 1976, tổ chức hành chánh thành phố Sài Gòn - Gia Định được sắp xếp lần hai (theo quyết định số 301/UB ngày 20 tháng 5 năm 1976 của Ủy ban Nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn - Gia Định). Theo đó, vẫn giữ nguyên quận 4 cũ có từ trước đó. Lúc này, các phường cũ đều giải thể, lập các phường mới có diện tích, dân số nhỏ hơn và mang tên số. Quận 4 có 18 phường, đánh số từ 1 đến 18.

Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 1 chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Quận 4 trở thành quận trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 26 tháng 8 năm 1982, theo Quyết định số 147-HĐBT[5] của Hội đồng Bộ trưởng về việc giải thể Phường 11 để sáp nhập vào Phường 8 với số phường trực thuộc còn 17.

Ngày 1 tháng 11 năm 1985, theo Quyết định số 258-HĐBT[6] của Hội đồng Bộ trưởng về việc:

  • Giải thể Phường 7, địa bàn sáp nhập vào Phường 6 và Phường 9
  • Giải thể Phường 17, địa bàn sáp nhập vào Phường 16 và Phường 18.

Ngày 9 tháng 12 năm 2020, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021)[7]. Theo đó, sáp nhập Phường 5 vào Phường 2 và sáp nhập Phường 12 vào Phường 13.

Ngày 14 tháng 11 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 1278/NQ-UBTVQH15 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2025)[8]. Theo đó, sáp nhập Phường 6 vào Phường 9, sáp nhập Phường 10 vào phường 8 và sáp nhập Phường 14 vào Phường 15.

Quận 4 có 10 phường như hiện nay.

Thông tin thêm về các phường

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phường Vĩnh Hội cũ: các phường 1, 2, 3 và 4 hiện nay
  • Phường Lý Nhơn cũ: một phần phường 9 và một phần phường 8 hiện nay
  • Phường Cây Bàng cũ: một phần phường 9 và một phần phường 8 hiện nay
  • Phường Xóm Chiếu cũ: phường 13 và một phần phường 15 hiện nay
  • Phường Khánh Hội cũ: các phường 16, 18 và một phần phường 15 hiện nay

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]
Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc Quận 4
Tên Diện tích (km²) Dân số (người) Mật độ dân số
Phường (10)
Phường 1 0,38 10.596
Phường 2 0,35 16.134
Phường 3 0,31 10.644
Phường 4 0,29 15.489
Phường 8 0,27 25.270
Tên Diện tích (km²) Dân số (người) Mật độ dân số
Phường 9 0,32 20.566
Phường 13 0,85 18.879
Phường 15 0,39 27.615
Phường 16 0,33 19.774
Phường 18 0,70 9.911

Hiện nay quận 4 đang từng bước công nghiệp hóa - hiện đại hóa hoàn toàn. Quận hiện nay đã tiến hành giải tỏa khoảng hơn 20% đất để quy hoạch chung cư cao cấp. hiện nay dự án di dời Cảng Sài Gòn về Quận 7, nhường lại cơ sở hạ tầng để Quận đầu tư thành khu du lịch đang chờ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]
Cầu Calmette
trên đường Đoàn Văn Bơ
Giao lộ Hoàng Diệu và
đường lên Cầu Ông Lãnh

Mạng lưới giao thông của Quận 4, chủ yếu dựa vào 6 trục đường chính: Nguyễn Tất Thành, Hoàng Diệu, Khánh Hội, Bến Vân Đồn, Tôn Đản và Đoàn Văn Bơ. Con đường lớn và quan trọng nhất ở quận là đại lộ Nguyễn Tất Thành xuyên suốt địa phận phía đông quận, trải dài trên 2km, qua Quận 1 và Cảng Sài Gòn, chếch theo hướng Tây Nam đi Nhà Bè. Bắt đàu từ cầu Khánh Hội và kết thúc là cầu Tân Thuận 1 và 2

Đường phố

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên đường của quận 4 trước năm 1975

[sửa | sửa mã nguồn]

Công trình, địa điểm nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên Địa chỉ
Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (Bến Nhà Rồng) 1 Nguyễn Tất Thành, Phường 12
Chợ Xóm Chiếu Đường Đinh Lễ, Phường 12
Nhà thờ Giáo xứ Xóm Chiếu 92B/20 Tôn Thất Thuyết, Phường 16

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Các cơ sở giáo dục đại học ở Quận 4

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên trường Địa chỉ Ghi chú
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh 2 Nguyễn Tất Thành, Phường 4 Cơ sở chính
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành 298A–300A Nguyễn Tất Thành, Phường 13 Cơ sở chính

Các trường THPT

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên trường Địa chỉ
Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ 2 Bến Vân Đồn, Phường 13
Trường THPT Nguyễn Trãi 364 Nguyễn Tất Thành, Phường 18

Tổng lãnh sự quán các nước tại Quận 4

[sửa | sửa mã nguồn]
Quốc gia Địa chỉ
 Pakistan Tầng M, Chung cư Khánh Hội 2, 360A Bến Vân Đồn, phường 1
 Hy Lạp 44 Hoàng Diệu, phường 13

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Niên giám thống kê năm 2020: Dân số và lao động”. Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh.
  2. ^ a b Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số Việt Nam đến ngày 01 tháng 4 năm 2019”. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2020.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ “Hệ thống bản đồ hành chính Việt Nam”.
  5. ^ “Quyết định 147-HĐBT năm 1982 về việc phân vạch địa giới một số phường thuộc Thành phố Hồ Chí Minh do Hội đồng Bộ trưởng ban hành”.
  6. ^ “Quyết định 258”. Truy cập 6 tháng 10 năm 2015.
  7. ^ “Nghị quyết số 1111/NQ-UBTVQH14 năm 2020 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019–2021 và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh”.
  8. ^ “Nghị quyết số 1278/NQ-UBTVQH15 của UBTVQH về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023–2025”.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Làm thế nào để thông minh hơn?
Làm thế nào để thông minh hơn?
làm thế nào để tôi phát triển được nhiều thêm các sự liên kết trong trí óc của mình, để tôi có thể nói chuyện cuốn hút hơn và viết nhanh hơn
Phân biệt Dũng Giả, Anh Hùng và Dũng Sĩ trong Tensura
Phân biệt Dũng Giả, Anh Hùng và Dũng Sĩ trong Tensura
Về cơ bản, Quả Trứng Dũng Giả cũng tương tự Hạt Giống Ma Vương, còn Chân Dũng Giả ngang với Chân Ma Vương.
Dead Poets Society (1989): Bức thư về lý tưởng sống cho thế hệ trẻ
Dead Poets Society (1989): Bức thư về lý tưởng sống cho thế hệ trẻ
Là bộ phim tiêu biểu của Hollywood mang đề tài giáo dục. Dead Poets Society (hay còn được biết đến là Hội Cố Thi Nhân) đến với mình vào một thời điểm vô cùng đặc biệt
Con người rốt cuộc phải trải qua những gì mới có thể đạt đến sự giác ngộ?
Con người rốt cuộc phải trải qua những gì mới có thể đạt đến sự giác ngộ?
Mọi ý kiến và đánh giá của người khác đều chỉ là tạm thời, chỉ có trải nghiệm và thành tựu của chính mình mới đi theo suốt đời