Cổ thiên văn học (thuật ngữ tiếng Anh: Archaeoastronomy) là liên ngành[1] hoặc đa ngành [2] nghiên cứu vấn đề người xưa "hiểu thế nào về những hiện tượng trên bầu trời, công dụng của những hiện tượng ấy đối với họ và vai trò của bầu trời trong văn hóa của họ".[3]Clive Ruggles cho biết nhiều người hiểu lầm rằng cổ thiên văn học là ngành nghiên cứu trình độ thiên văn của người xưa, song thiên văn học hiện đại là một chuyên ngành khoa học, còn cổ thiên văn học thì quan tâm đến những sự diễn dịch mang tính văn hóa-biểu tượng của các nền văn hóa khác nhau về các hiện tượng xảy ra trên bầu trời.[4][5] Liên ngành này đôi khi bất phân biệt với ngành thiên văn học dân tộc (ethnoastronomy), khoa nhân học nghiên cứu về cách nhìn trời trong các xã hội đương đại. Cổ thiên văn học cũng có quan hệ gần gũi với thiên văn học lịch sử, khoa nghiên cứu sử dụng thư tịch cổ có ghi chép về các sự kiện trên bầu trời để giải đáp các vấn đề xoay quanh thiên văn học, và lịch sử thiên văn học, khoa nghiên cứu các thư tịch cổ để đánh giá thực hành thiên văn của người xưa.[6]
Cổ thiên văn học vận dụng nhiều phương pháp từ các chi ngành khác để thu thập bằng chứng liên quan đến các thực hành cổ đại, bao gồm: khảo cổ học, nhân học, thiên văn học, xác suất thống kê, và sử học.[7] Bởi lẽ nó vận dụng đa dạng các phương pháp và phụ thuộc vào nhiều lĩnh vực như vậy, việc tập hợp chúng thành một lý luận đơn nhất từ trước đến nay vẫn còn rất khó khăn đối với giới cổ thiên văn.[8] Cổ thiên văn học có thể coi là cầu nối giữa ngành khảo cổ học cảnh quan và khảo cổ học tri nhận. Bằng chứng vật chất và quan hệ của chúng với bầu trời có thể hé lộ phương thức mà cảnh quan rộng lớn được tích hợp vào tín ngưỡng về chu trình tự nhiên của con người, đơn cử như mối quan hệ giữa thiên văn học của người Maya với nghề nông của họ.[9] Một số ví dụ minh họa cho vai trò cầu nối giữa tri giác và cảnh quan bao gồm các nghiên cứu về biểu tượng của trật tự vũ trụ trong lối quy hoạch đường sá tại các khu định cư.[10][11]
Trong cuốn lược sử 'Astro-archaeology', John Michell đã lập luận rằng vị thế của ngành nghiên cứu chuyên sâu vào thiên văn học cổ đại đã có những bước tiến đáng kể suốt hai thế kỷ qua, đi 'từ sự điên rồ tới sự dị biệt tới ý tưởng thú vị và rốt cuộc tới cánh cửa của sự chính thống.' Ngót hai thập kỷ sau, chúng ta vẫn có thể đặt câu hỏi: Liệu rằng cổ thiên văn học vẫn đang đứng trước ngưỡng cửa chính thống hay là nó đã vào hẳn bên trong rồi?
Hai trăm năm trước khi John Michell viết cuốn sách Astro-archaeology, chưa thực sự có một nhà cổ thiên văn học hay một nhà khảo cổ học chuyên nghiệp nào, mà khi đó chỉ có các nhà thiên văn và các nhà cổ vật học. Một số công trình của họ được coi là tiền thân của cổ thiên văn học; các nhà cổ vật học diễn giải phương hướng thiên văn của các tàn tích lác đác ở nông thôn Anh giống như cách của William Stukeley diễn giải vị trí của Stonehenge vào năm 1740,[13] trong khi John Aubrey vào năm 1678[14] và Henry Chauncy vào năm 1700 từ lâu trước đõ đã tìm kiếm kiểu mẫu thiên văn tương quan với vị trí của các nhà thờ.[15] Cuối thế kỷ thứ 19, các nhà thiên văn như Richard Proctor và Charles Piazzi Smyth bắt đầu điều tra về phương hướng thiên văn của các kim tự tháp.[16]
Thuật ngữ archaeoastronomy được đề xướng bởi Elizabeth Chesley Baity (theo khuyến nghị của Euan MacKie) vào năm 1973,[17][18] song các chủ đề thuộc phạm trù này có lẽ còn cổ hơn thế, tùy vào cách ta định nghĩa khái niệm cổ thiên văn học. Clive Ruggles[19] cho rằng Heinrich Nissen, hoạt động vào giữa thế kỷ thứ 19, có thể được coi là nhà cổ thiên văn học đầu tiên. Rolf Sinclair[20] cho rằng Norman Lockyer, hoạt động cuối thế kỷ thứ 19 đầu thế kỷ thứ 20, có thể được coi là 'cha đẻ của cổ thiên văn học'. Tuy nhiên Euan MacKie[21] đặt điểm khởi đầu của ngành này còn muộn hơn thế, khẳng định: "...sự khai sinh và sự nở rộ hiện đại của ngành cổ thiên văn học chắc chắn nằm trong các công trình của Alexander Thom ở Anh quốc giữa những năm 1930 và những năm 1970".
Phương pháp tiếp cận cổ thiên văn học ở Tân Thế giới - khu vực mà các nhà nhân học cực kỳ quan tâm đến vai trò của thiên văn đối với văn minh bản địa - khác biệt một cách đáng kể. Bởi lẽ các nhà nghiên cứu tại đây nắm trong tay những nguồn cứ liệu mà không thể nào có được khi nghiên cứu châu Âu thời kỳ tiền sử, chẳng hạn dân tộc chí[23][24] và sử liệu từ các làn sóng thực dân hóa của người châu Âu.
Aveni, A.F. (1981). “Archaeoastronomy”. Trong Michael B. Schiffer (biên tập). Advances in Archaeological Method and Theory. 4. Academic Press. tr. 177. ISBN978-0-12-003104-7.
Aveni. A.F. (2001). “Archaeoastronomy”. Trong David Carrasco (biên tập). The Oxford Encyclopedia of Mesoamerican Cultures: The Civilizations of Mexico and Central America. 1. Oxford University Press. tr. 35–37. ISBN0-19-510815-9. OCLC44019111.
Aveni, A.F. (2006). “Evidence and Intentionality: On Evidence in Archaeoastronomy”. Trong Todd W. Bostwick; Bryan Bates (biên tập). Viewing the Sky Through Past and Present Cultures: Selected Papers from the Oxford VII International Conference on Archaeoastronomy. Pueblo Grande Museum Anthropological Papers. 15. City of Phoenix Parks and Recreation Department. tr. 57–70. ISBN978-1-882572-38-0.
Bauer, B. & Dearborn, D. (1995). Astronomy and empire in the ancient Andes: the cultural origins of Inca sky watching. University of Texas. ISBN978-0-292-70837-2.
Blomberg, P. (2003). “The early Hellenic Sky Map reconstructed from Archaeoastronomical and Textual Studies”. Trong Amanda-Alice Maravelia (biên tập). Ad Astra per Aspera et per Ludum: European Archaeoastronomy and the Orientation of Munuments in the Mediterranean Basin: Papers from Session I.13, held at the European Association of Archaeologists Eighth Annual Meeting in Thessaloniki 2002. BAR International Series 1154. Archaeopress. tr. 71–76. ISBN978-1-84171-524-7.
Bostwick, T.W. (2006). “Archaeoastronomy at the Gates of Orthodoxy: Introduction to the Oxford VII Conference on Archaeoastronomy Papers”. Trong Todd W. Bostwick; Bryan Bates (biên tập). Viewing the Sky Through Past and Present Cultures: Selected Papers from the Oxford VII International Conference on Archaeoastronomy. Pueblo Grande Museum Anthropological Papers. 15. City of Phoenix Parks and Recreation Department. tr. 1–10. ISBN978-1-882572-38-0.
Brandt, J.C. & Williamson, R.A. (1979). “The 1054 Supernova and American Rock Art”. Archaeoastronomy: Supplement to the Journal for the History of Astronomy. 1 (10): S1–S38. Bibcode:1979JHAS...10....1B.
Broda, J. (2000). “Mesoamerican Archaeoastronomy and the Ritual Calendar”. Trong Helaine Selin (biên tập). Astronomy Across Cultures. Kluwer, Dordrect. tr. 225–67. ISBN978-0-7923-6363-7.
Broda, J. (2006). “Zenith Observations and the Conceptualization of Geographical Latitude in Ancient Mesoamerica: A Historical Interdisciplinary Approach”. Trong Todd W. Bostwick; Bryan Bates (biên tập). Viewing the Sky Through Past and Present Cultures; Selected Papers from the Oxford VII International Conference on Archaeoastronomy. Pueblo Grande Museum Anthropological Papers. 15. City of Phoenix Parks and Recreation Department. tr. 183–212. ISBN978-1-882572-38-0.
Cairns, H.C. (2005). “Discoveries in Aboriginal Sky Mapping (Australia)”. Trong John W. Fountain; Rolf M. Sinclair (biên tập). Current Studies in Archaeoastronomy: Conversations Across Time and Space. Durham, North Carolina: Carolina Academic Press. tr. 523–38. ISBN978-0-89089-771-3.
Carlson, J. (Fall 1999). “Editorial: A Professor of Our Own”. Archaeoastronomy & Ethnoastronomy News (Autumn Equinox). 33. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2008.
Chamberlain, V.D. & Young, M.J. (2005). “Introduction”. Trong Von Del Chamberlain; John Carlson & M. Jane Young (biên tập). Songs from the Sky: Indigenous Astronomical and Cosmological Traditions of the World. Ocarina Books. tr. xi–xiv. ISBN978-0-9540867-2-5.
Chiu, B.C. & Morrison, P. (1980). “Astronomical Origin of the Offset Street Grid at Teotihuacan”. Archaeoastronomy: Supplement to the Journal for the History of Astronomy. 11 (18): S55–S64. Bibcode:1980JHAS...11...55C.
Fisher, V.B. (2006). “Ignoring Archaeoastronomy: A Dying Tradition in American Archaeology”. Trong Todd W. Bostwick; Bryan Bates (biên tập). Viewing the Sky Through Past and Present Cultures; Selected Papers from the Oxford VII International Conference on Archaeoastronomy. Pueblo Grande Museum Anthropological Papers. 15. City of Phoenix Parks and Recreation Department. tr. 1–10. ISBN978-1-882572-38-0.
Fountain, J. (2005). “A Database of Rock Art Solar Markers”. Trong John W. Fountain; Rolf M. Sinclair (biên tập). Current Studies in Archaeoastronomy: Conversations Across Time and Space. Durham, North Carolina: Carolina Academic Press. ISBN978-0-89089-771-3.
Gingerich, O. (24 tháng 3 năm 2000). “Stone and star gazing”. Times Higher Education Supplement: 24. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2008.
Gummerman, G.J. & Warburton, M (2005). “The Universe in Cultural Context: An Essay”. Trong John W. Fountain & Rolf M. Sinclair (biên tập). Current Studies in Archaeoastronomy: Conversations Across Time and Space. Durham, North Carolina: Carolina Academic Press. ISBN978-0-89089-771-3.
Hamacher, D.W. (2012). On the Astronomical Knowledge and Traditions of Aboriginal Australians. PhD Thesis: Macquarie University, Sydney, Australia.
Hancock, G (1996). Fingerprints of the Gods. New York: Three Rivers Press. ISBN978-0-517-88729-5.
Hicks, R. (Fall 1993). “Beyond Alignments”. Archaeoastronomy & Ethnoastronomy News (September Equinox). 9. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2008.
Hoskin, M (1999). The Cambridge Concise History of Astronomy. CUP. ISBN978-0-521-57600-0.
Hoskin, M. (2001). Tombs, Temples, and Their Orientations: A New Perspective on Mediterranean Prehistory. Ocarina Books. ISBN978-0-9540867-1-8.
Hudson, Travis; Lee, Georgia; Hedges, Ken (1979). “Solstice Observers and Observatories in Native California”. Journal of California and Great Basin Anthropology. 1 (1): 38–63. ISSN0191-3557. JSTOR27824945.
Hugh-Jones, Stephen (1982). “The Pleiades and Scorpius in Barasana Cosmology”. Trong Anthony F. Aveni; Gary Urton (biên tập). Ethnoastronomy and Archaeoastronomy in the American Tropics. Annals of the New York Academy of Sciences. 385. New York: New York Academy of Sciences. tr. 183–201. Bibcode:1982NYASA.385..183H. doi:10.1111/j.1749-6632.1982.tb34265.x. ISBN978-0-89766-160-7. S2CID85024543.
Iwaniszewski, S. (Winter 1995). “Alignments and Orientations Again”. Archaeoastronomy & Ethnoastronomy News (December Solstice). 18. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2008.
Iwaniszewski, S. (2001). “Time and space in social systems - further issues for theoretical archaeoastronomy”. Trong Clive Ruggles; Frank Prendergast; Tom Ray (biên tập). Astronomy, Cosmology and Landscape: Proceedings of the SEAC 98 Meeting, Dublin, Ireland. Ocarina Books. tr. 1–7. ISBN978-0-9540867-0-1.
Iwaniszewski, S. (2003). “The erratic ways of studying astronomy in culture”. Trong Mary Blomberg; Peter E. Blomberg; Göran Henriksson (biên tập). Calendars, Symbols and Orientations: Legacies of Astronomy in Culture. Proceedings of the 9th annual meeting of the European Society from Astronomy in Culture (SEAC), Stockholm, 27–30 August 2001. Uppsala. tr. 7–10. ISBN978-91-506-1674-3.
Krupp, E. C.; Billo, Evelyn; Mark, Robert (2010). “Star Trek: Recovery and Review of the First Alleged Supernova Rock Art”. Archaeoastronomy: The Journal of Astronomy in Culture. 23: 35–43.
McCluskey, S.C. (2000). “The Inconstant Moon: Lunar Astronomies in Different Cultures”. Archaeoastronomy: The Journal of Astronomy in Culture. 15: 14–31. Bibcode:2000Arch...15...14M.
McCluskey, S.C. (2001). “Etnoscienza dei Pueblo”. Trong Sandro Petruccioli (biên tập). Storia della Scienza, vol. 2, Cina, India, Americhe, Sec. 3, "Le Civilta Precolombiane". Rome: Istituto della Enciclopedia Italiana. tr. 1002–09.
McCluskey, S.C. (2004). “The Study of Astronomies in Cultures as Reflected in Dissertations and Theses”. Archaeoastronomy: The Journal of Astronomy in Culture. 16: 20–25.
McCluskey, S.C. (2005). “Different Astronomies, Different Cultures and the Question of Cultural Relativism”. Trong John W. Fountain; Rolf M. Sinclair (biên tập). Current Studies in Archaeoastronomy: Conversations Across Time and Space. Carolina Academic Press. tr. 69–79. ISBN978-0-89089-771-3.
MacKie, E (1977). Science and Society in Prehistoric Britain. Paul Elek. ISBN978-0-236-40041-6.
MacKie, E (2006). “New Evidence for a Professional Priesthood in the European Early Bronze Age”. Trong Todd W. Bostwick; Bryan Bates (biên tập). Viewing the Sky Through Past and Present Cultures: Selected Papers from the Oxford VII International Conference on Archaeoastronomy. Pueblo Grande Museum Anthropological Papers. 15. City of Phoenix Parks and Recreation Department. tr. 343–62. ISBN978-1-882572-38-0.
Magli, G. (2013). Architecture, Astronomy and Sacred Landscape in Ancient Egypt. CUP.
Magli, G. (2015). Archaeoastronomy. Introduction to the science of stars and stones. Springer, NY.
Meller, H. (tháng 1 năm 2004). “Star search”. National Geographic: 76–78.
Michell, J. (2001). A Little History of Astro-Archaeology. Thames & Hudson. ISBN978-0-500-27557-3.
Milbraith, S. (1988). “Astronomical Images and Orientations in the Architecture of Chichen Itzá”. Trong A.F. Aveni (biên tập). New Directions in American Archaeoastronomy. BAR International Series. 454. BAR. tr. 54–79. ISBN978-0-86054-583-5.
Milbraith, S. (1999). Star Gods of the Maya: Astronomy in Art, Folklore and Calendars. University of Texas Press. ISBN978-0-292-75226-9.
Pingree, D. (1982). “Hellenophilia versus the History of Science”. Isis. 83 (4): 554–63. Bibcode:1992Isis...83..554P. doi:10.1086/356288. S2CID68570164.. reprinted in Michael H. Shank, ed., The Scientific Enterprise in Antiquity and the Middle Ages (Chicago: Univ. of Chicago Pr., 2000), pp. 30–39.
Poss, R.L. (2005). “Interpreting Rock Art: European and Anasazi Representations of Spirituality”. Trong John W. Fountain; Rolf M. Sinclair (biên tập). 'Current Studies in Archaeoastronomy: Conversations Across Time and Space. Durham, North Carolina: Carolina Academic Press. tr. 81–98. ISBN978-0-89089-771-3.
Preston R.A. & Preston A.L. (2005). “Consistent Forms of Solstice Sunlight Interaction with Petroglyphs throughout the Prehistoric American Southwest”. Trong John W. Fountain & Rolf M. Sinclair (biên tập). Current Studies in Archaeoastronomy: Conversations Across Time and Space. Durham, North Carolina: Carolina Academic Press. ISBN978-0-89089-771-3.
Pyle, R.L. (1983). “A Message from the Past”. Wonderful West Virginia (47): 3–6. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2008.
Robins M. & Ewing E. (1989). “The Sun is in His House: Summer Solstice at San Carlos Mesa”. Trong Ken Hedges (biên tập). Rock Art Papers, vol. 6. San Diego Museum Papers. 24. San Diego Museum.
Ruggles, C.L.N. & Saunders, N.J. (1993). “The Study of Cultural Astronomy”. Trong Clive L.N. Ruggles & Nicholas J. Saunders (biên tập). Astronomies and Cultures. University Press of Colorado. tr. 1–31. ISBN978-0-87081-319-1.
Schaefer, B.E. (2006a). “Case Studies of Three of the Most Famous Claimed Archaeoastronomical Alignments in North America”. Trong Todd W. Bostwick; Bryan Bates (biên tập). Viewing the Sky Through Past and Present Cultures: Selected Papers from the Oxford VII International Conference on Archaeoastronomy. Pueblo Grande Museum Anthropological Papers. 15. City of Phoenix Parks and Recreation Department. tr. 27–56. ISBN978-1-882572-38-0.
Schaefer, B.E. (2006b). “No Astronomical Alignments at the Caracol”. Trong Todd W. Bostwick; Bryan Bates (biên tập). Viewing the Sky Through Past and Present Cultures: Selected Papers from the Oxford VII International Conference on Archaeoastronomy. Pueblo Grande Museum Anthropological Papers. 15. City of Phoenix Parks and Recreation Department. tr. 71–77. ISBN978-1-882572-38-0.
Schlosser, W. (2002). “Zur astronomischen Deuteung der Himmelschreibe vom Nebra”. Archäologie in Sachsen-Anhalt. 1/02: 21–23.
Selin, Helaine and Sun Xiaochun. (2000). Astronomy Across Cultures: The History of Non-Western Astronomy. Science Across Cultures: The History of Non-Western Science. 1. Berlin: Springer. doi:10.1007/978-94-011-4179-6. ISBN978-94-010-5820-9.
Sinclair, R.M. (2005). “The Nature of Archaeoastronomy”. Trong John W. Fountain; Rolf M. Sinclair (biên tập). Current Studies in Archaeoastronomy: Conversations Across Time and Space. Carolina Academic Press. tr. 3–13. ISBN978-0-89089-771-3.
Sinclair, R.M. (2006). “The Nature of Archaeoastronomy"”. Trong Todd W. Bostwick; Bryan Bates (biên tập). Viewing the Sky Through Past and Present Cultures; Selected Papers from the Oxford VII International Conference on Archaeoastronomy. Pueblo Grande Museum Anthropological Papers. 15. City of Phoenix Parks and Recreation Department. tr. 13–26. ISBN978-1-882572-38-0.
Sofaer, A. biên tập (2008). Chaco Astronomy: An Ancient American Cosmology. Santa Fe, New Mexico: Ocean Tree Books. ISBN978-0-943734-46-0.
Šprajc, I. (2015). Governor's Palace at Uxmal. In: Handbook of Archaeoastronomy and Ethnoastronomy, ed. by Clive L. N. Ruggles, New York: Springer, pp. 773–81
Urton, G. (1981). At the crossroads of the earth and the sky: an Andean cosmology. University of Texas. ISBN978-0-292-70349-0.
van Driel-Murray, C. (2002). “Regarding the Stars”. Trong M Carruthers; C. van Driel-Murray; A. Gardner; J. Lucas; và đồng nghiệp (biên tập). TRAC 2001: Proceedings of the Eleventh Annual Theoretical Roman Archaeology Conference Glasgow 2001. Theoretical Roman Archaeology Journal. Oxbow Books. tr. 96–103. doi:10.16995/TRAC2001_96_103. ISBN978-1-84217-075-5.
Williamson, Ray A. (1987). “Light and Shadow, Ritual, and Astronomy in Anasazi Structures”. Trong John B. Carlson; W. James Judge (biên tập). Astronomy and Ceremony in the Prehistoric Southwest. Papers of the Maxwell Museum of Anthropology. 2. Albuquerque, NM. tr. 71–88. ISBN978-0-912535-03-6.
Xu, Z.; Pankenier, D.W. & Jiang, Y. (2000). East Asian Archaeoastronomy: Historical Records of Astronomical Observations of China, Japan and Korea. Amsterdam: Gordon & Breach Science Publ. ISBN978-90-5699-302-3.
Young, M.J. (2005). “Ethnoastronomy and the Problem of Interpretation: A Zuni Example”. Trong Von Del Chamberlain; John Carlson; M. Jane Young (biên tập). Songs from the Sky: Indigenous and Cosmological Traditions of the World. Ocarina Books. ISBN978-0-9540867-2-5.
Zeilik, M. (1985). “The Ethnoastronomy of the Historic Pueblos, I: Calendrical Sun Watching”. Archaeoastronomy: Supplement to the Journal for the History of Astronomy. 8 (16): S1–S24. Bibcode:1985JHAS...16....1Z.
Zeilik, M. (1986). “The Ethnoastronomy of the Historic Pueblos, II: Moon Watching”. Archaeoastronomy: Supplement to the Journal for the History of Astronomy. 10 (17): S1–S22. Bibcode:1986JHAS...17....1Z.