Ngũ hổ tướng (Tam Quốc diễn nghĩa)

Tranh vẽ Ngũ hổ tướng nhà Thục Hán

Ngũ hổ tướng (五虎將) là chức danh hư cấu để gọi 5 vị tướng của Thục HánQuan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Mã SiêuHoàng Trung trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa. Trong sử sách không có bất kỳ ghi chép nào về việc Lưu Bị phong "ngũ hổ tướng". Theo chính sử, Quan Vũ, Mã Siêu, Trương Phi, Hoàng Trung được Lưu Bị phong chức ngang hàng nhau (lần lượt là Tiền, Tả, Hữu, Hậu tướng quân), còn Triệu Vân chỉ là Dực tướng quân, chức nhỏ hơn 4 người kia.[1]

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung nói rằng Lưu Bị sau khi lên ngôi vào năm 219 đã lấy hiệu là Hán Trung Vương, sắc phong 5 vị dũng tướng - gồm Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu, Hoàng Trung - là Ngũ Hổ Thượng Tướng.

Theo Sina, nếu xét về danh tiếng và chiến công riêng hiển hách, Võ thánh Quan Vũ sẽ đứng vị trí cao nhất. Tuy vậy, nếu xếp cả về đức độ, tài thao lược, trí dũng song toàn, chắc hẳn Triệu Vân sẽ đứng đầu. Các vị trí dưới lần lượt xếp theo Trương Phi, Mã Siêu và Hoàng Trung.

Trên thực tế, sử sách không xác nhận Ngũ Hổ Tướng. Do La Quán Trung dành nhiều thiện cảm cho nhà Thục khi viết về thời Tam Quốc nên hình tượng của các vị tướng lĩnh dưới trướng Lưu Bị được khắc họa hết sức uy mãnh và đi vào điển tích, ăn sâu trong tiềm thức của nhiều người.

Chiến công của Ngũ hổ tướng

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là chiến công của ngũ hổ tướng được phản ánh trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa:

Trương Phi

[sửa | sửa mã nguồn]

Triệu Vân

[sửa | sửa mã nguồn]
  • (công hạ Thành Đô).
  • Truy kích Tào Tháo ở Hán Trung
  • Phòng ngự Hán Trung, bảo vệ cửa ải Dương Bình

Hoàng Trung

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đánh Tây Xuyên
  • Chiếm núi Thiên Đãng là nơi cất giữ lương thảo của quân Tào.
  • Núi Định Quân, chém chết Hạ Hầu Uyên.

Hình ảnh ngũ hổ tướng

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong sử sách

[sửa | sửa mã nguồn]

Sử sách không xác nhận khái niệm "ngũ hổ tướng" dưới quyền Lưu Bị thời Tam Quốc. Các sử gia khẳng định Triệu Vân không được đứng ngang hàng với 4 vị tướng kia[2]: Khi Lưu Bị xưng Hán Trung vương đã phong 4 chức vụ quân sự cao nhất cho 4 người: Quan Vũ là Tiền tướng quân, Trương Phi là Hữu tướng quân, Mã Siêu là Tả tướng quân và Hoàng Trung là Hậu tướng quân, còn Triệu Vân chỉ là Dực quân tướng quân. Dưới quyền Lưu Bị đương thời không có ngũ hổ tướng, khái niệm này do nhà văn La Quán Trung theo dân gian truyền lại mà đặt ra[2][3]. Thực tế, cách sắp xếp này xuất phát từ cuốn sử Tam quốc chí của Trần Thọ: Dựa theo những cống hiến của các tướng lĩnh với nhà Thục Hán, Trần Thọ đặt 5 vị tướng trên ngang hàng và xếp vào cùng một quyển gọi là "Quan Trương Hoàng Triệu truyện".[4]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Lê Đông Phương (2007), Kể chuyện Tam Quốc, Nhà xuất bản Đà Nẵng
  • Trịnh Phúc Điền, Khả Vĩnh Quyết, Dương Hiệu Xuân (2006), Tướng soái cổ đại Trung Hoa, tập 1, Nhà xuất bản Thanh niên.
  • Dịch Trung Thiên (2010), Phẩm Tam Quốc, tập 2, Nhà xuất bản Công an nhân dân.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Dịch Trung Thiên, Phẩm Tam Quốc, Tập 2, trang 117: Lúc xưng vương, Lưu Bị chỉ phong bốn viên đại tướng: Tiền tướng quân Quan Vũ, Hữu tướng quân Trương Phi, Tả tướng quân Mã Siêu và Hậu tướng quân Hoàng Trung, không có Triệu Vân cũng không có cái gọi là “Ngũ hổ thượng tướng”. Thực tế thì cả đời Triệu Vân chưa có được “danh hiệu tướng quân”, lúc Lưu Bị còn sống, chỉ là Dực quân tướng quân, Trấn đông tướng quân, sau này vì “thất lợi ở Kỳ Cốc” nên bị giáng xuống làm Trấn quân tướng quân. Vì vậy, địa vị của Triệu Vân luôn không bằng Quan, Trương, Mã, Hoàng.
  2. ^ a b Lê Đông Phương, sách đã dẫn, tr 253
  3. ^ Dịch Trung Thiên, sách đã dẫn, tr 195, 241
  4. ^ Xem Tam quốc chí#Thục chí
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Download ứng dụng MB Bank chọn số tứ quý như ý
Download ứng dụng MB Bank chọn số tứ quý như ý
Là một trong những Ngân hàng tiên phong mang công nghệ thay đổi cuộc sống
Nhân vật Yamada Asaemon Sagiri -  Jigokuraku
Nhân vật Yamada Asaemon Sagiri - Jigokuraku
Yamada Asaemon Sagiri (山田やま浅だあェえも門ん 佐さ切ぎり) là Asaemon hạng 12 của gia tộc Yamada, đồng thời là con gái của cựu thủ lĩnh gia tộc, Yamada Asaemon Kichij
Những cửa hàng thức uống giúp bạn Detox ngày Tết
Những cửa hàng thức uống giúp bạn Detox ngày Tết
Những ngày Tết sắp đến cũng là lúc bạn “ngập ngụa” trong những chầu tiệc tùng, ăn uống thả ga
Review Mắt Biếc: Tình đầu, một thời cứ ngỡ một đời
Review Mắt Biếc: Tình đầu, một thời cứ ngỡ một đời
Không thể phủ nhận rằng “Mắt Biếc” với sự kết hợp của dàn diễn viên thực lực trong phim – đạo diễn Victor Vũ – nhạc sĩ Phan Mạnh Quỳnh cùng “cha đẻ” Nguyễn Nhật Ánh đã mang lại những phút giây đắt giá nhất khi xem tác phẩm này