Động vật, được phân loại là giới Động vật (Animalia, đồng nghĩa: Metazoa) trong hệ thống phân loại 5 giới. Cơ thể của chúng lớn lên khi phát triển. Hầu hết động vật có khả năng di chuyển một cách tự nhiên và độc lập.
Từ "animal" xuất phát từ tiếng Latinanimalis, có nghĩa là "có thở".[1] Trong sử dụng ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày, từ "động vật" thường bị sử dụng dương vật để phối giống - từ "động vật" đó dùng để chỉ tất cả các thành viên của giới Animalia trừ con người. Theo nghĩa sinh học , "động vật" dùng để chỉ tất cả các thành viên của giới Animalia, bao gồm cả con người.[2]
Động vật có vài đặc điểm riêng tách chúng ra khỏi các sinh vật sống khác. Động vật là sinh vật nhân chuẩn và đa bào,[3] giúp phân biệt chúng với vi khuẩn và hầu hết sinh vật đơn bào. Động vật sống dị dưỡng,[4] tiêu hóa thức ăn trong cơ thể, giúp phân biệt chúng với thực vật và tảo.[5] Chúng cũng khác biệt với thực vật ở chỗ thiếu thành tế bào cứng (thành cellulose).[6] Tất cả động vật có thể di chuyển,[7] ít nhất là trong một giai đoạn sống. Ở hầu hết động vật, phôi trải qua giai đoạn phôi nang (blastula),[8] một giai đoạn riêng biệt đặc trưng ở động vật.
Trừ vài ngoại lệ, như là bọt biển (ngành Porifera) và Placozoa, động vật có cơ thể được chia thành các mô. Chúng có cơ bắp, dùng để thực hiện và kiểm soát vận động, các mô thần kinh, dùng để gửi và xử lý tín hiệu. Thông thường, cơ thể có một hệ tiêu hóa, với một miệng (như thủy tức) hay cả miệng và hậu môn (như cá).[9] Tất cả động vật có tế bào nhân chuẩn.
Gần như tất cả động vật trải qua một số hình thức sinh sản hữu tính.[10] Chúng có những tế bào nhỏ có chức năng sinh sản, di chuyển được như tinh trùng hay lớn hơn, không di chuyển được như trứng.[11] Tình trùng và trứng sẽ kết hợp để tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển để tạo thành cá thể mới.[12]
Nhiều loài động vật cũng có khả năng sinh sản vô tính.[13] Việc này có thể xảy ra thông qua trinh sản, trứng được tạo ra mà không cần giao phối, phân chồi, hay phân mảnh.[14]
Hợp tử ban đầu phát triển thành một khối tế bào hình cầu rỗng, được gọi là phôi nang,[15] sau sẽ được sắp xếp lại. Ở bọt biển, ấu trùng phôi nang bơi đến một vị trí mới và phát triển thành một con bọt biển mới.[16] Trong các nhóm khác, phôi nang trải qua những sắp xếp phức tạp hơn.[17]
Loài động vật đầu tiên thường được coi là tiến hóa từ một loại trùng roi có tế bào nhân chuẩn.[18] Họ hàng gần gũi nhất được biết đến của chúng là Choanoflagellatea. Nghiên cứu phân tử đặt động vật trong một siêu nhóm được gọi là Opisthokonta (sinh vật lông roi sau), cùng với choanoflagellate, nấm và một số sinh vật nguyên sinh ký sinh nhỏ.[19] Tên này đến từ vị trí của roi trong tế bào có thể chuyển động, như tinh trùng ở hầu hết động vật, trong khi các sinh vật nhân chuẩn khác có lông roi trước.[20]
Những hóa thạch đầu tiên được cho có thể là động vật xuất hiện ở thành hệ Trezona, tây Central Flinders, Nam Úc.[21] Những hóa thạch này được xem là loài bọt biển đầu tiên. Chúng được tìm thấy trong lớp đá 665 triệu năm tuổi.[21]
Hóa thạch tiếp theo có thể là động vật cổ nhất được tìm thấy vào thời kỳ Tiền Cambri, khoảng 610 triệu năm trước.[22] Hóa thạch này khó mà liên quan đến các hóa thạch sau nó. Tuy nhiên, hóa thạch này có thể đại diện cho động vật tiền thân của động vật ngày nay, nhưng chúng cũng có thể là một nhóm tách biệt hoặc thậm chí không phải động vật thực sự.[23]
Aristotle chia sinh vật sống ra làm động vật và thực vật, Carolus Linnaeus (Carl von Linné) cũng làm theo cách này trong lần phân loại thứ bậc đầu tiên.[30] Kể từ đó các nhà sinh học đã bắt đầu nhấn mạnh mối quan hệ tiến hóa, ví dụ sinh vật đơn bào ban đầu được xem là động vật bởi khả năng di chuyển của chúng, nhưng nay được tách riêng.
Trong sơ đồ ban đầu của Linnaeus, động vật là một trong ba giới, phân chia thành các lớp Vermes, Insecta, Pisces, Amphibia, Aves, và Mammalia. Kể từ đó, bốn lớp cuối được gộp thành một ngành duy nhất, Chordata, trong khi hai lớp còn lại bị tách ra.
Khoảng 200 loài giun nhung đã được mô tả, mặc dù số lượng loài thực sự có khả năng lớn hơn. Hai họ giun nhung còn sinh tồn là Peripatidae và Peripatopsidae.[74][75]
Cho đến nay các công bố của khoa học đã xác định được khoảng 9.000 loài Porifera,[85], trong đó: có khoảng 400 loài là bọt biển thủy tinh; khoảng 500 loài là bọt biển đá vôi; và phần còn lại là Demosponges.[86]
^Adiyodi, K. G.; Hughes, Roger N.; Adiyodi, Rita G. (2002). Reproductive Biology of Invertebrates, Progress in Asexual Reproduction, Volume 11. Wiley. tr. 116.
^Hamilton, William James; Boyd, James Dixon; Mossman, Harland Winfield (1945). Human embryology: (prenatal development of form and function). Williams & Wilkins. tr. 330.
^Peel, John S. (2016). “Anatase and Hadimopanella selection by Salterella from the Kap Troedsson formation (Cambrian Series 2) of North Greenland”. GFF. 139 (1): 70–74. doi:10.1080/11035897.2016.1227365. S2CID132731070.
^Neves RC, Kristensen RM, Wanninger A (tháng 3 năm 2009). “Three-dimensional reconstruction of the musculature of various life cycle stages of the cycliophoran Symbion americanus”. J. Morphol. 270 (3): 257–70. doi:10.1002/jmor.10681. PMID18937332. S2CID206090614.
^Kobayashi, M; Furuya, H; Wada, H (2009). “Molecular markers comparing the extremely simple body plan of dicyemids to that of lophotrochozoans: insight from the expression patterns of Hox, Otx, and brachyury”. Evol Dev. 11 (5): 582–589. doi:10.1111/j.1525-142x.2009.00364.x. PMID19754714.
^Suzuki, TG; Ogino, K; Tsuneki, K; Furuya, H (2010). “Phylogenetic analysis of dicyemid mesozoans (phylum Dicyemida) from innexin amino acid sequences: dicyemids are not related to Platyhelminthes”. J Parasitol. 96 (3): 614–625. doi:10.1645/ge-2305.1. PMID20557208.
^Golombek, A.; Tobergte, S.; Struck, T.H. (tháng 5 năm 2015). “Elucidating the phylogenetic position of Gnathostomulida and first mitochondrial genomes of Gnathostomulida, Gastrotricha and Polycladida (Platyhelminthes)”. Mol Phylogenet Evol. 86: 49–63. doi:10.1016/j.ympev.2015.02.013. PMID25796325.
^Gordon, Dennis P. (2009). “Towards a management hierarchy (classification) for the Catalogue of Life”. Trong Bisby, F.A.; Roskov, Y.R.; Orrell, T.M.; Nicolson, D.; và đồng nghiệp (biên tập). Species 2000 & ITIS Catalogue of Life (Draft discussion document). 2009 Annual Checklist. Reading, UK: Species 2000. Bản gốc(CD-ROM) lưu trữ ngày 8 tháng 8 năm 2009.
^Chitwood BG (1999). “The English word "Nema" Revised”. Systematic Zoology in Nematology Newsletter. 4 (45): 1619. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2013.
^Dunn, C. W.; Hejnol, A.; Matus, D. Q.; Pang, K.; Browne, W. E.; Smith, S. A.; Seaver, E.; Rouse, G. W.; Obst, M. (2008). “Broad Phylogenomic Sampling Improves Resolution of the Animal Tree of Life”. Nature. 452 (7188): 745–749. doi:10.1038/nature06614. PMID18322464.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
Luật Căn cước sẽ có hiệu lực thi hành từ 1.7, thay thế luật Căn cước công dân. Từ thời điểm này, thẻ căn cước công dân (CCCD) cũng chính thức có tên gọi mới là thẻ căn cước (CC)