Chú âm phù hiệu

Chú Âm Phù Hiệu Quan Thoại
Chú âm của từ 百科全書 (Bǎikē quánshū - Bách khoa Toàn thư)
Thể loại
Chữ viết bán âm tiết
Sáng lậpĐộc Âm Thống Nhất Hội
Được giới thiệu bởi Chính phủ Bắc Dương
Thời kỳ
1918 đến 1958 ở Trung Quốc;
1945 đến hiện tại ở Đài Loan
Hướng viếtTrái sang phải, phải sang trái Sửa đổi tại Wikidata
Hệ chữ viết liên quan
Nguồn gốc
Giáp cốt văn
Hậu duệ
Đài ngữ phương âm phù hiệu
Anh em
Chữ Hán giản thể, Kanji, Hanja, Chữ Nôm, Chữ Khiết Đan
ISO 15924
ISO 15924Bopo, 285 Sửa đổi tại Wikidata
Unicode
Bài viết này chứa các biểu tượng ngữ âm IPA trong Unicode. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để có hướng dẫn thêm về các ký hiệu IPA, hãy xem Trợ giúp:IPA.
Chú Âm Phù Hiệu Quan Thoại
Phồn thể注音符號
Giản thể注音符号
4 chữ cái đầu của chú âm ㄅㄆㄇㄈ (Bopomofo)
Bút thuận của chú âm (đỏ→lục→lam) và bính âm tương ứng

Chú âm phù hiệu (tiếng Trung: 注音符號; bính âm: zhùyīn fúhào; Việt bính: zyu³ jam¹ fu⁴ hou²; Chú âm phù hiệu: ㄓㄨˋ ㄧㄣ ㄈㄨˊ ㄏㄠˋ) hay chú âm, cũng được gọi là Bopomofo ở phương Tây là một loại chữ viết dùng để ký hiệu cách phát âm các chữ Hán trong tiếng Quan Thoại. Bảng chữ cái chú âm gồm có 37 ký tự và 4 dấu thanh và có thể ký hiệu được toàn bộ các âm Quan Thoại của chữ Hán. Chú âm phù hiệu từng được phổ biến rộng rãi ở Trung Quốc đại lục bởi Chính phủ Bắc Dương vào những năm 1910 và được dùng song song với hệ thống phiên âm chữ Hán Wade-Giles. Sau đó hệ thống Wade-Giles được thay thế vào năm 1958 bằng hệ thống Bính âm Hán ngữ bởi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa[1] và tại Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế vào năm 1982.[2] Mặc dù Đài Loan đã chính thức không sử dụng hệ thống Wade-Giles từ năm 2009, chú âm phù hiệu vẫn được sử dụng chính thức và rộng rãi tại đây trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dụcđánh máy.

Chú âm phù hiệu có thể coi như là một bảng chữ cái tượng thanh do chính người Trung Quốc tạo ra để biểu âm cho tiếng Quan Thoại khi mà Hán tự là chữ tượng hình biểu ý. Do vậy nó có phần nào đó giống như kana của tiếng Nhật khi cùng là ký tự biểu âm và xuất phát từ Hán tự mà ra.

Tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên gọi chính thức cũ của hệ thống chú âm phù hiệu là Quốc âm tự mẫu (國音字母) và Chú âm tự mẫu (注音字母)[3]. Đến năm 1930 thì được đổi tên thành Chú âm phù hiệu như hiện nay và sớm được Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sử dụng trong việc giáo dục tiểu học.

Tên gọi Bopomofo ở phương Tây lấy từ âm đọc của 4 ký hiệu đầu tiên làㄅㄆㄇㄈ - bpmf.

Ký tự chú âm

[sửa | sửa mã nguồn]
Chú âm phù hiệu
Bính âm b p m f d t n l g k h j q x zh ch sh r z c s
IPA p m f t n l k x tɕʰ ɕ tʂʰ ʂ ɻ ts tsʰ s

Nguyên âm

[sửa | sửa mã nguồn]
Chú âm phù hiệu
Bính âm i u ü a o e ie ai ei ao ou an en n ang eng ng er r
IPA i u y a o ɤ ɛ ai ɛi ɑu ou an ɛn ən n ɑŋ əŋ ŋ ɚ r
  • trong cách viết ngang sẽ viết là "─", còn nếu viết dọc thì sẽ viết là "│".
  • được phát âm là ɛn nếu đứng sau .
  • được phát âm là n nếu đứng sau .
  • được phát âm là ŋ nếu đứng sau một nguyên âm.
  • có thể được sử dụng trong Nhi hóa.

Thanh điệu

[sửa | sửa mã nguồn]
Thanh Âm bình Dương bình Thượng thanh Khứ thanh Khinh thanh
Chú âm
phù hiệu
ˊ ˇ ˋ ˙

Ngoại lệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Bán nguyên âm

Chú âm
phù hiệu
ㄩㄥ ㄨㄥ ㄧㄥ ㄧㄣ ㄧㄝ ㄩㄝ
Bính âm iong ong ing in ie üe

Nguồn gốc ký tự

[sửa | sửa mã nguồn]
Chú âm phù hiệu ở định dạng Thông thường, Viết tay Thông thường & Chữ thảo

Các ký tự chú âm phù hiệu được đơn giản hóa từ dạng chính thể của các chữ Hán cổ mà cách đọc hiện đại của chữ đó có chứa ký tự mà chữ đó đại diện.

Nguồn gốc ký tự chú âm phù hiệu
Phụ âm (thanh mẫu)
Ký tư chú âm phù hiệu Nguồn gốc[4] IPA Pinyin WG Ví dụ
Từ chữ , dạng cổ và dạng bộ thủ của chữ Bao bāo (Bao gói) p b p bāo

ㄅㄠ

Từ chữ , biến thể của chữ Phộc pū (Đánh khẽ) p

ㄆㄨ

Từ chữ dạng cổ của bộ Mịch mì (trùm lên) m m m

ㄇㄧˊ

Từ bộ Phương fāng (Cái hộp) f f f 匪 fěi

ㄈㄟˇ

Từ chữ 𠚣, dạng cổ của chữ Đao dāo (Con dao). So với dạng chữ triện . t d t

ㄉㄧˋ

Từ chữ 𠫓 , đảo ngược của chữ Tử và là dạng cổ của chữ Đột tū (Đột ngột) ( trong kiểu chữ triện)[5][6] t

ㄊㄧˊ

Từ chữ /𠄎, dạng cổ của chữ Nãi nǎi n n n

ㄋㄧˇ

Từ chữ 𠠲, dạng cổ của chữ Lực lì (sức lực) l l l

ㄌㄧˋ

Dạng cũ của chữ Quái guì/kuài (lạch nước) k g k gào

ㄍㄠˋ

Chữ Khảo kǎo (thở) k kǎo

ㄎㄠˇ

Chữ Hán hǎn (sườn núi) x h h hǎo

ㄏㄠˇ

Chữ Cưu jiū (dây leo bò lan) j ch jiào

ㄐㄧㄠˋ

Dạng cổ của chữ 𡿨 quǎn cấu tạo lên cữ Xuyên chuān (Dòng nước) (dạng hiện đại ) tɕʰ q chʻ qiǎo

ㄑㄧㄠˇ

Từ chữ , dạng cổ của chữ Hạ x. ɕ x hs xiǎo

ㄒㄧㄠˇ

Từ chữ /𡳿, dạng cổ của chữ Chi zhī. ʈʂ zhi, zh- ch zhī

; zhǔ ㄓㄨˇ

Tủ bộ Xích chì ʈʂʰ chi, ch- chʻ chī

; chū ㄔㄨ

Từ chữ 𡰣, dạng cổ của chữ Thi shī (thi thể) ʂ shi, sh- sh shì

ㄕˋ; shù ㄕㄨˋ

Đơn giản hóa dạng chữ triện của chữ Nhật form of (mặt trời) ɻ~ʐ ri, r- j

ㄖˋ; ㄖㄨˋ

Dạng chữ cổ và dạng bộ thủ của chữ Tiết jié, phương ngôn cũng đọc là zié ([tsjě]; ts zi, z- ts

ㄗˋ; zài ㄗㄞˋ

Từ chữ 𠀁, dạng cổ của chữ , phương ngôn cũng đọc là ciī ([tsʰí]; tsʻi¹ trong phiên âm Wade–Giles). So với dạng chữ thảo và chữ triện . tsʰ ci, c- tsʻ

ㄘˊ; cái ㄘㄞˊ

Dạng chữ cổ của chữ Tư , Hiện nay là chữ . s si, s- s

ㄙˋ; sāi ㄙㄞ

Nguyên âm và vận mẫu
Chú âm phù hiệu Nguồn gốc IPA Pinyin WG Ví dụ
Từ chữ Á yā a a a

ㄉㄚˋ

Dạng cổ của chữ 𠀀 , đảo ngược của chữ kǎo o o o duō

ㄉㄨㄛ

Lấy phần âm (allophone) của chữ, o ɤ e o/ê

ㄉㄜˊ

Từ chữ Dã (cũng). so với dạng chữ thời Chiến Quốc e -ie/ê eh diē

ㄉㄧㄝ

Từ chữ 𠀅 hài, dạng cổ của chữ . ai ai ai shài

ㄕㄞˋ

Từ chữ , một dạng cũ của chữ Dịch (Di chuyển) ei ei ei shéi

ㄕㄟˊ

Từ chữ yāo au ao ao shǎo

ㄕㄠˇ

Từ chữ yòu ou ou ou shōu

ㄕㄡ

Từ chữ 𢎘 hàn, là phần biểu âm trong chữ fàn an an an shān

ㄕㄢ

Từ chữ 𠃉, dạng dị thể cổ của chữ cũng có nguồn nói đó là chữ [7] ( ǐn [8]) ən en ên shēn

ㄕㄣ

Từ chữ wāng ang ang shàng

ㄕㄤˋ

Từ chữ 𠃋, dạng cổ của chữ gōng[9] əŋ eng êng shēng

ㄕㄥ

Từ chữ , phần chân chữ Nhi ér được sử dụng trong kiểu chữ thảo và chữ giản thể er êrh ér

ㄦˊ

Từ chữ Nhất (một) i yi, -i i

ㄧˇ; ㄋㄧˋ

Từ chữ , là dạng cổ của chữ Ngũ (five). dạng dị thể 𠄡. u w, wu, -u u/w

ㄋㄨˇ; wǒ ㄨㄛˇ

Từ bộ Khảm y yu, -ü ü/yü

ㄩˇ; ㄋㄩˇ

Từ chữ , được thêm vào các phụ âm (thanh mẫu) ㄓ,ㄔ,ㄕ,ㄖ,ㄗ,ㄘ,ㄙ, để đọc gọi tên các phụ âm này.[10] ɻ̩~ʐ̩, ɹ̩~ -i ih/ŭ

; zhī ; ㄙˇ

Cách viết

[sửa | sửa mã nguồn]

Thứ tự nét

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú âm phù hiệu được viết theo quy tắc bút thuận như là chữ Hán. Tuy nhiên chữ được viết bằng 3 nét thay vì 4 nét như chữ Nhật (tiếng Trung: ; bính âm: ). Chữ có thể viết thẳng () hoặc ngang (). Theo truyền thống sẽ viết nét ngang khi dòng chữ dọc và nét sổ dọc khi trình bày dòng chữ ngang. Năm 2008, bộ giáo dục Đài Loan quyết định dạng cơ bản là dạng nằm ngang nhưng viết dọc cũng chấp nhận được.[11] Dưới đây là thứ tự các nét của các ký tự chú âm phù hiệu.

Dấu thanh điệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Dấu thanh điệu trong chú âm phù hiệu tương tự pinyin nhưng với chú âm phù hiệu, thanh số 1 có khi được lược bỏ [12][13] và dấu chấm trên thể hiện cho thanh số 5. Trái lại trong pinyin, thanh số 5 thường được thể hiện bằng cách lược bỏ dấu thanh điệu.

Thanh Chú âm phù hiệu Pinyin
Dấu thanh điệu Tên Unicode Dấu thanh điệu Tên Unicode
1 ˉ Modifier Letter Macron (Gạch ngang trên đầu ký tự)

(thường được lược bỏ)[12][13]

◌̄ Combining Macron (Gạch ngang gắn với ký tự)
2 ˊ Modifier Letter Acute Accent (Dấu gạch chéo lên) ◌́ Combining Acute Accent (Dấu gạch chéo lên gắn với ký tự)
3 ˇ Caron (Dấu tích) ◌̌ Combining Caron (Dấu tích gắn với ký tự)
4 ˋ Modifier Letter Grave Accent (Dấu gạch chéo xuống) ◌̀ Combining Grave Accent (Dấu gạch chéo xuống gắn với ký tự)
5 ˙ Dot Above[14] (Dấu chấm trên) · Middle Dot (Dấu chấm giữa)

(thường được lược bỏ)[15]

Vị trí chú âm so với chữ Hán

[sửa | sửa mã nguồn]

Không giống như bính âm, Chú âm phù hiệu phù hợp với các ký tự tiếng Trung in theo chiều dọc.

Khi được sử dụng cùng với các ký tự tiếng Trung, chú âm phù hiệu thường được đặt ở bên phải của ký tự tiếng Trung theo chiều dọc trong cả bản in dọc[16][17] và bản in ngang[18] hoặc ở trên cùng của ký tự tiếng Trung trong bản in ngang như ví dụ dưới đây.



ㄥˊ
˙
,


ㄥˊ
˙
hoặc
ㄆㄧㄥˊ ˙ㄗ

Âm tiết được er hóa thường được chú âm thêm ký tự . Dấu thanh điệu được chú âm cùng với chú âm của chính chữ Hán chứ không phải chú âm cho chữ (Ví dụ 歌兒ㄍㄜㄦ gēr, 哪兒ㄋㄚˇㄦ nǎr; 點兒ㄉㄧㄢˇㄦ yīdiǎnr; ㄏㄠˇ玩兒ㄨㄢˊㄦ hǎowánr).[19]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Pinyin celebrates 50th birthday”. Xinhua News Agency. 11 tháng 2 năm 2008. Truy cập 20 tháng 9 năm 2008.
  2. ^ “ISO 7098:1982 – Documentation – Romanization of Chinese”. Truy cập 1 tháng 3 năm 2009.
  3. ^ The Republic of China government, Government Information Office. “Taiwan Yearbook 2006: The People & Languages”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2016.|Also available at
  4. ^ 國音學 (8th Edition). (2008). Pages 27-30. Taiwan: 國立臺灣師範大學. 國音敎材編輯委員會.
  5. ^ Wenlin dictionary, entry 𠫓.
  6. ^ KangXi: page 164, character 1http://www.kangxizidian.com/kangxi/0164.gif
  7. ^ Wenlin dictionary, entry 𠃉.
  8. ^ “Unihan data for U+4E5A”.
  9. ^ Wenlin dictionary, entry 𠃋.
  10. ^ Michael Everson, H. W. Ho, Andrew West, "Proposal to encode one Bopomofo character in the UCS Lưu trữ 2021-01-26 tại Wayback Machine", SC2 WG2 N3179.
  11. ^ Unicode document L2/14-189
  12. ^ a b Department of Lifelong Education, Ministry of Education 教育部終身教育司 biên tập (tháng 1 năm 2017). 國語注音手冊 (bằng tiếng Trung). Ministry of Education; Digital version: Wanderer Digital Publishing Inc. 汪達數位出版股份有限公司. tr. 2, 7. ISBN 978-986-051-481-0. 韻符「ㄭ」,陰平調號「¯」,注音時省略不標{...}陰平 以一短橫代表高平之聲調,注音時可省略不標。標注在字音最後一個符號右上角。
  13. ^ a b Department of Lifelong Education, Ministry of Education 教育部終身教育司 biên tập (tháng 1 năm 2017). The Manual of the Phonetic Symbols of Mandarin Chinese (bằng tiếng Anh và Trung). Ministry of Education; Digital version: Wanderer Digital Publishing Inc. 汪達數位出版股份有限公司. tr. 2, 7. ISBN 978-986-051-869-6. the rhyme symbol, "ㄭ", and the mark of Yin-ping tone, "¯", could be left out on Bopomofo notes.{...}This high and level tone is noted as a short dash mark and could be left out in Bopomofo note. If it is noted, it should be put on the upper right corner of the last Bopomofo note.
  14. ^ “A study of neutral-tone syllables in Taiwan Mandarin” (PDF). tr. 3.
  15. ^ The middle dot may optionally precede light-tone syllables only in reference books (辞书), see section 7.3 Lưu trữ 2016-02-17 tại Wayback Machine of the PRC national standard GB/T 16159-2012 Basic rules of the Chinese phonetic alphabet orthography.
  16. ^ “Bopomofo Extended Name”. 12 tháng 12 năm 2011.
  17. ^ “Zhuyin and Hanzi location”. 22 tháng 12 năm 2009.
  18. ^ “Bopomofo on Taiwanese street - with English - Nov 2016 2”. 3 tháng 8 năm 2016.
  19. ^ “The Zhuyin Alphabet 注音字母 Transcription System (Bo-po-mo-fo) (www.chinaknowledge.de)”. www.chinaknowledge.de.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Làm thế nào để hiểu thấu tâm lý người khác
Làm thế nào để hiểu thấu tâm lý người khác
Những câu truyện nhỏ này sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong nắm bắt tâm lý người khác
Tổng quan về vị trí Event Planner trong một sự kiện
Tổng quan về vị trí Event Planner trong một sự kiện
Event Planner là một vị trí không thể thiếu để một sự kiện có thể được tổ chức suôn sẻ và diễn ra thành công
Trạng thái tốt nhất của một sinh viên đại học là gì?
Trạng thái tốt nhất của một sinh viên đại học là gì?
Ai cũng có một thời sinh viên thật đẹp và những điều gì sẽ làm trạng thái của bạn trở lên hoàn hảo
Download Princess Connect! Re:Dive Vietsub
Download Princess Connect! Re:Dive Vietsub
Chuyển thể từ game đi động cùng tên là câu chuyện về một anh chàng tỉnh dậy ở thế giới phép thuật không có ký ức gì và Cuộc phiêu lưu của chàng trai ấy và các nữ pháp sư xinh đẹp bắt đầu