Chìa vôi trắng

Chìa vôi trắng
Female, first summer
Phân loại khoa học edit
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Aves
Bộ: Passeriformes
Họ: Motacillidae
Chi: Motacilla
Loài:
M. alba
Danh pháp hai phần
Motacilla alba
Linnaeus, 1758
Global distribution map of Motacilla alba      Summer range     Year-round range     Winter range
Motacilla alba
Cuculus canorus canorus + Motacilla alba

Chìa vôi trắng (tên khoa học: Motacilla alba) là một loài chim thuộc họ Chìa vôi (Motacilidae). Loài chim này phân bố rất rộng tại cả châu Á, châu Âu và một phần của Bắc Phi. Chúng thích sinh sống tại những môi trường nông thôn mở, thường là gần các khu vực nguồn nước, các khu dân cư của con người kể cả các thành phố. Khả năng thích nghi với môi trường của chúng là rất tốt. Loài chìa vôi trắng này cũng được chọn làm biểu tượng quốc gia của đất nước Latvia (châu Âu). Do có phạm vi phân bố rộng nên hiện có khá nhiều phân loài của chúng đã được ghi nhận.

Hình thái

[sửa | sửa mã nguồn]
Chim chìa vôi trắng
trong Nederlandsche Vogelen
(vi: Chim Hà Lan), quyển 2 (1789).

Chim chìa vôi trắng là những con chim mảnh khảnh, chiều dài cơ thể khi trưởng thành vào khoảng 16–21 cm với cái đuôi dài đặc trưng liên tục vẫy qua vẫy lại. Màu sắc cơ bản của chúng là màu xám ở trên lưng và màu trắng phía dưới, khuôn mặt màu trắng trong khi mỏ và phần cổ họng màu đen. Tiếng kêu của chúng là một dạng "chisick" sắc nét. Nói chung chúng có tiếng hót khá dễ nghe và trong trẻo.

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Loài chim này sinh sống trên khắp lục địa Á - Âu lên đến vĩ tuyến 75 độ vĩ Bắc, chỉ trừ khu vực Bắc Cực và những nơi có nhiệt độ trung bình vào mùa đông dưới 4 độ C. Chúng cũng có mặt tại Morocco và Tây Alaska, một bộ phận tại khu vực Địa Trung Hải, Trung Đông, Ấn Độ, Đông Nam Á.

Thức ăn

[sửa | sửa mã nguồn]

Thói quen ăn uống của loài chim này thay đổi theo từng khu vực phân bố nhưng nhìn chung thì thủy sản, côn trùng và động vật không xương sống nhỏ là thành phần chính trong thực đơn của chúng.

Tập tính sinh sản

[sửa | sửa mã nguồn]

Chìa vôi trắng là loài chim sinh sống theo chế độ "một vợ một chồng" và cũng là loài bảo vệ lãnh thổ. Mùa sinh sản của chúng thường từ tháng Tư cho đến tháng Tám hàng năm. Cả chim bố và chim mẹ đều cùng có trách nhiệm xây tổ, thường là chim bố sẽ làm các việc chính như tìm vị trí, dọn dẹp... trong khi chim mẹ chịu trách nhiệm trang trí và sửa sang. Tổ của chúng thường được làm trong những lỗ hang hoặc các hốc nhỏ, thói quen truyền thống là các hang hốc dọc theo những con sông, suối, tuy nhiên chúng đã thích nghi để làm tổ trong các hốc tường, gầm cầu hay các tòa nhà lớn trong khu vực của con người.

Mỗi lứa chim mẹ đẻ khoảng 3-8 quả trứng, thông thường là 4-6 quả. Trứng của chúng có màu kem, kích thước trung bình vào khoảng 21x15 mm. Cả chim trống và chim mái đều tham gia ấp trứng, dù chim mái là thường xuyên hơn bao gồm cả vào ban đêm. Trứng bắt đầu nở sau khoảng 12 ngày (cá biệt có thể đến 16 ngày). Cả chim bố và chim mẹ sẽ chăm sóc chim non cho đến khi chúng được khoảng 2 tuần tuổi.

Phân loại và hệ thống học

[sửa | sửa mã nguồn]

Chìa vôi trắng là một trong số các loài chim được Linnaeus mô tả lần đầu trong tác phẩm Systema Naturae ấn bản lần thứ 10 năm 1758 và cho đến nay nó vẫn mang tên khoa học gốc là Motacilla alba.[2] Tên Latinh của chi có nghĩa gốc là "vật di chuyển nhỏ", nhưng có lẽ các tác giả thời Trung cổ nghĩ rằng nó có nghĩa là "đuôi vẫy", từ đó mà phát sinh từ Latinh mới cilla để chỉ "đuôi".[3] Tính từ định danh alba là từ Latinh để chỉ "màu trắng".[4]

Trong phạm vi chi Motacilla, các họ hàng gần nhất của chìa vôi trắng dường như là các loài chìa vôi đen trắng khác như chìa vôi Nhật Bản (Motacilla grandis) và chìa vôi mày trắng (Motacilla maderaspatensis) (và có thể cả chìa vôi Mekong (Motacilla samveasnae), với vị trí phát sinh chủng loài của nó vẫn còn bí ẩn). Có thể là cùng với các loài này nó tạo thành một siêu loài. Tuy nhiên, các dữ liệu trình tự mtDNA cytochrome bNADH dehydrogenase khối phụ 2 gợi ý rằng chìa vôi trắng tự bản thân nó có thể là đa ngành hoặc cận ngành (nghĩa là loài này tự bản thân nó không phải là một kiểu gộp nhóm chặt chẽ đơn lẻ).[5] Tuy nhiên, các nghiên cứu phát sinh chủng loài khác sử dụng mtDNA lại gợi ý rằng vẫn có sự di dời gen đáng kể giữa các chủng và tính gần gũi do đó mà ra làm cho Motacilla alba vẫn chỉ là một loài đơn lẻ.[6] Một nghiên cứu gợi ý về sự tồn tại của chỉ 2 nhóm là:

  • Nhóm alboides với các chủng M. a. alboides, M. a. leucopsisM. a. personata;
  • Nhóm alba với các chủng M. a. alba, M. a. yarrellii, M. a. baicalensis, M. a. ocularis, M. a. lugensM. a. subpersonata.[7]

Chủng và phân loài

[sửa | sửa mã nguồn]
Phạm vi sinh sản của các chủng chính.
Phạm vi sinh sản của các chủng chính.
  • M. a. yarrellii Gould, 1837. Phân bố: Ireland, Vương quốc Anh và vùng duyên hải Tây Âu.
  • M. a. alba Linnaeus, 1758. Phân bố: Đông nam Greenland, Iceland và quần đảo Faroe xuyên qua châu Âu lục địa tới dãy núi Ural, Kavkaz, Trung Á và Trung Đông. Bao gồm cả chủng dukhunensis.
  • M. a. subpersonata Meade-Waldo, 1901. Phân bố: Tây Morocco.
  • M. a. personata Gould, 1861. Phân bố: Bắc Iran tới tây nam Siberia, tây Mông Cổ, tây bắc Trung Quốc và tây Himalaya.
  • M. a. baicalensis Swinhoe, 1871. Phân bố: trung nam Siberia tới đông bắc Trung Quốc.
  • M. a. ocularis Swinhoe, 1860. Phân bố: Bắc Siberia tới tây bắc Alaska.
  • M. a. lugens Gloger, 1829. Phân bố: Duyên hải đông nam Siberia (Viễn Đông Nga) và các đảo cận kề, bắc bán đảo Triều Tiên, bắc và trung Nhật Bản.
  • M. a. leucopsis Gould, 1838. Phân bố: Lục địa đông nam Siberia, trung và đông Trung Quốc, nam bán đảo Triều Tiên và tây nam Nhật Bản.
  • M. a. alboides Hodgson, 1836. Phân bố: Trung và đông Himalaya tới nam Trung Quốc, bắc Đông Dương và bắc Myanmar.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ BirdLife International (2019). Motacilla alba. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2019: e.T22718348A137417893. doi:10.2305/IUCN.UK.2019-3.RLTS.T22718348A137417893.en. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2021.
  2. ^ Linnaeus, C (1758). Systema naturae per regna tria naturae, secundum classes, ordines, genera, species, cum characteribus, differentiis, synonymis, locis. Tomus I. Editio decima, reformata (bằng tiếng La-tinh). Holmiae. (Laurentii Salvii). tr. 185. M. pectore nigro, recticibus duabus lateralibus dimidiato oblique albis.
  3. ^ Jobling, James (1991). A Dictionary of Scientific Bird Names. Oxford University Press. ISBN 978-0-19-854634-4.
  4. ^ “Latin Definitions for: Alba (Latin Search) - Latin Dictionary and Grammar Resources - Latdict”. www.latin-dictionary.net. white,pale...(adjective#1, definition 3)
  5. ^ Voelker, Gary (2002). “Systematics and historical biogeography of wagtails: Dispersal versus vicariance revisited”. Condor. 104 (4): 725–739. doi:10.1650/0010-5422(2002)104[0725:SAHBOW]2.0.CO;2.
  6. ^ Pavlova, A.; Zink, R. M.; Rohwer, S.; Koblik, E. A.; Red'kin, Y. A.; Fadeev, I. V. & Nesterov, E. V. (2005). “Mitochondrial DNA and plumage evolution in the white wagtail Motacilla alba”. J. Avian Biol. 36 (4): 322–336. doi:10.1111/j.0908-8857.2005.03373.x.
  7. ^ Odeen, A.; Alstrom, P. (2001). “Evolution of secondary traits in wagtails (genus Motacilla)”. Effects of post-glacial range expansion and population bottlenecks on species richness (PhD). Đại học Uppsala.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tổng hợp các thông tin về Thủy Quốc - Fontaine
Tổng hợp các thông tin về Thủy Quốc - Fontaine
Dưới đây là tổng hợp các thông tin chúng ta đã biết về Fontaine - Thủy Quốc qua các sự kiện, nhiệm vụ và lời kể của các nhân vật trong game.
Karakai Simulation Game Việt hóa
Karakai Simulation Game Việt hóa
Đây là Visual Novel làm dựa theo nội dung của manga Karakai Jouzu no Takagi-san nhằm mục đích quảng cáo cho anime đang được phát sóng
HonKai: Star Rail - Character Creation Guide Collection
HonKai: Star Rail - Character Creation Guide Collection
HonKai: Star Rail - Character Creation Guide Collection
[Review] Socrates thân yêu – Cửu Nguyệt Hy
[Review] Socrates thân yêu – Cửu Nguyệt Hy
Thực sự sau khi đọc xong truyện này, mình chỉ muốn nam chính chết đi. Nếu ảnh chết đi, cái kết sẽ đẹp hơn biết mấy