Cọp ba móng

Cọp ba móng
Xuất hiện lần đầu1948 (1942?)
Xuất hiện lần cuối1948
Thông tin
Giống loàiHổ Đông Dương
Giới tínhĐực

Cọp ba móng là tên của một con cọp xuất hiện tại khu rừng miền Đông Nam BộViệt Nam vào năm 1948, con cọp này chỉ có ba móng chân và đã ăn thịt rất nhiều cư dân sống tại vùng này và gieo rắc nỗi kinh hoàng cho những người sinh sống ở tại chiến khu Đ. Cọp Ba Móng được đánh giá là "nguy hiểm hơn một đại đội biệt kích Pháp"[1] nó là con cọp ăn thịt người nhiều nhất từng được ghi nhận trong lịch sử loài cọp ở Việt Nam, và nó đã tạo nên một huyền thoại về Cọp Ba Móng miền Đông Nam Bộ, người dân trong chiến khu sợ Cọp Ba Móng còn hơn cả giặc Pháp. Sự hoành hành của Cọp Ba Móng đến mức Ủy ban Hành chính kháng chiến tỉnh Biên Hòa (cũ) đã phải lên kế hoạch tổ chức săn lùng để trừ hậu họa, sau nhiều nỗ lực, họ đã tiêu diệt được con cọp nguy hiểm này và đem lại sự yên bình cho nhân dân[2].

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Vùng rừng miền Đông Nam Bộ xưa kia bạt ngàn rừng rậm thú rừng nhiều vô kể đặc biệt là thú dữ như gấu, báo, và đáng kể nhất là cọp, người ta vào rừng hái măng kiếm củi cũng thường gặp cọp, bộ đội hành quân cũng thường chạm mặt "Ông Ba Mươi", tuy cọp hung dữ nhưng chúng không coi con người là thức ăn và chủ động tránh con người, nhưng đến đầu năm 1948 cụ thể là sau trận đánh La Ngà ở khu rừng miền Đông Nam Bộ xuất hiện một con Cọp Ba Móng, vô cùng tinh ranh, vồ người liên tục gieo rắc bao tai ương và nỗi kinh hoàng cho cư dân sống ven rừng. Một số người cho rằng nó ăn thịt quá nhiều người nên đã thành tinh[3]

Ủy ban Kháng chiến hành chính tỉnh Biên Hòa (cũ) mất ăn, mất ngủ vì nó, Ủy ban đã treo giải thưởng 500 đồng bạc đỏ (tiền vùng ta kiểm soát) và 500 đồng bạc xanh (tiền vùng Pháp kiểm soát) cho ai hạ được nó, ở rừng miền Đông và cụ thể là chiến khu Đ đi đến đâu mà chẳng có dấu chân cọp (cọp thường) nhưng khi phát hiện vết chân ba móng của nó đi về hướng nào thì ngay lập tức dùng đường dây điện thoại quân sự loan tin cho bộ đội, cơ quan và dân chúng hướng đó đề phòng chuẩn bị đối phó khẩn cấp như tin có giặc sắp càn, đủ thấy mức độ nguy hiểm của con Cọp Ba Móng này như thế nào. Có nhiều tranh cãi về nguồn gốc xuất hiện của Cọp Ba Móng. Theo một nhân chứng thì đây là con cọp do một chủ đồn điền người Pháp nuôi. Vì bị sổng chuồng, nó trở thành con cọp rừng hung dữ. Nó chạy ba chân là vì một chân bị xích lâu ngày. Theo cư dân địa phương cho biết, con cọp này từ La Ngà vượt sông vào chiến khu Đ (xuất hiện từ năm 1942).

Theo diễn tả của các nhân chứng và những tấm ảnh chụp lại được, con cọp này dài khoảng 3 m (từ đầu đến chót đuôi) và nặng trên 250 kg[4][5] phần dưới cổ và bụng trắng như bông, lông nửa vàng nửa xám, nó có thể nhảy qua rào cỡ ba thước và có thể cõng một con heo tạ trên lưng chạy đi mấy cây số[6] Cọp có một chân nó bị thọt.[3] và nó vô cùng tinh ranh, nó cũng bắt chước giọng hú, lần dấu tìm người bị lạc để vồ ăn thịt. Nó ăn thịt người bỏ lại chiến trường La Ngà nên "ăn quen bén mùi". Nó bị bắn hư mất một chân nên để lại trên cát chỉ có ba móng. Do vậy nó có cái tên "Ông Ba Móng".[7] Những thợ săn thì cho biết đây là một con cọp già, bị sứt móng, vì sức yếu, không còn nhanh nhẹn nên không thể săn được mồi trong tự nhiên được nữa, nó đành ăn xác tử sĩ. Sau đó quen mùi nên mò về làng bắt người.[1]

Hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Địa bàn hoạt động của cọp là tại khu rừng miền Đông Nam Bộ Việt Nam nhưng mạnh nhất là ở (tại chiến khu D) từ Chánh Hưng, Lạc An lên tới Mã Đà, (tỉnh Biên Hoà, Sông Bé và Thượng (cũ)) một dãy rừng già liên tiếp gần 70 cây số, cọp xuất hiện ở nhiều nơi như Cây Chanh, Hàng Dài, Ba Hố, Đất Cuốc, Suối Đỉa. Chỉ chưa đầy 2 tháng, nó đã cướp đi hơn 50 mạng người.[5][7] Trang tin điện tử của chính quyền tỉnh Đồng Nai ước tính đó đã ăn thịt lên đến 128 người số liệu này được thống kê cụ thể từ các làng xã, đó là còn chưa kể những thanh niên trốn vào rừng để khỏi đi lính cho Pháp, người đi tìm Trầm Hương, Kỳ Nam từ nơi khác tới và lính Pháp bị lạc ngũ sau các trận đánh với Việt Minh, những người này đều bị vồ ăn thịt mất xác không thể thống kê được, bởi thế con số nạn nhân của Cọp Ba Móng có thể lên đến 200 người.[4].

Dấu vết

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo lời kể của các nhân chứng, thời gian đầu tiên, rừng ở miền Đông Nam bộ rậm và hoang vu. Những bộ đội Việt Nam hoạt động tại đây phát hiện những nấm mồ tử sĩ bị đào bới mất xác, trên nền đất in đầy dấu chân cọp. Tiếp đến có tin một người phụ nữ là Hội trưởng Hội Phụ nữ xã Lạc An mất tích khi đang nghỉ trưa mà xung quanh nhà thấy có dấu chân cọp. Căn cứ vào dấu chân thì họ khẳng định đấy là một con cọp rất to, một chân có ba móng.[2]. Mọi người lần theo dấu chân đi sâu vào rừng. Đến một lùm cây um tùm nghe nặng mùi cọp, ai nấy đều kinh hãi khi thấy trên nền đất ẩm đầy dấu chân cọp là một ít xương, tócruột người. Chị Bảy Cao được xác định đã chết nhưng theo phán đoán của nhiều người, có thể đây là tội ác của biệt kích Pháp. Chúng giết chị Bảy Cao rồi dựng hiện trường, đổ thừa cọp tha người vậy.[1]

Sau đó không lâu, Thiếu tướng Bùi Cát Vũ, lúc ấy là Giám đốc Công binh xưởng ở Tân Uyên kể rằng đã chứng kiến một con cọp thật to, ngoạm một anh thanh niên tên là Chín Lượm chạy băng vào rừng. Người dân trong xã và một số bộ đội đốt đuốc tìm xác. Theo dấu máu còn tươi vương vãi trên lá, đoàn người tiến sâu vào rừng. Đi khoảng hai cây số, họ chứng kiến xác của anh chàng xấu số này chỉ còn một vài khúc xương, một nhúm tóc và ít ruột non. Một số người suy luận rằng cũng giống như các vụ việc trước đây chỉ là bữa ăn lót dạ, cũng chỉ nhẹ bớt miếng mồi. Sau đó, cọp sẽ tha mồi về hang ổ. Đoàn người lần theo dấu vết còn vương trên cành cây, ngọn cỏ, tìm đến Suối Cái, cuối cùng đã tìm thấy xác. Họ bèn lập mưu tiêu diệt con cọp này bằng súng máy, đội gồm 4 người 2 người canh gác và 2 người nghỉ ngơi thay phiên 24/24 hễ cọp quay lại ăn xác anh Lượm thì nổ súng tiêu diệt, đêm hôm sau Cọp Ba Móng quay lại, đợi khi cọp tiến lại gần xác anh Lượm đội nổ súng liên hồi sau loạt trung liên cọp trúng đạn gầm thét dữ dội nhưng vì đêm tối mà cọp lại nhanh nên không bắn trúng đầu nó mà chỉ trúng thân mình, nó bị thương và chạy mất vào rừng sâu, điều này khiến đội diệt cọp lo lắng vì theo kinh nghiệm dân gian khi bị giết hụt cọp nó sẽ càng trở nên hung hãn và sẽ quay về báo thù con người (theo tập tính hung hãn và thù dai của loài cọp), đằng này lại là con cọp tinh quái ác thì sự thù hằn và hung hãn của nó sẽ gấp bội lần một con cọp bình thường.[2]

Hoạt động mạnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi thoát chết Cọp Ba Móng về làng báo thù, nó hung dữ, tinh ranh hơn. Theo báo cáo, đêm nào cũng có người chết, có đêm mất tích tới 2 người ở hai xóm cách xa nhau cả 10 cây số. Lúc đầu cọp bắt người đi ngoài đường, sau đó nó dạn dĩ hơn xé rào chui vào nhà. Đến khi cắp xác lao ra, làm sập hàng rào, người trong nhà mới hay có người thân bị cọp vồ.[5][8] Nó về làng bắt người giữa ban ngày mà không ai làm gì được. Bao nhiêu bẫy được giăng ra cũng không bắt được nó. Đến khi con gái của Chủ tịch xã Lạc An bị cọp vồ trên đường đi rẫy thì danh sách nạn nhân của Cọp Ba Móng ngày càng nhiều người già, trẻ em, thanh niên, phụ nữ kể cả bộ đội (đến tận đại đội phó cũng bị vồ trên đường đi công tác) còn các chiến sĩ giao liên thì hy sinh đến mấy người.[5][8]

Trúng mìn

[sửa | sửa mã nguồn]

Với tình hình như trên, Ủy ban Hành chính kháng chiến tỉnh Biên Hòa (cũ) ra chỉ thị thành lập đội săn cọp và bằng mọi giá, phải diệt được con Cọp Ba Móng nguy hiểm này trả lại sự bình yên cho dân làng. Sau một thời gian theo dõi, đội săn cọp đã tìm ra "quy luật" của Cọp Ba Móng. Khi bắt người, nó tha vào rừng ăn một phần lót dạ và cũng để cái xác nhẹ hơn. Sau đó, nó tha về hang, ăn "nhẹ" thêm một lần nữa rồi để đó đi ngủ. Sau một giấc ngủ ngon lành, nó dậy ăn nốt phần còn lại. Nắm được quy luật này, đội thợ săn đã đặt mìn vào xác một con heo (con mồi do chính con cọp này bắt ở xã Lạc An nhưng cũng mới lót dạ). Đêm đặt bẫy, Cọp Ba Móng mò ra, gầm gừ nhìn con mồi rồi vồ lấy. Mìn nổ, cọp rống lên vang động rồi lao thẳng vào rừng sâu. Lần này, nó vẫn không chết dù bị thương rất nặng.

Bị tiêu diệt

[sửa | sửa mã nguồn]

Một thời gian sau, Cọp Ba Móng lại tiếp tục mò về làng. Lần này nó già yếu và chậm chạp hơn. Dù vậy nó cũng đã vồ chết một phụ nữ ở ấp Đức Đạo. Bị cả nhóm thợ săn truy đuổi, lần đầu tiên nó thả con mồi ở cửa rừng. Thấy đây là địa thế thuận lợi cho việc mai phục ông Bùi Cát Vũ cùng một số bộ binh công xưởng nghĩ ra kế gài mìn trên thi hài nạn nhân, thay vì đưa chị về an táng theo tập tục sẽ giữ chị lại nguyên vị trí, vì theo kinh nghiệm của các thợ săn lâu năm góp ý cho ông Vũ thì cọp mới lớn thì thích thịt tươi còn cọp già thì thích thịt ươm, mùi tử khí càng nặng sẽ dẫn dụ Cọp Ba Móng già quay lại nơi nó đã bỏ miếng mồi để ăn mà không đi nơi khác hại người thêm. Sau khi thuyết phục và được gia đình người phụ nữ xấu số đồng ý, đội săn bắt cọp đã cài mìn vào xác của chị với bốn quả mìn hạng nặng và cài cả mìn chung quanh khu vực để cho cọp không tài nào thoát được, đội đặc nhiệm diệt Cọp Ba Móng lần này hạ quyết tâm cao nhất là phải giết cho bằng được con ác thú này trả thù cho những đồng đội và người dân vô tội bị chết thảm dưới móng vuốt của nó, mong anh linh oan hồn của họ được ngậm cười nơi chín suối và để cho nhân dân trong chiến khu được sống yên bình trở lại.

Ba ngày sau, mùi tử khí rất nặng dẫn dụ cọp Ba Móng mò ra khỏi nơi ẩn nấp. Cọp đang đói, gặp miếng mồi ngon, nó lao đến. Mìn nổ tung, các nhân chứng miêu tả rằng ngay cả khi ruột gan của nó đã bung ra ngoài rồi mà nó vẫn còn gầm thét, cố lê lết gần cả 100m nữa mới chịu gục xuống bằng một loạt đạn cuối cùng vào đầu.[4] Lần này, cọp chết thật sự. Xác của cọp được xác định dài 3m cao 1,2m nặng hơn 2 tạ, đến tám người khiêng vẫn thấy nặng. Hạ được con Cọp Ba Móng dân chúng và cán bộ trong chiến khu Đ vui mừng và thở phào nhẹ nhõm. Nỗi sợ bị cọp bắt ở Chiến khu Đ từ đó mới hoàn toàn được giải tỏa, huyền thoại về Cọp Ba Móng miền Đông Nam Bộ từ đó cũng chấm dứt. Họ cho rằng đây là chiến công không kém trận Chi đội 10 đánh nhau với quân nhảy dù Pháp ở Tân Hòa, Mỹ Lộc những năm đầu chiến tranh.[1]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d “Cọp ba móng ở rừng miền Đông”. Báo Công an Nhân dân Điện tử. Truy cập 8 tháng 6 năm 2014.
  2. ^ a b c Báo Bình Dương[liên kết hỏng] [liên kết hỏng]
  3. ^ a b “Cọp miền Đông năm ấy - Xã hội - Pháp Luật [[Thành phố Hồ Chí Minh]] Online”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2011.
  4. ^ a b c http://www.baodongnai.com.vn/default.aspx?tabid=606&idmid=&ItemID=13680&CD=&CC=243 Lưu trữ 2005-11-23 tại Wayback Machine [liên kết hỏng]
  5. ^ a b c d 'Anh hùng Núp' của miền Đông: "Báu vật sống" bên dòng Sa Mách Hoàng Hùng, báo Gia đình, 10/05/2009, 08:15 (GMT+7) [liên kết hỏng]
  6. ^ “Cọp ba móng ở rừng miền Đông”. Báo Công an Nhân dân Điện tử. Truy cập 8 tháng 6 năm 2014.
  7. ^ a b “Báo Du lịch”. Truy cập 8 tháng 6 năm 2014.[liên kết hỏng]
  8. ^ a b “Sông Cửu Long Online”. Truy cập 8 tháng 6 năm 2014.[liên kết hỏng]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Izana Kurokawa trong Tokyo Revengers
Nhân vật Izana Kurokawa trong Tokyo Revengers
Izana là một người đàn ông mang nửa dòng máu Philippines, nửa Nhật Bản, có chiều cao trung bình với đôi mắt to màu tím, nước da nâu nhạt và mái tóc trắng ngắn thẳng được tạo kiểu rẽ ngôi giữa
Giả thuyết: Câu chuyện của Pierro - Quan chấp hành đầu tiên của Fatui
Giả thuyết: Câu chuyện của Pierro - Quan chấp hành đầu tiên của Fatui
Nếu nhìn vào ngoại hình của Pierro, ta có thể thấy được rằng ông đeo trên mình chiếc mặt nạ có hình dạng giống với Mặt nạ sắt nhuốm máu
Quân đội của Isengard - Chúa tể của những chiếc nhẫn
Quân đội của Isengard - Chúa tể của những chiếc nhẫn
Saruman là thủ lĩnh của Hội Đồng Pháp Sư, rất thông thái và quyền năng. Lẽ ra ông ta sẽ là địch thủ xứng tầm với Sauron
Yōkoso Jitsuryoku Shijō Shugi no Kyōshitsu e - chương 7 - vol 9
Yōkoso Jitsuryoku Shijō Shugi no Kyōshitsu e - chương 7 - vol 9
Ichinose có lẽ không giỏi khoản chia sẻ nỗi đau của mình với người khác. Cậu là kiểu người biết giúp đỡ người khác, nhưng lại không biết giúp đỡ bản thân. Vậy nên bây giờ tớ đang ở đây