Chính sách thương mại quốc tế

Chính sách thương mại quốc tế là các quan điểm, nguyên tắc, biện pháp thích hợp của một nước dùng để điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế của nước đó trong một thời gian nhất định, nhằm đạt được mục tiêu kinh tế - chính trị - xã hội của nước đó.

Các công cụ chủ yếu của chính sách thương mại quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Thuế quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Thuế xuất nhập khẩu hay thuế xuất-nhập khẩu hoặc thuế quan là tên gọi chung để gọi hai loại thuế trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Đó là thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu. Thuế nhập khẩu là thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu, còn thuế xuất khẩu là thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu.

Hạn ngạch thương mại

[sửa | sửa mã nguồn]

Hạn ngạch hay hạn chế số lượng là quy định của một nước về số lượng cao nhất của một mặt hàng hay một nhóm hàng được phép xuất hoặc nhập từ một thị trường trong một thời gian nhất định thông qua hình thức cấp giấy phép.

Giấy phép

[sửa | sửa mã nguồn]

Là hình thức cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho các doanh nghiệp được xuất - nhập khẩu.

  • Giấy phép chung: Chỉ quy định tên hàng, thị trường. Không hạn chế định lượng, không ghi rõ địa chỉ doanh nghiệp cấp.
  • Giấy phép riêng: Cấp cho từng doanh nghiệp. Ghi rõ số lượng, giá trị, thị trường, thể loại mặt hàng cụ thể.
  • Ngoài ra còn một số loại giấy phép như: giấy phép có điều kiện, giấy phép đổi hàng, giấy phép ưu tiên...

Hạn chế xuất khẩu tự nguyện

[sửa | sửa mã nguồn]

Là một biện pháp hạn chế xuất khẩu mà một quốc gia nhập khẩu đòi hỏi quốc gia xuất khẩu phải hạn chế bớt hàng xuất khẩu sang nước mình một cách tự nguyện, nếu không họ sẽ áp dụng các biện pháp trả đũa kiên quyết.

Áp dụng cho các quốc gia có khối lượng xuất khẩu quá lớn ở một mặt hàng nào đó.

Các hàng rào kỹ thuật

[sửa | sửa mã nguồn]

Là những tiêu chuẩn về vệ sinh, đo lường, an toàn lao động, bao bì đóng gói, đặc biệt là tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm, vệ sinh phòng dịch, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường sinh thái...

  • Những quy định này có tác dụng bảo hộ đối với thị trường trong nước, hạn chế dòng vận động của dòng hàng hóa trên thị trường thế giới.
  • Những nước phát triển sẽ có lợi hơn so với các nước chậm phát triển trong việc áp dụng những quy định này.

Trợ cấp xuất khẩu

[sửa | sửa mã nguồn]

Chính phủ có thể áp dụng các biện pháp trợ cấp trực tiếp hoặc cho vay với lãi suất thấp với các nhà xuất khẩu trong nước.

Tín dụng xuất khẩu

[sửa | sửa mã nguồn]

Là hình thức khuyến khích xuất khẩu bằng cách nhà nước lập các quỹ tín dụng xuất khẩu hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng thương mại đảm bảo gánh chịu rủi ro nhằm tăng cường tín dụng cho hoạt động xuất khẩu.

  • Tín dụng xuất khẩu thường được áp dụng cho các nước phát triển.
  • Áp dụng chủ yếu cho các nhóm hàng thiết bị, máy móc, dây chuyền,...

Chống bán phá giá

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo hiệp định về chống bán phá giá của WTO: Một sản phẩm bị coi là bán phá giá nếu giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông thường được bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu.

Phá giá tiền tệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Phá giá tiền tệ (hay phá giá ngoại tệ) là hình thức biến tướng của phá giá.

Một số biện pháp khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Xu hướng chủ yếu chi phối đến chính sách thương mại quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan